Từ bài học cho thiếu nh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 81 - 91)

Để sáng tác văn học thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh trước hết là một người bạn

của thiếu nhi, chính xác hơn là một người bạn lớn của thiếu nhi. Nhà văn cùng các em chia sẻ tâm sự, chia sẻ những thú vui, chia sẻ suy nghĩ và chia sẻ cả hành động.

Nhưng nhà văn cũng đồng thời mang đến cho các em sự hiểu biết, đóng vai trị của

một người dẫn đường thông minh và tỉnh táo để định hướng cho các em. Truyện Nguyễn Nhật Ánh trước hết là những cuốn sách bổ ích giành cho thiếu nhi.

Nguyễn Nhật Ánh đã mượn lời của cơ giáo Trinh trong Kính vạn hoa để nói về vẻ đẹp và tầm quan trọng của học thức bằng một hình ảnh so sánh thú vị “con cơng trang sức bằng bộ lơng, cịn con người trang sức bằng học thức”. Ngay từ tập

đầu của bộ truyện Kính vạn hoa Nguyễn Nhật Ánh đã giới thiệu với bạn đọc nhỏ

tuổi hình ảnh của một nhà khoa học tương lai: Q rịm. Sở dĩ Q rịm có thể thực hiện được các màn ảo thuật hấp dẫn như biến nước thành lửa, lấy máu vẽ tranh v.v.

là do đã nắm chắc về tính chất của các chất hóa học và các phản ứng hóa học khi cho các chất tác dụng với nhau. Những hiểu biết đó khơng chỉ là kiến thức trong sách vở mà còn là những điều Quý ròm đã mày mò đọc thêm trong các sách cũng như tài liệu khoa học khác. Khi thằng Mạnh, em họ Quý ròm ở dưới Vũng Tàu lên chơi, trong lúc anh Quý đi học nó ở nhà tha thẩn khơng có việc gì làm, định khám

phá tủ sách của ông anh thì nhanh chóng mất hứng vì sách của anh Quý “toàn là sách khoa học”, trong khi với Mạnh nó chỉ hứng thú với những truyện trinh thám, những phim hình sự. Hay khi chị Ngần bạn anh Vũ đến chơi, thực tình là đến nhờ Quý giải giùm một câu đố, chị đã rất ngạc nhiên về khả năng giải đáp nhanh của Quý cũng như việc Quý không xa lạ gì với mục “Đố vui” trên báo. Chị Ngần đâu biết rằng Quý cũng là đứa suốt ngày săn tìm các câu đố vui, các mục đố vui để thử sức mình đến mức nó phát chán vì những câu đố càng ngày càng ít kích thích trí tị mị của nó và nó có thể giải đáp hầu hết những câu đố hóc búa một cách dễ dàng. Quý ròm được mệnh danh là một “siêu học sinh”, một “thần đồng toán”, một “học

sinh cực kỳ xuất sắc về các môn khoa học tự nhiên, là niềm tự hào của nhà trường trong các kỳ thi tốn lý hóa tồn thành”. Tất cả những thành cơng ấy của Q rịm một phần là do khả năng vốn có của bản thân nhưng một phần rất quan trọng nữa là do niềm say mê của Quý với những môn học này, thậm chí với tất cả những gì thuộc về khoa học tự nhiên, những gì kích thích óc phán đốn, suy luận và tư duy logic đều có một sự hấp dẫn kỳ lạ đối với Quý ròm. Đối với Quý ròm, khoa học

không chỉ là niềm đam mê mà tinh thần khoa học, phẩm chất của một nhà khoa học cịn là một điều gì rất thiêng liêng, là một thứ danh dự không dễ dàng đánh đổi. Tuy còn nhỏ nhưng Quý đã tỏ rõ bản lĩnh khi sẵn sàng “đối đầu” với anh Vũ để bảo vệ

những hoạt động khoa học chính đáng của mình với một tâm niệm “nhà khoa học thì khơng thể nói sai sự thật” dù vì bảo vệ sự thật mà có thể phải hi sinh tính mạng

như “ơng Bruno” (Nhà ảo thuật – Kính vạn hoa). Tình yêu khoa học đã ngấm vào

máu của Quý rịm lúc nào khơng hay, nó trở thành động lực thôi thúc và cũng là

định hướng hành động cho Quý ròm trong nhiều tình huống. Q rịm có thể qn

đi bản tính nhát gan cố hữu của mình để khám phá những sự việc bí hiểm, khó hiểu như gặp những câu thơ trên chùa Phật Nằm khi đến Vũng Tàu, lời đồn đại về ma đốt pháo bông trên đồi Cắt Cỏ hay lũ quỷ một giị ở nhà ơng Sáu Cảnh trên Xóm Đầu Cầu, những hành động mờ ám của người đàn ông lạ trong rừng, v.v. không đơn giản chỉ vì tính tị mị, đằng sau đó chính là tinh thần của một nhà khoa học

thực thụ ln muốn tìm ra sự thật và ln tin vào những phán đốn của mình. Cũng có tinh thần “say mê” như Quý ròm nhưng đối tượng của nhỏ Hạnh không phải là

mớ chai lọ lỉnh kỉnh mà là những quyển sách. Nhỏ Hạnh là “nhà thông thái”, là “bộ từ điển biết đi” cũng bởi vì nó đã “nuốt” trong đầu không biết bao nhiêu quyển

sách. Ngoài niềm đam mê món “bị viên”, Hạnh cịn niềm đam mê “món sách”. Với Hạnh thế giới được mở ra qua từng trang sách, và nó cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi những hiểu biết của mình có thể giúp được bạn bè, thậm chí giúp chính mình trong những lúc khó khăn. Nhỏ Hạnh đã có lần giúp Quý ròm giải tỏa thắc mắc về các loại cá, trấn an tinh thần Quý ròm bằng câu thần chú trừ tà ma “án ma ni bát mê hồng”, gợi ý cho các bạn cách định hướng đường đi khi lạc trong rừng, hoặc giúp các bạn nhỏ trên bờ biển Vũng Tàu trong trò chơi với âm “cờ” (c) v.v. Không cần hô hào khẩu hiệu, chỉ bằng việc kể lại những việc làm của các bạn nhỏ như Quý ròm, nhỏ Hạnh, Nguyễn Nhật Ánh đã dạy thiếu nhi bài học về tình yêu khoa học, đã

truyền cho các em niềm say mê học tập, ước vọng được khám phá những chân trời tri thức. Qua câu chuyện của những nhân vật cụ thể, nhà văn còn muốn nhắn nhủ

với thiếu nhi rằng mọi sự thành công ở bất kỳ một lĩnh vực nào đều địi hỏi phải có

tình u, có niềm đam mê thực sự và có sự khổ luyện bền bỉ. Tiểu Long là học sinh

trung bình trong lớp, học kém hầu như tất cả các môn nhưng lại là một võ sĩ rất tài

thân hình to lớn mà bởi vì nó hằng ngày đã đổ mồ hơi luyện tập tại “võ đường” sau

vườn nhà mình. Ngay cả mơn ném bóng, một khi đã quyết tâm, Tiểu Long cũng kiên trì tập luyện trước sự tò mò, thắc mắc của bạn bè và gia đình để rồi có thể đạt

đến trình độ “bách phát bách trúng”. Nhưng cả trong chuyện học tập, Tiểu Long

cũng là một minh chứng hùng hồn cho nhận định rằng “khi bạn quyết tâm và kiên trì, bạn có thể vượt qua nhiều thử thách”. Tiểu Long vốn sợ tốn như sợ hùm, “nhìn thấy những hình vẽ vng vng trịn trịn là nó sợ vãi cả mật”, rồi nhìn thấy quyển sách tốn là nó “hết muốn sống”, nhìn thấy thầy Hiếu dạy tốn là nó trốn như kẻ trộm gặp cảnh sát (nhưng kỳ lạ là nó lại chơi thân với một thần đồng toán). Vậy mà

sau hơn hai tháng “miệt mài học tập” với “ơng thầy nóng tính” Q rịm (mà thực

chất là dưới sự hướng dẫn tận tình của “cơ giáo” Hạnh), Tiểu Long đã lập được kỳ tích, nó khơng những hết sợ mơn tốn mà cịn có thể trả lời vanh vách các câu “vặn vẹo” của thầy Hiếu và ung dung lĩnh điểm 10 trước sự ngỡ ngàng của các bạn trong lớp (Ơng thầy nóng tính). Kiên trì và rèn luyện có thể dẫn đến thành cơng và ngược lại, dù thông minh nhưng lơ là lười biếng vẫn hồn tồn có thể gặp thất bại. Trường hợp của Cu Mùi trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là như vậy. Khi Cu Mùi bắt

cái đầu óc mất tập trung thường ngày phải tập trung cao độ, rồi “tôi (Cu Mùi) đã

học bài như điên, tôi vùi đầu vào tập không cả ăn chơi, mặc kệ tiếng réo gọi tuyệt vọng của thằng Hải cò, con Tủn và con Tí sún khơng ngừng đập vào cửa sổ” thì Cu Mùi nhanh chóng có một bộ sưu tập những điểm mười. Nhưng ngay khi “tôi bắt đầu

lơ là bài vở” thì cũng nhanh chóng khơng kém, Cu Mùi “rời bỏ đỉnh vinh quang để

quay về với những ngày tăm tối” của những điểm bốn, điểm năm ngày nào.

Không chỉ khơi gợi ở thiếu nhi ý thức học tập, với kinh nghiệm của một

người đã từng theo nghề sư phạm, Nguyễn Nhật Ánh còn hướng dẫn cho các em

những cách học tập hiệu quả. Trước tình trạng học sinh ngủ gật trong giờ Giáo dục Công dân và phàn nàn về việc không thể nhớ nổi kiến thức của môn này, cô Lan Anh đã hướng dẫn các em cách học bài: “Cô nghĩ, học môn giáo dục công dân các em không nhất thiết phải thuộc vanh vách từng câu trong bài học. Về chi tiết, các em có thể quên đi. Cơ chỉ cần các em nhớ những điểm chính mà thơi”, đồng thời cô

đề xuất cách thức học bài trên lớp, để các em tự chuẩn bị và tự thuyết trình về nội dung của bài học sắp tới (Mười lăm ngọn nến – Kính vạn hoa). Việc thay đổi cách học có thể khiến các em gặp khó khăn lúc đầu nhưng với việc phải tự mình tìm hiểu nội dung bài học và tự mình trình bày trước lớp để cô giáo và các bạn cho ý kiến sẽ giúp các em hiểu bài và nhớ bài lâu hơn, hơn nữa, đó cịn là cách rèn luyện cho các em cách diễn đạt và tâm thế khi đứng trước đám đơng. Phương pháp ấy hồn tồn có thể áp dụng đối với những môn học tương tự như Giáo dục Công dân. Hay từ việc học sinh u thích bộ phim truyền hình nhiều tập “Bao thanh thiên” nên thuộc làu làu sử Trung Quốc mà quên mất sử Việt Nam, cô Trinh chủ nhiệm lớp 8A4 đã bàn với cô Nga dạy Sử tổ chức một cuộc thi hoạt cảnh lịch sử giữa các tổ học tập trong lớp. Hoạt động này không những giúp các em hứng thú hơn trong việc học tập mà mục đích chính là để các em có ý thức tìm tịi và hiểu biết về lịch sử của dân tộc. Ngồi cách học nhóm và thi đua giữa các tổ, những học sinh lớp 8A4 cịn nghĩ ra cách “học bằng thơ”. Khơng chỉ được chứng kiến cuộc so tài cao thấp giữa “Thi sĩ Hồng Hơn” Lâm và “thi sĩ Bình Minh” Q rịm, lớp 8A4 còn được hưởng những thành quả hữu dụng từ những cuộc thi tài đó. Các phương trình hay cơng thức lượng giác trong toán học bỗng trở nên dễ nhớ với sáng tác của “thi sĩ Hoàng Hôn”: Đối

chia huyền là “sin” thấy rõ. Kề chia huyền ta có “cosin”. Cịn “tang”: kề dưới đối

trên. “Cotang”: đối dưới kề trên đó mà! Cịn các cơng thức hóa học, hay những quy

tắc trong tiếng Anh cũng trở nên dễ thuộc và dễ vận dụng hơn khi chúng lần lượt

được thể hiện bằng những câu thơ. Nhờ có cuộc thi thơ học tập này mà Lâm từ một

học sinh lười học đã trở nên chăm chỉ, từ chỗ nghịch ngợm, quậy phá đã trở nên

điềm đạm và nhún mình hơn. Còn Quý ròm sau cuộc thi này cũng bớt hiếu thắng hơn. Sự chia sẻ trong hoạt động học tập về những cách học hay, những kiến thức bổ

ích khơng những giúp học sinh học tốt hơn mà cịn giúp các em đến gần nhau hơn. Dù khơng phải là loại sách khoa học thường thức nhưng truyện Nguyễn Nhật Ánh đã trực tiếp cung cấp cho các em nhiều kiến thức bổ ích. Bên cạnh những kiến thức liên quan đến bài học và các môn học trên lớp như hình học, đại số, hóa học, vật lý, tiếng Anh, kiến thức về cây xanh và việc bảo vệ mơi trường, v.v. các em cịn

có thêm những hiểu biết về cuộc sống, về nhiều lĩnh vực và nhiều công việc khác nhau trong xã hội. Ở một góc độ nào đó, truyện Nguyễn Nhật Ánh còn truyền thụ

cho các em những “kĩ năng sống”. Câu chuyện của Đặng Đạo vì đêm đêm phải giúp mẹ đi gom rác ở chợ mà sáng ra ngủ gật trên lớp vừa giúp các em hiểu thêm về sự vất vả trong công việc của những cô chú làm công nhân vệ sinh vừa giáo dục cho các em suy nghĩ và thái độ đúng đắn với những công việc khác nhau trong xã hội. Chính bản thân các em đã tự nhận thấy rằng khơng có nghề nào là thấp hèn hơn nghề nào, tất cả những cơng việc lao động chân chính trong xã hội đều đáng được trân trọng. Có những công việc các em được trải nghiệm như làm một ảo thuật gia (Nhà ảo thuật, Bí mật kẻ trộm), tập làm thầy cơ giáo với vai trị của một gia sư (Ơng

thầy nóng tính, Gia sư, Hoa tỉ muội) hay tập làm thám tử (Thám tử nghiệp dư, Con mả con ma, Mùa hè bận rộn, Kho báu dưới hồ, Khách sạn hoa hồng). Có những

cơng việc các em được tìm hiểu, được giới thiệu như nghề cascadeur với vị võ sư Kim Liên lừng danh (Cú nhảy kinh hồng), cơng việc của những đoàn kịch (Đoàn

kịch tỉnh lẻ) hay những đồn làm phim (Cỗ xe ngựa kỳ bí), hoặc cơng việc và đời

sống của những cầu thủ bóng đá (Tấm huy chương vàng). Có những cơng việc

không được giới thiệu riêng và tác giả cũng khơng có ý định giới thiệu nhưng qua

sự quan sát các nhân vật, các em cũng có thể hiểu được phần nào về cơng việc đó

như nghề nhà báo của ba nhỏ Hạnh (Kính vạn hoa), công việc lãnh đạo cả trường

của các thầy hiệu trưởng thơng qua hình ảnh thầy hiệu trưởng N’Trang Long

(Chuyện xứ Lang Biang), hay hiểu được một cách khái quát về công việc của các

nhà thơ qua hình ảnh ba chị Ni (Tôi là Bêtô). Nguyễn Nhật Ánh quả thực đã rất

“thức thời” khi đưa vào tác phẩm của mình những kiến thức về các nghề nghiệp trong xã hội. Dư luận gần đây có nhiều ý kiến về việc học sinh ngày nay chỉ biết

đến sách vở mà thiếu đi kiến thức thực tế, hay học sinh chỉ giỏi lý thuyết mà rất kém phần thực hành. Với cường độ học tập đến chóng mặt, chương trình học lại mỗi ngày một đổi mới, kết quả là cả giáo viên lẫn học sinh phải liên tục làm quen với sự thay đổi. Thời gian dành cho học chính, học thêm, rồi học phụ đạo, học ở các trung tâm khiến các em khơng cịn thời gian để dành cho những mối quan tâm khác

bên ngoài nhà trường, bên ngoài việc học. Cho nên việc cung cấp cho các em một vốn hiểu biết dù chỉ ở mức khái quát về các nghề nghiệp, các công việc khác nhau trong xã hội là góp phần giúp các em đến gần hơn với cuộc sống. Nguyễn Nhật Ánh

đã chứng minh rằng thiếu nhi ngày nay không phải là những “chú gà công nghiệp”,

các em rất thông minh, năng động và sáng tạo, chỉ cần người lớn có sự quan tâm và có những định hướng kịp thời sẽ giúp cho các em phát triển một cách toàn diện hơn. Bằng những câu chuyện rất cảm động về một người mẹ làm công việc dọn vệ sinh, một người anh vì kiếm tiền cho gia đình mà phải làm cơng việc đầy nguy hiểm của một diễn viên đóng thế, một người chú sẵn sàng vượt qua rào cản của gia đình để

theo đuổi niềm say mê đóng kịch, dù biết rằng cơng việc ấy chẳng có nhiều tương

lai, hay câu chuyện về một cầu thủ bóng đá đã đứng lên như thế nào sau thất bại để khơng phụ lịng những người hâm mộ, v.v., tất cả những điều đó giúp các em hiểu

hơn trước hết những người thân của mình, những người sống xung quanh mình và

nhiều người khác trong xã hội, từ đó các em biết yêu lao động và biết trân trọng những giá trị cũng như những thành quả của lao động chân chính. Sâu xa hơn, vốn kiến thức ấy sẽ giúp các em “hướng nghiệp” sau này hoặc ít ra cũng giúp các em có thêm kinh nghiệm, thêm hiểu biết cho cơng việc của mình trong tương lai.

Qua các chuyến du lịch vào những dịp hè của các bạn nhỏ trong truyện Kính

vạn hoa, Nguyễn Nhật Ánh còn giúp các em hiểu thêm về đời sống của người dân tộc ở Bảo Lộc, Lâm Đồng (Phù thủy); về đời sống của thiếu nhi các vùng nông thôn (Bắt đền hoa sứ, Hoa tỉ muội), đời sống của nhóm trẻ em đường phố (Cuộc so tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (Trang 81 - 91)