Vài nét về văn học thiếu nhi Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 25 - 33)

Nếu như những cơng trình trực tiếp nghiên cứu về tác giả Nguyễn Nhật Ánh chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay thì những cơng trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam lại tương đối phong phú. Ngoài những nhà nghiên cứu dành một phần quan tâm của mình cho văn học thiếu nhi phải kể đến những tác giả cả cuộc đời nghiên cứu văn học thiếu nhi như tác giả Vũ Ngọc Bình, Văn Hồng, Lã Thị Bắc Lý,

Lê Phương Liên, Vân Thanh. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn học thiếu

nhi như: Phác thảo văn học thiếu nhi Việt Nam; Văn học thiếu nhi Việt Nam nghiên cứu, lí luận, phê bình, tiểu luận; Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975….,

trong đó cơng trình mang tính khái qt về văn học thiếu nhi Việt Nam là quyển

Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam do hai tác giả Vân Thanh và Nguyên

An biên soạn. Với những công trình này các tác giả đã dựng nên bức tranh khái quát về diện mạo văn học thiếu nhi Việt Nam và những quá trình phát triển từ trước năm

1945 đến nay. Cùng với Giáo trình văn học trẻ em của Lã Thị Bắc Lý, các tài liệu

này là những tài liệu chính làm cơ sở để chúng tơi trình bày luận điểm về văn học thiếu nhi Việt Nam trong luận văn của mình. Để có một cái nhìn tồn diện và đầy đủ về nền văn học thiếu nhi Việt Nam từ trước cho đến nay địi hỏi phải có một q

trình lao động miệt mài và công phu của một tập thể những người nghiên cứu để vừa thu thập, vừa phân tích tư liệu về văn học thiếu nhi trong cả nước. Do đó,

những vấn đề về văn học thiếu nhi Việt Nam được chúng tơi trình bày sau đây chỉ

mang tính chất hết sức sơ lược, có những luận điểm chỉ là sự ghi lại những điều tham khảo được của các nhà nghiên cứu tiền bối để nhằm tạo dựng một nền cơ sở lý luận hết sức khái quát cho đề tài.

1. Văn học thiếu nhi Việt Nam có từ bao giờ? Phải chăng từ khi có sự xuất hiện của văn học Việt Nam mà khởi đầu là văn học dân gian thì cũng là lúc văn học

thiếu nhi Việt Nam hình thành? Hay văn học thiếu nhi Việt Nam chỉ thực sự hình thành từ sau Cách mạng tháng Tám, ở một xã hội dân chủ mà mọi đối tượng đều

được quan tâm? Từ khi có văn học thiếu nhi liệu chúng ta đã thực sự có một nền văn học thiếu nhi Việt Nam?

Theo ý kiến của một số tác giả đã nhiều năm nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam thì văn học thiếu nhi Việt Nam thật sự đã xuất hiện từ thuở rất xa xưa. Những lời ru bên nôi để dỗ giấc trẻ thơ, những câu chuyện cổ tích với cơ Tấm thảo hiền, chàng Thạch Sanh dũng cảm, truyện về người em tốt bụng cho khế được vàng, truyện về chàng Sọ Dừa hình dạng xấu xí qi dị mà tài năng và tốt bụng, rồi những câu vè hay những câu đồng dao dí dỏm v.v. từ lâu đã trở nên quen thuộc với thiếu nhi Việt Nam mọi thời đại. Đồng thời, các ý kiến nghiên cứu đều thống nhất là chỉ từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, chúng ta mới thực sự có một nền văn học

thiếu nhi Việt Nam phát triển toàn diện, một nền văn học thiếu nhi Việt Nam thật sự

cho tuổi nhỏ Việt Nam [50]. Quả thật, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cho đến nay, nền văn học dân tộc của chúng ta đã có cả một kho tàng các tác phẩm văn học thiếu nhi rất phong phú. Nhưng vì sao phải từ sau năm 1945 chúng ta mới thật sự có một “nền văn học thiếu nhi Việt Nam”? Phải chăng cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ

đại làm đổi thay vận mệnh của cả một dân tộc cũng đã đổi thay vận mệnh của cả

một nền văn học, trong đó có văn học thiếu nhi?

Từ trước đến nay chúng ta đã quen với cách tìm hiểu lịch sử văn học dựa trên những dấu mốc của lịch sử dân tộc. Cách làm này chưa hẳn đã phù hợp vì dù có chịu sự tác động qua lại, nhưng phải thừa nhận rằng tiến trình phát triển của đời sống văn học không phải lúc nào cũng trùng khít với tiến trình phát triển của đời sống xã hội. Tuy nhiên, dấu mốc năm 1945 gắn với cuộc Cách mạng tháng Tám thực sự là mốc son đáng ghi nhận, là một dấu mốc đặc biệt tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Từ đầu thế kỷ XX đến trước năm 1945, cả nước ta dồn tâm dồn sức, dồn người dồn của tập trung cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc. Thiếu nhi dù là đối tượng luôn được cả xã hội quan tâm, dù không muốn nhưng cũng phải sống cùng chiến tranh. Trong hồn cảnh của bom đạn, khói lửa, loạn lạc

và li tán, hoàn cảnh mà con người ngày ngày phải đối diện với sự sống còn ấy thì

việc bảo vệ an tồn cho các em được đặt lên hàng đầu. Cũng vì thế mà việc chăm lo

đời sống tinh thần cho các em tạm thời được coi là nhiệm vụ thứ yếu. Chỉ từ sau

năm 1945, chúng ta mới có điều kiện để quan tâm đến thiếu nhi cả về đời sống vật

chất lẫn tinh thần, trong đó có sách cho thiếu nhi và việc đọc sách của thiếu nhi, để từ đó văn học thiếu nhi cũng phát triển hơn, có sự thay đổi cả về lượng và chất.

2. Các bài viết về lịch sử văn học thiếu nhi Việt Nam của nhiều nhà nghiên cứu chủ yếu đề cập đến giai đoạn từ sau năm 1945. Giáo trình văn học trẻ em của Lã Thị Bắc Lý đã phân kỳ tiến trình phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam thành các thời kỳ và các giai đoạn lớn nhỏ khác nhau: thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, giai đoạn 1945 – 1954, giai đoạn 1955 – 1975, giai đoạn sau năm 1975, thời kỳ đất nước thống nhất và đổi mới [43].

Như đã nói ở trên, có thể lấy sự kiện Cách mạng tháng Tám năm 1945 làm điểm mốc đầu tiên để phân định hai thời kỳ lớn trong văn học thiếu nhi Việt Nam.

Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Trước thế kỷ XX, khi xã hội Việt Nam tồn tại dưới chế độ phong kiến thì văn

học viết Việt Nam chưa có sáng tác cho thiếu nhi. Văn học thiếu nhi Việt Nam giai

đoạn này có lẽ chỉ là sự đóng góp của các tác phẩm văn học dân gian.

Từ nửa cuối thế kỷ XIX sang thế kỷ XX, với sự xuất hiện của chữ quốc ngữ cùng nhiều yếu tố khác tạo nên quá trình hiện đại hóa văn học thì văn học thiếu nhi Việt Nam mới bắt đầu được chú ý. Về lực lượng sáng tác, từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, nền văn học dân tộc chứng kiến sự xuất hiện của hai nhóm tác giả

theo hai trường phái khác nhau. Trường phái lãng mạn có đại diện là nhóm Tự lực văn đồn và trường phái hiện thực là các nhà văn như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng

Phụng, Nguyễn Cơng Hoan, Nam Cao, v.v. Hai nhóm tác giả này đã có những tác phẩm rất riêng về văn học thiếu nhi. Về đề tài, chủ đề, các tác phẩm nhóm Tự lực

văn đồn như Hoa hồng, Hoa mai, Hoa xuân, Tuổi xanh, v.v. chủ yếu tập trung

phản ánh đời sống thành thị mà chưa đề cập đến cuộc sống khổ cực, khó khăn của

thực như: Bài học quét nhà (1942) của Nam Cao; Đám cưới Chuột, Võ sĩ Bọ ngựa,

Dế mèn phiêu lưu ký (1941) của Tô Hoài, v.v. đã tiếp cận gần gũi hơn với cuộc

sống, đặt ra nhiều vấn đề xã hội (từ truyện loài vật mà nói chuyện con người) và mang lại nhiều bài học bổ ích cho thiếu nhi. Về thể loại, chủ đạo là hai thể loại thơ và truyện (truyện ngắn, truyện dài, truyện đồng thoại).

Văn học thiếu nhi Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám dù chưa tạo thành

phong trào, các tác giả sáng tác cho thiếu nhi chủ yếu là “không chuyên”, số tác phẩm cũng cịn lẻ tẻ nhưng đó là những bước đi khởi đầu, có tính chất tạo nền móng cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam sau này. Đặc biệt những tác phẩm như Dế mèn

phiêu lưu ký của Tơ Hồi đã khẳng định sức sống trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam và được dịch sang nhiều thứ tiếng, được giới thiệu với nhiều nước trên thế

giới.

Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ở thời kỳ này có thể phân chia tiến trình phát triển văn học thiếu nhi Việt Nam thành các giai đoạn nhỏ như: 1945 – 1954, 1954 – 1975, 1975 – 1986, từ 1986 đến nay.

Trước hết là các yếu tố tạo điều kiện, tạo môi trường cho sự xuất hiện của

các tác phẩm văn học thiếu nhi như: sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ; sự ra đời của tờ báo Thiếu sinh (tiền thân của báo Thiếu niên Tiền phong) vào tháng 1 năm 1946, một tờ báo dành riêng cho các em và một loạt các tờ báo tiếp sau đó

như tờ Thiếu niên, Tuổi trẻ, Xung phong, Măng non, hay sự ra đời của các sách Kim

Đồng, Hoa kháng chiến v.v. Thiếu nhi cả nước đã có một mơi trường để sinh hoạt

văn hóa nghệ thuật, được tham gia sáng tác, được bày tỏ những tâm tư nguyện vọng

của mình. Hơn thế nữa các em cịn có một nhà xuất bản (NXB) dành riêng cho

mình: NXB Kim Đồng (thành lập ngày 17/6/1957). Từ đây, văn học thiếu nhi Việt Nam thu hút sự quan tâm không chỉ của những người hoạt động trong lĩnh vực văn học mà còn của nhiều ngành, nhiều đối tượng khác trong xã hội. Cùng với sự ra đời của các loại sách báo, tạp chí, NXB phục vụ cho văn học thiếu nhi, việc phát động những phong trào sáng tác cho thiếu nhi cũng là một yếu tố hết sức mạnh mẽ thúc

Về lực lượng sáng tác

Bác Hồ là người đi đầu trong phong trào sáng tác cho thiếu nhi. Trước Cách mạng tháng Tám, cơng việc nhiều khó khăn và bề bộn, Bác vẫn dành thời gian làm

thơ cho các em. Nay tuy đã hịa bình nhưng cơng việc phục hồi đất nước sau chiến

tranh cũng còn ngổn ngang, vậy mà Bác vẫn không quên chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước. Bác thường có thơ ngợi khen những tấm gương thiếu nhi trong chiến đấu, trong lao động và học tập hay thơ tặng thiếu nhi mỗi dịp Tết Trung thu.

Nếu như trước năm 1945, việc sáng tác cho thiếu nhi chỉ tập trung vào một số gương mặt tiêu biểu với những tác phẩm cịn lẻ tẻ, rải rác thì sau năm 1945 đã có hẳn một bộ phận văn học cho trẻ em trong Hội Văn nghệ Việt Nam. Sự kiện này làm cho văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển tập trung và có định hướng hơn. Các

cây bút đã có tác phẩm thành công cho thiếu nhi từ trước Cách mạng tháng Tám tiếp tục phát huy khả năng của mình và mở rộng đối tượng cũng như thể tài, thể loại. Thêm vào đó chúng ta thấy đội ngũ sáng tác ngày càng hùng hậu với những lớp nhà văn mới qua từng giai đoạn. Trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc chúng ta có các gương mặt như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Nguyễn Xn Sanh, Tơ Hồi, Võ Quảng, Phạm Hổ, v.v. Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam chúng ta đón chào thêm nhiều gương mặt mới như Đoàn Giỏi, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Thi, Hà Ân, Vũ Cao, Bùi Hiển, Lê Vân, Dương

Thu Hương, Trần Hoài Dương, Huy Cận, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Trần Đăng Khoa, v.v. Đến năm 1986, Đại hội Đảng VI với tinh thần đổi mới tồn diện đã

“cởi trói” cho nền văn học Việt Nam nói chung và văn học thiếu nhi Việt Nam nói riêng, tạo ra một luồng gió mới khơi dậy và thu hút thêm nhiều tác giả. Các nhà văn

thành cơng trước đó vẫn tiếp tục sáng tác như Nguyễn Quang Sáng, Phùng Quán, Ma Văn Kháng, bên cạnh đó cịn xuất hiện thêm các cây bút trẻ đầy triển vọng như

Nguyễn Thị Như Trang, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Thị Châu Giang, v.v. Những năm đầu thế kỷ XXI, Nguyễn Ngọc Thuần được coi là cây bút trẻ tiêu biểu và xuất hiện khá ấn tượng.

Trong số những tác giả trên, có những tác giả chuyên viết cho thiếu nhi

nhưng đối với nhiều tác giả, các sáng tác cho thiếu nhi chỉ là một phần rất nhỏ trong

sự nghiệp sáng tác của mình. Dù vậy, sự đơng đảo và đa dạng của lực lượng sáng

tác đã chứng tỏ sự quan tâm của các nhà văn đối với văn học thiếu nhi Việt Nam. Nhờ sự tham gia nhiệt tình ấy mà văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển hết sức

phong phú, đa chiều, đa diện. Hầu như mọi vấn đề của đời sống xã hội đã được đề cập đến dưới nhiều góc nhìn khác nhau.

Về đề tài, chủ đề và các tác phẩm tiêu biểu

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì tồn dân ta

lại phải dồn công sức cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, khi dân tộc ta kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội thì

ngay sau đó đế quốc Mỹ đã tiếp tay cho bọn tay sai phản động để nhảy vào miền

Nam Việt Nam. Vậy là miền Bắc vừa hăng say lao động để xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa là hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt trong cuộc chiến đấu chống Mỹ. Hiện thực đất nước với biết bao những biến động lớn lao của lịch sử đã trở thành đề tài lớn trong văn học Việt Nam nói chung và văn học thiếu nhi Việt Nam nói riêng.

Con người Việt Nam nhỏ bé nhưng đã phải gồng mình lên để thực hiện hai

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một trong những nguồn sức mạnh góp phần tạo nên chiến thắng kỳ diệu của dân tộc Việt Nam trong hai cuộc chiến khốc liệt ấy chính là sức mạnh tinh thần được hun đúc lên từ truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm. Ở cái xứ sở mà “đến em thơ cũng trở thành anh hùng”, ở thời đại mà “ra ngõ gặp anh hùng” ấy, văn học thiếu nhi Việt Nam cũng đã góp phần tạo dựng những hình tượng anh hùng nhỏ tuổi khi đi sâu vào

đề tài cách mạng, kháng chiến và đề tài lịch sử. Hình ảnh của chàng trai Trần Quốc

Toản tức giận bóp nát quả cam khi khơng được phép họp bàn việc nước vì cịn q nhỏ tuổi, đã tự mình chiêu mộ binh sĩ để rồi dẫn đầu đồn quân với lá cờ thêu sáu chữ vàng tung bay trong gió “Phá cường địch, báo hồng ân” đi tìm giặc đánh đã trở thành biểu tượng cho tuổi trẻ anh hùng chí lớn mà tài cao (Lá cờ thêu sáu chữ

vàng – Nguyễn Huy Tưởng). Hình ảnh của các anh hùng trong lịch sử trở thành tấm

gương cho sự xuất hiện của các “tiểu anh hùng” hiện đại như An của Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), như các em nhỏ trong Đội thiếu niên du kích Đình Bảng (Xn Sách), như Vịnh-sưa, Mừng, Hòa-đen … trong Tuổi thơ dữ dội

(Phùng Quán), v.v. Các em nhỏ ở mọi miền Tổ quốc với những nét tính cách và hồn cảnh gia đình khác nhau, như những Gavroche trên chiến lũy cách mạng Pháp,

đều là những chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, yêu Tổ quốc bằng tình cảm trong sáng, ngây thơ mà chân thành, mộc mạc.

Các em không chỉ chiến đấu, các em còn vừa sinh hoạt, vừa lao động vừa học tập, cùng với người lớn lập thành tích đánh giặc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đó là mảng đề tài mà các nhà văn đã đề cập đến trong nhiều tác phẩm như: Ngày

công đầu tiên của cu Tí (Bùi Hiển), Mái trường thân yêu (Lê Khắc Hoan), Những tia nắng đầu tiên (Lê Phương Liên), v.v.

Khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới, các nhà văn được tự do hơn trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 25 - 33)