Nhiều hoạt động và trạng thái tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 56 - 65)

Nhân vật thiếu nhi trong truyện Nguyễn Nhật Ánh còn được tiếp cận từ nhiều hoạt động và bộc lộ nhiều trạng thái tâm lý. Thiếu nhi là lứa tuổi ưa hoạt động, ham

tìm hiểu, khám phá, thơng qua những hoạt động ấy chúng ta hiểu hơn về suy nghĩ và tâm lý trẻ thơ.

Với bốn tác phẩm Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang, Cho tơi xin một

vé đi tuổi thơ và Tôi là Bêtô, Nguyễn Nhật Ánh đã tái hiện gần như đầy đủ đời

sống sinh hoạt của thiếu nhi, từ hoạt động học tập, hoạt động vui chơi giải trí đến những hoạt động tìm hiểu và khám phá thế giới. Những hoạt động này khơng hồn toàn tách rời nhau mà đan xen, bổ sung cho nhau.

Trong bốn mươi lăm tập truyện của bộ Kính vạn hoa, người đọc được cùng các bạn nhỏ tham dự vào các giờ học trên lớp, những giờ học thêm ở nhà, những

nhóm học tập giúp đỡ lẫn nhau hay những giờ hoạt động ngoại khóa (Ơng thầy

nóng tính, Cơ giáo Trinh, Thi sĩ hạng ruồi, Giải thưởng lớn, Tiết mục bất ngờ, Bên ngoài cửa lớp, Gia sư). Trong thế giới phù thủy xứ Lang Biang, bọn trẻ không phải

sinh ra là trở thành phù thủy, là biết phép thuật, muốn trở thành phù thủy chúng cũng phải đến trường, đến lớp. Những cô bé, cậu bé trong tác phẩm Cho tôi xin

một vé đi tuổi thơ dù chẳng thích thú gì các giờ học nhưng cũng khơng tránh khỏi

việc sáng sáng phải cắp sách đến trường, tối tối phải ngồi vào bàn học bài khi hai mắt đã muốn nhắm tịt cả lại để sáng hôm sau lại tiếp tục cái vòng tuần hồn như ngày hơm qua. Trừ những học sinh học giỏi như nhỏ Hạnh, như Quý rịm thì hầu hết những bạn nhỏ đi học đều phải trải qua tâm trạng lo lắng vì sợ thầy cơ giáo kiểm tra mà khơng thuộc bài, lo bị điểm kém sẽ bị cha mẹ quở trách, sợ những môn học lằng nhằng, phức tạp, rắc rối đâm ra sợ luôn cả các thầy cô giáo. Có lẽ chỉ có các nhân vật trong Tơi là Bêtơ là cảm thấy sung sướng vì chúng khơng phải dậy sớm, không phải đi học và cũng không phải học bài, bởi vì chúng là những chú cún. Trừ phi bạn là cún, nếu không bạn vẫn cứ phải học cách đối diện với mọi vấn đề của chuyện học.

Nhưng học trò nhiều khi cũng được an ủi bởi mỗi năm đều có một kỳ nghỉ hè, giai đoạn hiếm hoi mà thời gian được chơi nhiều hơn thời gian phải học, đó là

lúc các bạn nhỏ có những chuyến đi, những cuộc thám hiểm, những trải nghiệm thú vị. Khi là chuyến về quê và khám phá một miền quê của đất nước (Bắt đền hoa sứ,

Con mả con ma – Kính vạn hoa), khi là chuyến du lịch đến vùng biển sôi động

Vũng Tàu (Thám tử nghiệp dư, Lọ thuốc tàng hình, Cuộc so tài vất vả - Kính vạn hoa), khi là chuyến đi đến vùng núi thơ mộng như Đà Lạt, Lâm Đồng (Cỗ xe ngựa

kỳ bí, Phù Thủy – Kính vạn hoa), có khi lại là khám phá những vùng đất rất mới lạ,

đầy hồi hộp nhưng cũng đầy lôi cuốn (Lang thang trong rừng, Kho báu dưới hồ -

Kính vạn hoa). Hay hấp dẫn hơn nữa là được tham gia vào cuộc chiến đầy kịch

tính trong thế giới tưởng tượng giữa những chiến binh của phe Ánh Sáng và các phù thủy phe Hắc Ám (Chuyện xứ Lang Biang). Hoặc ít ra cũng là được tham gia vào những trò chơi ngộ nghĩnh như đóng vai bố mẹ, đi tìm kho báu, thành lập cả một trang trại chó hoang hoặc những trị chơi mà chỉ có con trẻ mới nghĩ ra (Cho tôi xin

một vé đi tuổi thơ). Khơng chỉ tái hiện hình ảnh thiếu nhi qua các hoạt động học

tập, vui chơi, các nhân vật trong truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh còn hiện lên qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Ở hoạt động này, không gian chủ yếu là không gian gia đình và xoay quanh những mối quan hệ với người thân trong gia

đình. Trẻ em ở thành phố ngoài việc học tập, vui chơi thường ít khi phải làm các

cơng việc trong gia đình, nếu có chắc cũng chỉ là những việc nhẹ nhàng theo kiểu “tùy theo sức của mình” như dọn dẹp nhà cửa. Với các bạn gái như nhỏ Hạnh, Lệ Hằng đó có thể là những việc bình thường, nhưng với những người như Quý ròm chắc nó chẳng bao giờ đụng chân đụng tay. Đến cả cơng việc mà Q rịm u thích là làm thí nghiệm khoa học thì sau mỗi lần xảy ra sự cố đổ vỡ, Q rịm cũng ít khi phải tự tay thu dọn bãi chiến trường của mình, hoặc là bà sẽ giúp nó hoặc là cậu bạn thân Tiểu Long sẽ “tự động chạy ra ngồi tìm ki và chổi” bởi “từ ngày chơi với Quý rịm, nó đã quen với công việc này rồi….” (Nhà ảo thuật – Kính vạn hoa). Nhưng cũng có khi các cậu bé của chúng ta ở nhà thì lười mà ra ngoài lại chăm chỉ một cách lạ lùng, ấy là lúc các cậu có dịp giúp đỡ người bạn cùng lớp Đặng Đạo. Khi biết Đặng Đạo đêm đêm phải giúp mẹ đi gom rác ở chợ, cả Lâm, Quới Lương và cả Quý ròm đều lần lượt rủ nhau đêm đêm cùng đến giúp Quới Lương, dù ngày hôm

sau bị các thầy cô giáo bộ mơn phê bình, các bạn trong lớp lên án về tội ngủ gật trong giờ học. Có những hoạt động lại lơi kéo sự tham gia của tất cả các thành viên

trong gia đình như trồng một khu vườn trên mái nhà. Ý tưởng ấy là của ba nhỏ

Hạnh và nó nhanh chóng được cả nhà hưởng ứng, cậu bé Tùng cũng nhờ đó mà

chăm chỉ hơn trong cơng việc gia đình, đặc biệt là cậu dành nhiệm vụ được chăm

sóc một phần khu vườn. Khu vườn đã thu hút sự quan tâm của cả hàng xóm lẫn đám bạn cùng lớp của Tùng và nhóm bạn của nhỏ Hạnh. Vậy là sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, mệt mỏi, cả gia đình Hạnh cũng như bạn bè của Hạnh và Tùng có thêm một khơng gian để nghỉ ngơi, có thêm một niềm vui và một mối quan tâm trong cuộc sống. Trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, chuyện ăn uống cũng được Nguyễn Nhật Ánh đề cập đến như một hoạt động hết sức quen thuộc và cần thiết. Mỗi bạn trẻ có một khẩu vị ăn uống khác nhau: món ăn sở thích của nhỏ Hạnh là bị viên (Kính vạn hoa), món ăn ưa thích của Cu Mùi là “mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói” (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ). Câu chuyện của bọn “tiểu phù thủy” xứ Lang Biang cũng thường tập trung trên bàn ăn, ở đó các nhân vật được bộc lộ tính cách, được bày tỏ quan điểm và cảm xúc không chỉ về chuyện ăn uống với

các món ăn đầy ấn tượng như món sinh vật nguyên thủy, cá pha lê, bia Saydimi, mà

còn mượn “bàn ăn” để nói chuyện “tình hình thời sự” ở xứ Lang Biang. Đôi khi chuyện ăn uống, mà cụ thể là ăn sáng, lại trở thành câu chuyện về tâm lý lứa tuổi.

Hai chú cún Bêtô và Binô đã rất lấy làm thú vị khi “biết được những gì mà người

khác không biết”, chẳng hạn chúng biết rằng khi “chị Ni rên lên với đĩa cơm chiên: - Mẹ ơi hôm nay con khơng muốn ăn sáng” thì “chán ăn sáng với bọn tôi (Bêtô và Binô) (và với cả chị Ni nữa) khơng có nghĩa là chán ăn sáng. Chỉ là chán ăn một món này và thèm ăn một món khác” (Tơi là Bêtô). Chuyện ăn sáng với Cu Mùi (tôi) cũng là một câu chuyện tương tự: “Khi đặt chân xuống đất rồi, tôi phải đi đánh

răng rửa mặt, tóm lại là làm vệ sinh buổi sáng trước khi bị ấn vào bàn ăn để uể oải

nhai chóp chép một thứ gì đó thường là không hợp khẩu vị. Mẹ tôi luôn quan tâm

đến sức khỏe và cụ thể hóa mối quan tâm của mình bằng cách bắt tơi (và cả nhà) ăn

những món ăn có nhiều chất dinh dưỡng trong khi tơi chỉ khối sực những món mà bà cho rằng chẳng bổ béo gì, như mì gói chẳng hạn” (Cho tôi xin một vé đi tuổi

thơ). Tiếp cận thiếu nhi từ góc nhìn hoạt động, Nguyễn Nhật Ánh đã tái hiện khá

đầy đủ từ những hoạt động nhỏ nhặt hàng ngày đến những hoạt động lớn lao hơn như tìm hiểu và khám phá về thế giới xung quanh. Thơng qua các hoạt động đó, các

nhân vật thiếu nhi bộc lộ đầy đủ các cung bậc tình cảm, cảm xúc hay những nét tâm lý, tâm trạng của mình.

Gắn với hoạt động học tập là tâm lý thường thấy của học sinh khi đến

trường: đa số học sinh thường sợ một số mơn học nào đó, dẫn đến tâm lý ngại học,

tìm cách lảng tránh hay đối phó. Với Tiểu Long nó “ngại” với hầu hết các mơn, trừ môn Thể dục. Trong các giờ truy bài, tâm trạng nó lúc nào cũng thấp thỏm khơng n. Bị gọi lên bảng, hoặc là nó đứng như trời chồng hoặc là nó trả lời một cách rất ngây ngơ, bị các bạn cười nó càng cuống, càng cuống nó càng trở thành trò cười cho cả lớp (Ơng thầy nóng tính – Kính vạn hoa). Nguyên và Kăply cũng thường rơi

vào tình trạng tương tự trong các giờ học môn Thần chú chiến đấu của thầy Haifai (Chuyện xứ Lang Biang). Tâm trạng của những học sinh “lơ tơ mơ” bất thình lình bị gọi lên bảng trả bài cũng chẳng khác nào tâm trạng của những đứa con trước

cuộc kiểm tra của cha mẹ chúng hoặc trong những giờ học bị cha mẹ giám sát. Thay vì tập trung để học bài thì Cu Mùi lại thấp thỏm chờ xem ba sẽ ngồi “canh” mình

đến bao giờ, và nó thấy rõ ràng ba nó sẽ “sẵn sàng đọc đến mẩu rao vặt cuối cùng khi khơng cịn gì để mà đọc nữa”, thậm chí “nếu cần, ơng sẽ bắt đầu đọc lại tờ báo

đến lần thứ hai và hơn thế nữa” chỉ để chờ đến khi nào nó học xong. Kết quả là giữa

lời báo cáo của Cu Mùi “con học bài xong rồi ba” với những gì nó chứng minh

ngay sau đó là cả một sự tương phản khơng gì cứu vãn nổi. Tâm lý trẻ em thường khơng ổn định và thích hành động theo cảm hứng, vì vậy mà người lớn cũng không cần phải quá ngạc nhiên khi thỉnh thoảng đứa con nghịch ngợm của mình bỗng trở

thành đứa trẻ đáng yêu nhất thế giới. Cu Mùi đã khiến cha mẹ cũng như cô giáo

phát hoảng khi đột nhiên nó trở thành một học sinh xuất sắc chí thú sưu tập hết điểm mười này đến điểm mười khác và sống trong những lời trầm trồ thán phục của

bạn bè để rồi sau đó khơng lâu Cu Mùi lại quay về với những điểm bốn, điểm năm quen thuộc.

Rời khỏi ghế nhà trường, trẻ em gia nhập vào đời sống xã hội với những mối quan hệ với gia đình, người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng, ở đó có khi các em thực sự là những đứa trẻ vô tư trong sáng, ham vui, nhưng cũng có khi các em phải tham gia vào những vấn đề phức tạp hơn của gia đình, xã hội, lúc đó các em lại tập

làm người lớn.

Nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi Lã Thị Bắc Lý đã rất xác đáng khi nhận

định rằng một trong những đặc điểm nổi bật nhất của trẻ thơ là tính tị mị, thích phiêu lưu, mạo hiểm, thích khám phá. Các câu chuyện, những trang văn của

Nguyễn Nhật Ánh đã chạm tới và khơi dậy được đặc điểm tâm lý này của thiếu nhi. Trong suốt bốn mươi lăm tập truyện của bộ Kính vạn hoa và một trăm linh ba

chương của Chuyện xứ Lang Biang, khơng có tập truyện nào, khơng có chương sách nào là không chứa đựng những yếu tố mang màu sắc “bí hiểm”, một phương pháp hữu hiệu để kích thích trí tưởng tượng và tị mị của chính các nhân vật trong truyện cũng như của độc giả.

Nguyễn Nhật Ánh đã mở đầu bộ Kính vạn hoa đầy ấn tượng với những màn trình diễn của “nhà ảo thuật Elvis Quý”. Bọn trẻ con trong xóm xơn xao đến mua vé chỉ vì một tấm biển quảng cáo được kẻ bằng tay dán trước cổng nhà Quý ròm, để rồi sau khi xem các màn ảo thuật cùng với lời dẫn dắt “chuyên nghiệp” của ảo thuật gia Elvis Quý, bọn trẻ sẽ khơng cảm thấy hối tiếc vì đã nhịn ăn sáng để lấy tiền mua

vé. Ngay đến cả Tiểu Long đã nhiều lần chứng kiến Q rịm trình diễn tài nghệ trên lớp nhưng vẫn thấy hồi hộp trước mỗi lần Quý ròm bắt đầu trổ tài. Sự tò mò

còn dẫn dắt các bạn trẻ của chúng ta vào nhiều cuộc phiêu lưu thú vị khác như theo dấu những câu thơ bí ẩn trên Chùa Phật nằm để lần lượt đến với các địa điểm du lịch ở Vũng Tàu, nào là tòa Bạch Dinh, tượng nữ thần bán thân ở ngọn hải đăng gần bờ biển, đến khu rừng thơng có ngơi nhà bỏ hoang (Thám tử nghiệp dư – Kính vạn

hoa). Quý rịm là đứa nhát gan nhất trong nhóm nhưng cũng là người có óc phán

đốn, phân tích. Nhiều lần chính sức mạnh của trí tị mị, óc phán đốn, bản tính ưa

tìm hiểu khám phá đã giúp Q rịm vượt qua cả nỗi sợ hãi để có thể lần mò lên khu

đồi Cắt Cỏ, nơi bị người dân trong làng tránh xa vì câu chuyện về những con ma,

những âm thanh kỳ lạ trên đó (Con mả con ma – Kính vạn hoa), hay lang thang

trong rừng và đối diện với những cảnh tượng “rùng rợn” về một nhóm thổ dân ăn thịt người, đối diện với những kẻ gian đang đi tìm kho báu (Lang thang trong rừng,

Kho báu dưới hồ - Kính vạn hoa). Ngun và Kăply cũng vì tị mị mà đã tìm vào

mật thất của cậu K'Tul bất chấp nguy cơ ơng K'Tul có thể bắt gặp bất cứ lúc nào,

hoặc đột nhập vào tận phòng thầy hiệu trưởng N’Trang Long để tìm hiểu về thầy thông qua “tấm gương lưu trữ” (Chuyện xứ Lang Biang).

Trẻ em không chỉ tị mị và thích phiêu lưu mạo hiểm, sống với trẻ em cịn là sống với thế giới của trí tưởng tượng. Hình dung mình là những nhà thám hiểm thực thụ, bốn đứa trẻ Cu Mùi, Hải cị, Tí sún và con Tủn cùng nhau “đi tìm kho báu”. Và cái kho báu ấy không ở đâu xa mà nằm ngay chính trong khu vườn nhà Hải cị (Cho

tơi xin một vé đi tuổi thơ). Tác phẩm gần đây của Nguyễn Nhật Ánh Đảo mộng mơ cũng là một kiểu truyện “trân trọng” những tưởng tượng như thế của tuổi thơ.

cũng có quyền tưởng tượng, cũng có quyền mơ những giấc mơ, một xứ sở mà “mọi giới hạn trong cuộc đời thực đều bị xóa bỏ” và bất kể chuyện gì cũng có thẻ xảy ra (Tơi là Bêtơ).

Nếu như người lớn nhiều lần ước ao được trở lại làm trẻ con thì trẻ con cũng có cái mong muốn tương tự là được tập làm người lớn. Những trị chơi gia đình giả làm chồng làm vợ, giả làm bố làm mẹ là một biểu hiện của mong muốn ấy. Rồi có những lúc khơng cịn là trị chơi, chẳng cịn là mơ ước nữa mà chính hồn cảnh đã khiến các cô bé cậu bé trở thành người lớn, chính xác là có những hành động, những suy nghĩ như người lớn. Các em dường như già hơn trước tuổi khi phải lo nghĩ cho những người thân trong gia đình (Những con gấu bơng, Cú nhảy kinh

hồng – Kính vạn hoa) hay phải chứng kiến chính những người lớn làm tổn thương

đến trẻ thơ (Khách sạn hoa hồng – Kính vạn hoa; Chuyện xứ Lang Biang; Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ) hoặc phải lo toan công việc khi mẹ vắng nhà. Nhưng

cũng có những lúc chẳng cần phải tập làm người lớn, một cách rất tự nhiên, bọn trẻ

đã trải qua những cung bậc tình cảm trước ngưỡng cửa để bước vào thế giới của

“người lớn”. Sự ngập ngừng đến ngỡ ngàng của Q rịm khi nhìn vào đơi mắt to đen lay láy của Muội Muội (Hoa tỉ muội – Kính vạn hoa), cảm giác lúng túng của Nguyên trước sự quan tâm “nồng nhiệt” của Êmê, nỗi xao xuyến của Kăply trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 56 - 65)