Đến bài học cho người lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 91 - 95)

Có một điều thú vị trong các truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh là những câu chuyện ấy không chỉ giành cho trẻ em mà cịn là món q rất quý giá giành cho

người lớn, đặc biệt là những ai quan tâm, yêu quý, gần gũi và gắn bó với thiếu nhi.

Từ góc độ của một người cha, qua các tác phẩm của mình, Nguyễn Nhật Ánh muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh về cách nuôi dạy con cái. Tâm sự và những

việc làm của Cu Mùi có lẽ sẽ làm các bậc phụ huynh phải giật mình, khơng phải để “cảnh giác” với con cái mình mà để nhìn lại mình và hiểu các con hơn. Đúng là vì quá lo lắng cho con cái mà nhiều khi các ông bố bà mẹ không tránh khỏi việc bắt trẻ con phải suy nghĩ theo kiểu của người lớn. Món mì gói với người lớn có thể khơng tốt nhưng với bọn trẻ lại là món khối khẩu. Cái áo màu xanh trong mắt một người mẹ là đẹp nhưng con gái bà lại thích cái áo màu vàng hơn. Giấc ngủ trưa với người lớn là một điều quý giá nhưng với trẻ con lại như một cực hình,v.v. (Cho tơi xin

một vé đi tuổi thơ). Từ sự khác biệt về lứa tuổi, về kinh nghiệm sống và trình độ

nhận thức dẫn đến sự “lệch pha” trong tư tưởng, tình cảm cũng như hành động giữa trẻ con và người lớn là một điều hiển nhiên và rõ ràng. Nhưng hình như người lớn

thường quên mất điều này, hoặc người lớn tự cho mình những quyền lực tối cao

trong việc ứng xử với trẻ em nên đã cố tình qn đi điều đó. Bằng giọng văn hài hước, hóm hỉnh, Nguyễn Nhật Ánh đã kín đáo nhắc nhở các bậc phụ huynh về cách quan tâm đến con cái, đồng thời gợi ý cho họ những cách thức hiệu quả hơn. Thay

vì quát tháo và dọa nạt con cái như ông K’Tul quát thằng K’Tub trong mỗi bữa ăn (Chuyện xứ Lang Biang) hay cách ba Cu Mùi đối xử với Cu Mùi mỗi lần bị điểm kém (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ) thì các bậc cha mẹ nên trị chuyện với con nhiều hơn, cố gắng hiểu tâm lý của bọn trẻ để có thể làm bạn với chúng. Trẻ con sẽ tâm sự và chia sẻ với người lớn khi chúng thật sự cảm thấy thoải mái và tin tưởng

vào người đó. Có lẽ rất nhiều bậc phụ huynh hiểu rõ lí lẽ này, nhưng khơng phải ai

cũng có thể thực hành được điều đó. Người lớn nào cũng đã từng qua thời kỳ trẻ con nhưng để hiểu trẻ con không phải là một điều dễ dàng. Muốn gần gũi với thiếu nhi và thâm nhập được vào thế giới của các em, trước hết người lớn phải học cách

làm bạn với các em, phải được các em thừa nhận như một thành viên trong thế giới của chúng. Trẻ em hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng rất nhạy cảm, thông minh. Trái tim con trẻ thường cảm nhận rất chính xác tình cảm mà người khác dành cho chúng. Người lớn dù khéo léo đến đâu cũng khó có thể che đậy được sự giả tạo của mình khi đứng trước một đứa trẻ. Sự tinh nhạy như một bản năng ấy đã được những chú cún trong Tôi là Bêtô phát biểu như một triết lí: “Nếu giỏi ngụy trang, kẻ ác có thể nở nụ cười từ bi và thốt lên những lời ngon ngọt như vớt ra từ một hũ đường.

Nhưng hắn ta vẫn không che giấu được cái mùi ác”. Vì vậy để có thể hòa nhập vào

thế giới của các em, khơng có con đường nào khác ngoài con đường của một trái

tim chân thành. Sự giả tạo trong ứng xử với trẻ em không chỉ gây phản ứng ngược lại mà còn rất nguy hại đến việc hình thành nhân cách cho các em sau này. Để giáo dục thiếu nhi, có lẽ người lớn cần có một tâm của hồn trẻ thơ và trí tuệ của một

người từng trải.

Để tạo được sự gần gũi và tin tưởng của con cái, không phải lúc nào cũng

cần ngồi cạnh con hay nói chuyện nhẹ nhàng với con. Sự quan tâm đến con cái cũng không phải là cung cấp cho con mọi điều kiện về vật chất, áp đặt con và thiếu sự đối xử công bằng giữa các con như cách quan tâm của bố mẹ Văn Châu (Người bạn lạ

lùng – Kính vạn hoa). Đơi khi sự thân mật và cởi mở giữa cha mẹ và con cái, sự

quan tâm có khi lại được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ nhặt như cùng nhau chia sẻ một sở thích cá nhân, như niềm say mê đọc sách của nhỏ Hạnh và người cha nhà báo của mình (Kính vạn hoa), hay niềm say mê bóng đá của chị Ni và ba chị Ni (Tôi là Bêtô). Sở dĩ nhỏ Hạnh không ngần ngại chia sẻ với ba nhiều tâm sự vì ơng ln có những cách thích hợp để giúp đỡ con gái. Ba Hạnh khơng ngần ngại cùng con gái thức đêm và đưa con đi “theo dõi” Quý rịm để tìm hiểu ngun nhân của tật ngủ ngày đang trở thành vấn nạn trong lớp. Ông cũng sẵn sàng bỏ thời gian để đưa con và các bạn của con đến thăm võ sư Kim Liên, giúp các bạn nhỏ tìm hiểu về nghề diễn viên đóng thế. Đối với những lỗi lầm của con cái, cha mẹ cần nghiêm khắc nhưng nhiều khi cũng phải hết sức tế nhị, tùy thuộc vào tính cách những đứa con của mình. Biết Tùng hành hạ chú chó Tai To bằng nhiều trị nghịch ngợm khác

nhau nhưng ba nhỏ Hạnh không phạt Tùng, ông hiểu rằng trong trường hợp này,

cách dạy con tốt nhất khơng phải là ngồi phân tích, giảng giải cho Tùng hiểu vấn đề mà cần phải làm cho cậu bé biết cách yêu thương loài vật, khi chưa làm được điều

đó, ơng dứt khốt khơng để con Tai To ở lại nhà (Xin lỗi mày Tai To – Kính vạn

hoa). Khi cơ bé Ni đi chơi về khuya mà không xin phép bố mẹ, dù rất đau lòng nhưng người mẹ vẫn phải cầm roi đánh con, để rồi sau đó vẫn ngày ngày chăm sóc

cho con từ bữa ăn sáng trở đi, hay người cha cố tình giấu tất cả các tờ báo nói về thất bại của đội bóng mà cơ con gái u thích để con gái khơng phải tiếp tục rơi

nước mắt (Tôi là Bêtô).

Bằng những câu chuyện giản dị với những chi tiết nhỏ nhặt và rất đỗi bình

thường, Nguyễn Nhật Ánh muốn nhắn nhủ các bậc phụ huynh cũng như những người lớn rằng để giáo dục trẻ em, người lớn và cha mẹ không chỉ cần hiểu tâm tính, đặc điểm lứa tuổi và sẻ chia với trẻ em và sẵn sàng làm một người bạn của các

em mà còn cần phải làm gương cho các em nữa. Cái cách ba mẹ Hạnh dạy con cái

và đối xử với mọi người trong gia đình, ứng xử với hàng xóm láng giềng và bạn bè

của con, cách ba mẹ Ni đối xử với những người họ hàng trong dịp tết, ba Quý rịm tơn trọng sự lựa chọn riêng của người em trai, cách bố Tiểu Long dạy các con, cách dì Năm Sang đối xử với người con chồng và các cháu của chồng, v.v. tất cả đều là những bài học rất gần gũi đối với các bậc phụ huynh hay những người chuẩn bị trở thành phụ huynh.

Yêu thương con trẻ bằng cả tấm lòng, hiểu, sẻ chia, dìu dắt, định hướng cho

các em trong cuộc sống, những điều đó sẽ phát huy tác dụng khi giáo dục trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, cần được chăm sóc, cần được dạy dỗ bằng những

phương pháp phù hợp và còn một điều nữa mà Nguyễn Nhật Ánh muốn nói với các độc giả lớn tuổi: trẻ em cũng cần phải được tôn trọng, đồng thời hãy ln nhìn trẻ

em bằng đơi mắt và tấm lòng bao dung, độ lượng. Cách người lớn đối xử với trẻ

nhỏ cũng sẽ là một tấm gương, một yếu tố tác động đến nhân cách, đến cách ứng xử của các em sau này. Nguyễn Nhật Ánh không chỉ hiểu và yêu quý trẻ thơ, điều tạo nên thành công trong nhiều tác phẩm của ơng chính là việc ơng đã nhìn trẻ thơ bằng

tấm lịng đầu nhân ái và sự tơn trọng thật sự. Các tác phẩm truyện của Nguyễn Nhật Ánh có lẽ cũng có vai trị và phát huy tác dụng với các bậc phụ huynh khơng khác gì cuốn sách Những tấm lòng cao cả của Edmondo de Amicis.

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 91 - 95)