Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 112 - 134)

- Không đâu, Bêtô Một con ruồi không phải là một cái đùi gà Một con chó ngáp phải một con ruồi chỉ thấy buồn cười thôi Hơn nữa , “chó ngáp phải ruồi” thực ra không

3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Cùng với việc lựa chọn cho mình một chủ đề, đề tài hay một lối viết riêng,

các nhà văn cũng thường có khuynh hướng lựa chọn những kiểu nhân vật phù hợp để thể hiện hết ý đồ của mình. Trung thành với đề tài thiếu nhi nên các nhân vật

trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh cũng chủ yếu là các em thiếu nhi. Tuy nhiên

ở luận văn này chúng tơi khơng có ý định đi sâu vào loại nhân vật thiếu nhi trong

các truyện Nguyễn Nhật Ánh mà chủ yếu tập trung vào đặc điểm nghệ thuật xây

dựng nhân vật nói chung trong các truyện thiếu nhi của nhà văn, do đó đối tượng khảo sát ở đây là toàn bộ hệ thống nhân vật trong bốn tác phẩm Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi là Bêtô.

Tập hợp các nhân vật trong bốn tác phẩm trên của Nguyễn Nhật Ánh có số

lượng khá lớn. Bốn mươi lăm tập truyện Kính vạn hoa là sự hội tụ của gần hai

trăm nhân vật, còn bốn phần của Chuyện xứ Lang Biang có sự xuất hiện của hơn

một trăm hai mươi nhân vật. Trong hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và

Tôi là Bêtô, số lượng nhân vật ít hơn nhưng mỗi tác phẩm cũng có gần hai mươi

nhân vật. Hệ thống nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh khơng chỉ có số lượng

lớn mà còn phong phú về thành phần, đa dạng về lứa tuổi (dù tỉ lệ giữa các thành

phần và lứa tuổi ấy là không đồng đều). Nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh có cả người và vật, lồi vật, có nhân vật có tên và cũng có những nhân vật khơng tên, có cả già, trẻ, gái, trai, có cả nhân vật ở nông thôn lẫn thành thị, và các nhân vật ở nhiều ngành nghề khác nhau. Trong “bộ sưu tập” các nhân vật của mình, thiếu nhi vẫn được coi là những nhân vật trọng tâm, được nhà văn “quan tâm” nhiều

hơn. Sự xuất hiện của các nhân vật người lớn có vai trị như những nhân vật “phụ

trợ”, làm cho các nhân vật thiếu nhi trở nên rõ nét hơn. Kính vạn hoa là bộ truyện viết về tuổi học trị, đương nhiên các nhân vật chính trong đó là các em thiếu nhi. Nhưng ngay cả Chuyện xứ Lang Biang là loại truyện phù thủy, có sự tham gia của

rất nhiều những đại phù thủy, những pháp sư nổi tiếng xứ Lang Biang thì câu chuyện ấy vẫn là câu chuyện viết về cuộc phiêu lưu của hai chú nhóc Nguyên và

Kăply và những người bạn, trục hành động chính vẫn là hoạt động của nhóm học

sinh trường Đămri. Hay với tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, mặc dù

Nguyễn Nhật Ánh đã “tuyên bố” tác phẩm “không dành cho trẻ em” mà “cho những ai từng là trẻ em” thì hình ảnh của bốn cô bé cậu bé tuổi lên tám ấy vẫn là “hệ quy chiếu” của mọi ý tưởng được thể hiện trong tác phẩm. Cịn với Tơi là Bêtơ, những chú cún không thể không khiến người đọc liên tưởng đến các cậu bé hiếu động, nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu. Có lẽ các nhân vật cún ấy thuộc kiểu “nhân vật mang màu sắc thiếu nhi”. Số lượng nhân vật trong bốn tác phẩm là đối tượng khảo sát trực tiếp của luận văn nói riêng và nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

nói chung tuy đơng đảo nhưng không làm cho độc giả bị rối hay nhầm lẫn bởi nhà văn có những cách xây dựng nhân vật khá ấn tượng.

Về mặt loại hình, nhân vật trong các tác phẩm truyện của Nguyễn Nhật Ánh

khá đơn giản và thống nhất, chủ yếu phân thành các nhân vật chính và nhân vật phụ,

hầu như khơng có loại nhân vật chính diện và nhân vật phản diện hay nhân vật chức

năng, nhân vật tư tưởng hoặc nhân vật loại hình. “Cư dân” trong thế giới truyện

Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu là thiếu nhi, mà theo quan điểm của nhà văn, thế giới tuổi hoa thường khơng có cái ác được đẩy đến tận cùng do đó cũng khơng hình thành những tuyến nhân vật hồn tồn đối lập. Hơn nữa lứa tuổi thiếu nhi suy nghĩ cịn trong sáng, khơng quá phức tạp nên cũng khơng cần thiết có sự xuất hiện của những nhân vật mang tính chất đại diện cho một quan điểm hay một tư tưởng nào

đó. Thế giới nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là thế giới của đời thường đã được khúc xạ trong tác phẩm (Chuyện xứ Lang Biang có thể được xem là một ngoại lệ về sự phân chia loại hình nhân vật bởi tác phẩm mang dáng dấp của loại truyện cổ tích. Tuy nhiên những vấn đề Nguyễn Nhật Ánh đặt ra trong truyện cũng là những vấn đề rất thời sự).

Điểm đặc biệt đầu tiên dễ nhận thấy trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của

Nguyễn Nhật Ánh là cách đặt tên và gọi tên nhân vật dễ nhớ, ấn tượng và đầy màu

sắc hài hước. Trong cuộc sống cũng như trong văn chương, người ta thường phân

biệt người này với người khác, nhân vật này với nhân vật khác trước hết là ở tên

tuổi, sau đó mới đến ngoại hình, diện mạo, đặc điểm tính cách hay đặc điểm cơng việc, vị trí trong xã hội, v.v. Gọi nhân vật bằng tên sẽ đơn giản hơn rất nhiều với việc gọi bằng những đặc điểm khác.

Tên của các nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh thường được cấu trúc theo kiểu “tên chính đi kèm với một biệt danh” như Quý ròm, Tiểu Long, Hải quắn, Tần ghẻ, Tắc Kè Bông, Dế Lửa (Kính vạn hoa), Hải cị, Tí sún (Cho tơi xin một

vé đi tuổi thơ), Suku biết tuốt, Steng rác rưởi (Chuyện xứ Lang Biang). Có những

lúc nhân vật chỉ được gọi bằng biệt danh: “bộ từ điển biết đi”, “nhà thơng thái mang kính cận” để chỉ nhỏ Hạnh; “thần đồng toán học” để chỉ Quý rịm, có những lúc Quý còn được bạn bè thân thiết gọi là “thằng rịm”; nhóm “tứ quậy” để chỉ bốn

lột đồ của học sinh gọi nhau bằng các biệt danh Bò Lục, Bò Trổng, Bò Tứ; “thằng thỏ đế” để chỉ Duy Dương (Kính vạn hoa); “chủ nhân núi Lưng Chừng” để chỉ

giáo sư Akô Nô, “giáo sư lãng quên” để chỉ đại phù thủy Păng Sur và cùng với đại

tiên ông Mackeno, cả ba hợp thành “tam tiên”, “sát thủ ngày thứ ba mươi” là chỉ sứ giả thứ ba của trùm Bastu có thói quen trước khi hạ sát ai sẽ nặn tượng người đó và gửi cho họ trước ba mươi ngày để “chuẩn bị tinh thần” và ngày thứ ba mươi hắn sẽ ra tay, rồi “người con gái cài hoa đỏ” để nói về hữu hộ pháp Balikem của trùm Bastu (Chuyện xứ Lang Biang); chú cún Bêtô lại gọi cậu bạn thân Binơ của mình là “nhà thơng thái” hay “nhà hiền triết” (Tôi là Bêtô). Các biệt danh ấy có thể xuất phát từ đặc điểm ngoại hình, tính cách, hay một sự tích nào đó gắn với nhân vật, nhưng tất cả là để tạo cho nhân vật một nét riêng phân biệt với các nhân vật khác, hoặc giúp độc giả có ngay những hình dung ban đầu về nhân vật, hoặc tạo sự tò mò về nhân vật, một cách gây sự chú ý và khiến độc giả không thể rời mắt khỏi nhân vật. Đôi khi cách gọi nhân vật bằng biệt danh cũng khiến cho hình ảnh nhân vật trở nên gần gũi, thân mật hơn, cũng giống như những người bạn thân thiết gọi tên nhau.

Như đã nói, sự ra đời tác phẩm Chuyện xứ Lang Biang của Nguyễn Nhật

Ánh đã tạo sự chú ý cho dư luận khi ngay lập tức người ta có thể liên tưởng đến

Harry Potter của J.K.Rowling. Về đại thể, hai tác phẩm có khá nhiều nét tương

đồng, từ cách xây dựng các tuyến nhân vật đến những vấn đề cơ bản liên quan đến

thế giới phù thủy như các dụng cụ làm phép, những thuật ngữ về bùa, thần chú, các môn học, lớp học và trường học phù thủy v.v. Tuy nhiên Chuyện xứ Lang Biang

của Nguyễn Nhật Ánh có một điểm độc đáo mà Harry Potter của J.K.Rowling

không thể nào có được đó chính là cách đặt tên nhân vật, cách đặt tên những món

ăn, đồ uống hay các cửa hàng cửa hiệu hoặc tên các sách, tên các loại bùa, thần

chú v.v. Đặc điểm này cũng cho thấy rất rõ màu sắc Việt Nam trong tác phẩm của

Nguyễn Nhật Ánh bởi vì chỉ có tiếng Việt mới có thể tạo ra những cái tên lí thú đến thế. Nhà văn tỏ ra rất tinh tế từ những chi tiết nhỏ này. Nếu đặt cho nhân vật những cái tên quen thuộc như Hạnh, Quý, Long có lẽ sẽ làm giảm sút đi rất nhiều “màu sắc phù thủy” trong tác phẩm. Trong tâm lí tiếp nhận chung, hình như người Việt Nam

mặc định rằng những gì liên quan đến phù thủy đều thuộc về phương Tây, phương Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng thường chỉ quen với hình ảnh của những

ơng Bụt, bà Tiên hay mụ dì ghẻ, mẹ kế trong các tác phẩm văn học dân gian. Do đó Nguyễn Nhật Ánh đã hạn chế đến mức tối đa những tên riêng mang màu sắc Việt hay màu sắc “Kinh” (Nguyên, Kim, Tam) mà chủ yếu sử dụng các tên mang màu sắc “dân tộc” và màu sắc phương Tây. Nguyễn Nhật Ánh đã rất tài tình khi “gài bẫy” độc giả ở các tên riêng trong Chuyện xứ Lang Biang, những cái tên lúc đầu

nghe có vẻ “rất tây” nhưng đọc kĩ sẽ thấy đó là cách viết tắt của những cụm từ vô cùng hài hước. Đại tiên ông Mackeno (mặc kệ nó) có em trai cũng là một đại phù thủy Macketa (mặc kệ ta). Tên các thuộc hạ của trùm Bastu mang đầy “ẩn ý”: sứ giả thứ ba là Baltalon (banh ta lông), tả hộ pháp là Balibia (ba li bia), hữu hộ pháp là Balikem (ba li kem). Tên của các nhân vật hành nghề kinh doanh cũng rất thú vị: chủ tiệm Cầm đồ là lão Lomcom (lôm côm), chủ cửa hiệu Thất tình là lão Seradion

(xê ra đi ơng), chủ Quán bánh nhớ dai là mụ Gian (gian), chủ cửa tiệm Bay lên nào

là mụ Kibo (ki bo), chủ tiệm Những dấu hỏi là lão Luclac (lúc lắc hoặc lục lạc), chủ cửa tiệm Cái cốc vàng là vợ chồng lão Bebet (be bét). Tên của các giáo viên trong

trường Đămri: thầy Haifai (hai trong một, thầy và vợ thầy sống chung trong một thể

xác) dạy lớp Cao cấp 2, thầy Hailixiro (hai ly xi-rô) dạy lớp Cao cấp 1, cô Cafeli

Chil (cà phê ly), cô Kemli Trinh (kem ly), pháp sư Lăk (lắc) làm việc tại phòng y tế

của trường. Tên học sinh trong trường và tên các nhân vật khác: Hailibato (hai ly ba tô), một cậu học sinh béo không thua kém gì thầy Hailixiro, Diradivo (đi ra đi vơ), Bolobala (bô lô ba la), bố của Mua ông Pirama (pijama), lão quản gia của họa sĩ

Yan Dran có tên Imđi (im đi) vì câu cửa miệng mà lão dùng để nói với cậu con trai

nghịch ngợm của Yan Dran luôn là “im đi”, ca sĩ Ka Lênđi (ca lên đi), bà Ka Lên (ca lên) là mẹ của K’Brăk và cháu của bà Ka Lênđi, nhà tướng số Lunlun Sai (luôn luôn sai), người thợ hành nghề uốn tóc Y Conma (y con ma), lão Daoto (dao to) chủ lò mổ thịt, khách hàng của tiệm Những dấu hỏi bà Homhem (hom hem), lão Lonton (lon ton), v.v.

Nếu Kính vạn hoa phản ánh hiện tượng trấn lột của học sinh từng là hiện

tượng phổ biến một thời gian dài ở các trường học thì trong Chuyện xứ Lang Biang, Nguyễn Nhật Ánh lại đề cập đến vấn đề ma túy học đường. Hiện tượng đó

được nhà văn hình tượng hóa qua hình ảnh của những người nằm rải rác trong rừng như đang ngủ, cổ người nào cũng có vết cắn với hai dấu nanh ngay mạch máu, dấu

hiệu của việc sử dụng “con mụ lụ khụ”, cách gọi khác của con bọ cạp trắng hai đuôi hay là con macorana. Một loài bọ cạp mà ngịi chích khơng chứa nọc độc thông

thường mà chứa một loại chất lỏng có tính chất an thần, khơng gây chết chóc mà

“tạo ra một cảm giác phấn khích, bay bổng, quên hết những mệt nhọc, đau đớn”, nó khơng khác gì cảm giác khi người ta sử dụng ma túy. Có lẽ Chuyện xứ Lang Biang của Nguyễn Nhật Ánh có được chỗ đứng trong lịng độc giả bên cạnh Harry Potter của J.K.Rowling chính ở những vấn đề đặt ra trong tác phẩm mang rất rõ

màu sắc Việt Nam. Nguyễn Nhật Ánh khơng vẽ lên một thế giới hồn tồn là tưởng

tượng mà thông qua thế giới tưởng tượng ấy nhà văn nhắc đến những vấn đề về

giáo dục mà cả xã hội đang quan tâm.

Ngoài việc đặt cho nhân vật những cái tên rất độc đáo, Nguyễn Nhật Ánh còn

thường chú ý làm nổi bật một nét đáng nhớ nào đó trong bức chân dung của nhân

vật. Trong bức tranh tổng thể, các nhân vật của Nguyễn Nhật Ánh thường hiện diện

với những “điểm nhấn” rất riêng, đặc biệt là đối với các nhân vật thiếu nhi.

“Điểm nhấn” trong bức chân dung của nhân vật có thể được gọi tên ngay

trong chính biệt danh của nhân vật ấy. Sở dĩ nhân vật Q trong Kính vạn hoa có

biệt danh là Q rịm bởi thân hình của cậu thực sự “cỏm rỏm còm ròm”. Nguyễn Nhật Ánh đã nhiều lần đề cập đến bộ dạng này của Quý trong những tình huống khá

hài hước. Q rịm đã khơng ít lần kêu khổ khi phải đối diện với những cuộc đụng độ “bất đắc dĩ”. Có lần Q rịm làm cho cô em gái nhỏ Diệp một con búp bê biết

bị, cơ bé mang ra ngồi chơi thế nào mà bị một “cậu con trai” đi ngang qua đá phải, thế là cô em út mít ướt phải chạy về cầu cứu ông anh. Trong lúc đang đau khổ

không để đâu cho hết khi nhìn thấy đối thủ, đã tìm mọi cách để dàn hịa giữa hai

vịt” của nó, Q rịm đành phải ra tay nghĩa hiệp, nhưng cậu chưa kịp động thủ thì

đã “thấy chân mình nhẹ bẫng (…) ngã lật mặt lên trời, gọn gàng như một cây chuối

bị đốn gốc” (Người bạn lạ lùng). Cũng một lần trong tình huống tương tự, Q rịm phải ngậm bồ hòn làm ngọt khi đột nhiên được làm anh của nhỏ học trò em Lệ Hằng, đương nhiên cô bé tôn “thầy” Quý làm anh là để đánh nhau với “anh của thằng bạn cùng lớp”, kết quả là Q rịm có một vết bầm tím trên mặt mà cô em tinh quái nhỏ Diệp khơng bao giờ tin đó là hậu quả của việc ngã xe như Quý nói (Gia sư). Hình hài “ốm nhom ốm nhách” của Quý ròm còn được đưa ra làm minh

chứng trong giờ Thể dục của thầy Đoàn. Khi thầy giới thiệu với học trò về tầm quan trọng của thể dục đối với sức khỏe và trí tuệ con người rằng “một trí óc minh mẫn chỉ có thể có trong một thân thể tráng kiện” thì Lâm, thủ lĩnh băng “tứ quậy”, đã dẫn ngay một ví dụ hùng hồn để phản bác lại ý kiến của thầy: “Thưa thầy, ngày xưa thì em khơng biết nhưng ngày nay em thấy bạn Quý rịm có tráng kiện tí nào đâu mà sao bạn ấy vẫn học giỏi hơn em gấp nhiều lần đấy ạ!” (Tiết mục bất ngờ). Biết mình thân hình cịi cọc, bình thường Q rịm vẫn vui vẻ với sự trêu chọc của bạn

bè, nhưng cũng có lần sự động chạm ấy đã khiến chàng còm phải nổi khùng. Đó là

lần Q rịm dạy học cho hai chị em Tỉ Tỉ và Muội Muội, khi “thầy” ra câu đố

“Người gầy như con cá gì?” thì cơ học trị Tỉ Tỉ đã trả lời ngay không cần suy nghĩ

“Cá ngài”. Trong lúc “giáo viên chính” Q rịm và “giáo viên phụ” Tiểu Long

đang ngẩn tò te và vắt óc suy nghĩ xem cá ngài là cá gì trên cõi trần gian này thì Tỉ

Tỉ đã nhanh chóng giải đáp thắc mắc bằng một câu trả lời khiến “thầy” Quý tự ái

không để đâu cho hết và đùng đùng bỏ ra về: “Cá ngài tức là “ngài pháp sư” đó! “Ngài pháp sư” chả gầy nhom là gì!” (chẳng là sau khi “trừ ma” ở đồi Cắt Cỏ, Quý

ròm được người dân quê vùng đó gọi là “ngài pháp sư”) (Hoa tỉ muội). Tuy gầy gò

ốm yếu như thế nhưng Quý ròm lại rất “hung hăng”, mở miệng là hơ hào đánh nhau

(dù mỗi lần có đánh nhau thật, Quý ròm là người chạy đầu tiên). Sự hung hăng ấy của Quý ròm cũng một phần là do tính ba hoa, chun chơi trị “dóc tổ”. Bản thân

Quý đã nhiều lần “sáng tạo” nên những câu chuyện đầy li kì hấp dẫn để “nói cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 112 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)