Truyện thiếu nhi – dòng chảy chủ đạo trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 40 - 44)

ong thiếu nhi. Bằng một trái tim đồng cảm và chân thành, Nguyễn Nhật Ánh đã chạm được tới trái tim của tuổi thơ.

1.2.2. Truyện thiếu nhi – dòng chảy chủ đạo trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh Nhật Ánh

Dáng người tầm thước với một khuôn mặt bầu bĩnh. Một đơi mắt hiền từ với

ánh nhìn hóm hỉnh, thông minh. Cái miệng như lúc nào cũng chỉ chực cười. Những cảm nhận ấy có lẽ là những ấn tượng đầu tiên rất dễ thấy khi chỉ cần nhìn vào bức chân dung của Nguyễn Nhật Ánh mà chưa cần trực tiếp gặp mặt. Nhìn Nguyễn Nhật Ánh với thần thái tốt lên từ khn mặt ấy khiến người đối diện có cảm giác như gặp một cậu bé trong hình hài của một người lớn. Cái chất thiếu nhi, chất trẻ trung và nghịch ngợm trong con người Nguyễn Nhật Ánh liệu có phải là nguyên nhân khiến nhà văn lựa chọn thiếu nhi làm đối tượng chính trong sáng tác của mình?

Thuộc vào thế hệ sinh ra và lớn lên trong chiến tranh và lớp nhà văn trưởng thành sau 1975, Nguyễn Nhật Ánh sớm tìm cho mình một hướng đi riêng. Tác phẩm văn xuôi đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh là một tác phẩm viết cho thiếu nhi mang tên Trước vòng chung kết (1985) và đã nhanh chóng gây được ấn tượng với

độc giả. Có phải ngay từ những ngày đầu sáng tác này Nguyễn Nhật Ánh đã ý thức được đối tượng trong các tác phẩm của mình chính là các em thiếu nhi? Có lẽ đó chưa hẳn là một sự lựa chọn rõ ràng nhưng có thể đó là một “điềm báo”. Và sau

nhiều lần khám phá và thử nghiệm ở những lĩnh vực khác nhau, Nguyễn Nhật Ánh nhận ra cái tạng của mình hợp với thiếu nhi hơn cả. Người xưa vẫn thường nói “trơng mặt mà bắt hình dong”. Với Nguyễn Nhật Ánh, “trơng mặt” khơng chỉ bắt “hình dong” mà “trơng mặt” cịn bắt cả “hồn văn” nữa. Hình như “tinh thần thiếu

nhi” sẵn có trong tâm hồn, trong huyết quản đã làm “trẻ thơ hóa” gương mặt nhà

văn. Nguyễn Nhật Ánh đến với văn học thiếu nhi có lẽ khơng bằng một sự lựa chọn mà có điều gì đó như một cái duyên, cũng từ đó, nhà văn gắn bó với truyện thiếu

nhi bằng sự thủy chung như nhất. Và cũng lại như một cái duyên khi những công việc khác mà Nguyễn Nhật Ánh đã từng thực hiện hoặc liên quan đến thiếu nhi hoặc

giúp nhà văn tiếp xúc và hiểu hơn về các em: giáo viên trường tiểu học, làm cơng tác đồn thanh niên, trong vai anh Bồ Câu giải đáp tâm tình tuổi thanh thiếu niên.

Nếu theo quan điểm của nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình văn học trẻ em thì gần như tồn bộ các truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều là truyện

thiếu nhi. Trong hệ thống các tác phẩm ấy có thể phân loai thành các nhóm nhỏ hơn nữa là các truyện viết cho tuổi cấp 3 và nhóm truyện viết cho tuổi cấp 2 trở xuống.

Như đã nói ở trên, sự phân loại này chỉ mang tính tương đối và dựa chủ yếu vào lứa

tuổi của các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Nguyễn Nhật Ánh lại tự phân loại tác phẩm của mình thành truyện viết bằng tưởng tượng và truyện viết từ kỷ niệm, trong đó truyện từ kỉ niệm chiếm phần đa số [24]. Với bốn tác phẩm

được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu của luận văn là Kính vạn hoa, Chuyện xứ

Lang Biang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi là Bêtô, chúng tôi không phân

loại một cách cụ thể như trên, tuy nhiên cả bốn truyện này đều được chúng tơi xếp vào nhóm truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh. Đọc lướt qua thì điều

này có vẻ chưa hợp lý khi chính Nguyễn Nhật Ánh đã viết như một lời đề từ cho tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Cũng như vậy, tác phẩm Tơi là Bêtơ có nhân vật chính là một chú chó, và nó có vẻ như chẳng liên quan gì đến thiếu nhi cả. Tuy nhiên, nếu đọc kĩ vào tác phẩm thì có thể thấy rằng trẻ em hồn tồn vẫn có thể

thưởng thức Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ như một tác phẩm viết cho lứa tuổi mình và dù có nhân vật chính là một chú chó thì Tơi là Bêtơ vẫn hồn tồn xứng

đáng là một tác phẩm văn học thiếu nhi.

Như đã trình bày ở phần trên, chúng ta có cả một lực lượng rất hùng hậu các

nay. Có những tác giả được gọi là nhà văn, nhà thơ của thiếu nhi như Võ Quảng, Phạm Hổ, Xuân Quỳnh, Định Hải, v.v. Có tác giả được mệnh danh là “nhà văn của phụ nữ và trẻ em” như Nguyên Hồng. Có hiện tượng “một tác phẩm” như Đất rừng

phương Nam của Đoàn giỏi, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán nhưng các tác giả

này vẫn được xếp vào số tác giả sáng tác văn học thiếu nhi. Có nhiều tác giả mặc dù khơng sáng tác chun biệt về văn học thiếu nhi nhưng lại đóng góp rất nhiều tác phẩm giá trị như Tơ Hồi, Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân, v.v. Nhưng đánh giá và nhìn nhận một cách cơng bằng, trong số lực lượng các tác giả sáng tác văn học thiếu nhi

ấy, Nguyễn Nhật Ánh có một gia tài đồ sộ hơn cả. Ơng thực sự là một người chuyên

sáng tác cho thiếu nhi.

Tâm huyết với đề tài và đối tượng thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh cũng đã có

được nhiều niềm vui, nhiều vinh dự với chính những sáng tác của mình. Năm 1990,

truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí

Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà

văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn Thành phố

Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội nhà Văn Thành phố Hồ Chí

Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995). Năm

1998 ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội nhà văn

Việt Nam trao tặng thưởng. Năm 2008, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ được báo

Người Lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất, cùng năm đó, tác phẩm Tơi là Bêtơ cũng đạt giải thưởng văn học Thành phố Hồ Chí Minh.

Cái danh hiệu Nguyễn Nhật Ánh – nhà văn của thiếu nhi không chỉ được giới chuyên môn thừa nhận, mà quan trọng hơn, Nguyễn Nhật Ánh được chính các độc giả nhỏ tuổi coi là nhà văn của mình. Những người lớn cũng ln tìm được một cảm giác thích thú, một tâm trạng nhẹ nhàng thoải mái và những bài học sâu sắc, bổ ích

khi đọc tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh và thầm cảm ơn ơng bởi những món q

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 40 - 44)