Thế giới gương mặt trẻ thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 44 - 46)

Trong bốn mươi lăm tập truyện Kính vạn hoa có khoảng hai trăm nhân vật thì phần lớn trong số đó là nhân vật thiếu nhi, sự xuất hiện của các nhân vật người lớn ở đây chỉ mang tính chất làm nền cho các nhân vật thiếu nhi hoạt động. Ở

Chuyện xứ Lang Biang, mặc dù có cả một hệ thống các nhân vật là người lớn

nhưng hai nhân vật chính của truyện khơng phải là những đại phù thủy mà lại là hai

cậu nhóc làng Ke. Cùng với đám bạn phù thủy khác ở xứ Lang Biang, hai nhân vật chính này đã tham gia vào tất cả các diễn biến từ lớn đến nhỏ của câu chuyện. Nếu

như hai bộ truyện dài nhiều tập trên là những truyện hoàn toàn của thiếu nhi thì hai

truyện dài Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi là Bêtơ có vẻ như ít mang màu sắc thiếu nhi hơn hẳn. Nhưng chính trong câu chuyện tưởng như chỉ viết cho những ai “từng là thiếu nhi” thì có đến mười trên mười hai chương tác giả dành để nói về những năm tháng thời “tám tuổi”. Mặc dù trên những thước phim quay chậm về quá khứ ấy khơng ít lần độc giả bắt gặp những lời bình luận về chính q khứ, nghĩa là q khứ đang được tái hiện dưới góc nhìn của một người đã trưởng thành, nhưng điều đó khơng làm mờ đi khơng khí trẻ thơ của tác phẩm. Nguyễn Nhật Ánh không

viết tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ “cho trẻ em”, nhưng nhà văn đã viết “về trẻ em” và trẻ em hồn tồn có thể tìm thấy những người bạn gần gũi và thân thuộc của mình trong đó. Trong số bốn tác phẩm, chính xác hơn là trong số các truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh thì Tơi là Bêtơ là tác phẩm đặc biệt hơn cả. Nhân vật chính trong truyện là chú cún Bêtô và người bạn thân của chú Binô. Ở một

phương diện nào đó, có thể xếp Tơi là Bêtô vào loại truyện đồng thoại. Trong suốt

một trăm linh hai đoạn truyện, người đọc khơng thấy hình ảnh quen thuộc của

những cơ bé cậu bé vẫn thường có mặt trong các tác phẩm khác của Nguyễn Nhật

Ánh. Toàn bộ một trăm linh hai đoạn là tâm sự của những chú cún, là cuộc đời được cảm nhận qua nhãn quan của cún. Phải chăng trong số các truyện của Nguyễn Nhật Ánh, có những truyện thực sự khơng viết về thiếu nhi và không dành cho thiếu nhi? Nhận thấy sự tồn tại của một “con người trẻ con” trong mình, Nguyễn Nhật Ánh

đồng thời cũng khám phá ra cái “tạng văn” hợp với thiếu nhi của mình. Nhà văn

quan niệm những sáng tác của ông khơng chỉ viết về thiếu nhi mà cịn viết cho thiếu

nhi và cao hơn nữa là viết vì thiếu nhi. Lấy thiếu nhi là đối tượng để khám phá, tìm

hiểu đồng thời coi thiếu nhi là đối tượng thưởng thức và lĩnh hội tác phẩm, Nguyễn Nhật Ánh luôn thể hiện sự yêu quý và sự am hiểu về lứa tuổi thiếu nhi qua từng trang viết. Vì vậy dù viết về thiếu nhi hay về một đối tượng nào khác thì mục đích cuối cùng trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh vẫn là dành cho các em và vì các em. Hiểu được tấm lòng của nhà văn sẽ thấy rằng Tôi là Bêtô không phải là một trường hợp ngoại lệ. Nguyễn Nhật Ánh không trực tiếp viết về thiếu nhi nhưng lại viết rất hay về “những người bạn” của thiếu nhi. Trẻ em nếu không yêu quý đến mức âu yếm, vuốt ve những chú chó chú mèo ni trong nhà mình thì chắc hẳn cũng rất thích thú muốn quan sát, muốn tìm hiểu về những người bạn ngộ nghĩnh này. Để một chú chó tự kể chuyện mình và “phát biểu” về mọi người, mọi việc xung quanh, cịn món q nào thú vị hơn thế để dành tặng thiếu nhi? Mặt khác, dù là một chú cún nhưng Bêtơ lại có nhiều nét tính cách như của một cậu bé con nghịch ngợm, đang “chập chững” bước vào đời và bắt đầu “dò dẫm” khám phá, tìm hiểu cuộc sống bằng một tâm hồn trong sáng và một trái tim biết yêu ghét rõ ràng. Tất cả đã tạo nên sức sống của chú cún Bêtô và sức hấp dẫn của các nhân vật trong

Tôi là Bêtô.

Khám phá thế giới truyện Nguyễn Nhật Ánh, đâu đâu cũng thấy những

gương mặt trẻ thơ. Nguyễn Nhật Ánh từng tâm sự “có một con người trẻ con trong

tơi”. Đằng sau giọng điệu có phần hài hước đùa vui ấy độc giả cảm nhận thấy một niềm tự hào lớn lao cũng như sự ý thức cao về trách nhiệm với “con người trẻ con”

trong chính nhà văn. Trong cơng việc, Nguyễn Nhật Ánh có điều kiện để tiếp xúc nhiều với thiếu nhi, cùng với lòng yêu nghề, yêu trẻ và sự nhạy cảm vốn có của tâm

hồn người nghệ sĩ, Nguyễn Nhật Ánh nhanh chóng hịa nhập được vào thế giới trẻ

thơ. Đúng với tính chất “bách khoa”, dường như mọi vấn đề của thiếu nhi, từ

chuyện ăn chuyện ngủ, chuyện học hành, vui chơi đến đời sống tinh thần, thế giới nội tâm, những mối quan hệ với cuộc sống xung quanh, v.v. tất cả đều được Nguyễn Nhật Ánh tái hiện trong các truyện thiếu nhi của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 44 - 46)