Khái lược về nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 111 - 112)

- Không đâu, Bêtô Một con ruồi không phải là một cái đùi gà Một con chó ngáp phải một con ruồi chỉ thấy buồn cười thôi Hơn nữa , “chó ngáp phải ruồi” thực ra không

3.2.1. Khái lược về nhân vật

Có nhiều cách định nghĩa hoặc nêu khái niệm về nhân vật văn học.

Giáo trình Lí luận văn học (nhiều tác giả) xét nhân vật văn học và vị trí của

nó trong tác phẩm thì: (1) Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn

học bằng phương tiện văn học. Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách

ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác

phẩm. Nhân vật là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra: tên, tiểu sử, nghề nghiệp, đặc điểm riêng về hồn cảnh, ngoại hình, quan hệ, đặc điểm tính cách. (2) Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực.

Loại hình nhân vật văn học: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm; nhân

vật chính diện và nhân vật phản diện; một số kiểu cấu trúc nhân vật: nhân vật chức

năng (nhân vật khơng có đời sống nội tâm, các phẩm chất đặc điểm nhân vật cố

định, không thay đổi từ đầu đến cuối, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực

hiện một số chức năng nhất định, đóng một số vai trò nhất định), nhân vật “loại hình” (nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người

nhất định của một thời, nhằm khái quát chung về loại của các tính cách và nhờ vậy

mà được gọi là điển hình), nhân vật tính cách (là kiểu nhân vật phức tạp), nhân vật

tư tưởng (hạt nhân cấu trúc khơng phải là cá tính, là các phẩm chất loại hình mà là

một tư tưởng, một ý thức). Các phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật: nhân vật được miêu tả bằng chi tiết (dùng chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động, tâm trạng, thể hiện những quá trình nội tâm); nhân vật được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện; nhân vật thường bộc lộ mình nhiều nhất qua việc làm, hành động, ý nghĩ; cả sự miêu tả đồ vật, môi trường cũng là phương tiện quan trọng để thể hiện tâm lí nhân vật [57, tr. 277 – 294].

Giáo trình Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên cũng thể hiện những

quan điểm tương tự về nhân vật văn học: Miêu tả con người, đó chính là việc xây

mang tính ước lệ, đó khơng phải là sự sao chụp mọi chi tiết biểu hiện của con người

mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách, v.v. Việc phân chia các loại hình nhân vật có thể căn cứ trên nhiều tiêu chí khác nhau như vai trò của nhân vật trong tác phẩm hay về phương diện hệ tư tưởng, quan hệ đối với lí tưởng xã hội của nhà văn.

Có những cách trình bày khác nhau về nhân vật trong văn học nhưng có thể rút ra một số đặc điểm chung về nhân vật văn học như sau:

Thứ nhất, nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm văn học “vì đó

là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng” [56, tr.

126].

Thứ hai, khái niệm nhân vật trong văn học được hiểu theo nghĩa rộng: đó có thể là con người (có tên hoặc khơng tên), đó có thể là sự vật, lồi vật mang bóng dáng tính cách của con người, đó có thể là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan tới con người.

Thứ ba, có thể phân chia nhân vật thành nhiều loại khác nhau dựa trên những tiêu chí cụ thể.

Thứ tư, mỗi nhà văn sẽ lựa chọn cho mình một phương thức khác nhau để thể hiện nhân vật trong tác phẩm, phụ thuộc vào ý đồ sáng tác và tài năng của chính

nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 111 - 112)