Chƣơng 3 : PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN
3.3. Không gian, thời gian
3.3.1.1. Không gian trong chiến tranh
Chiến tranh từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh đối với cuộc sống con ngƣời. Viết về chiến tranh là một đề tài đƣợc nhiều nhà văn khai thác ở các góc độ khác nhau. Có khi đó là sự hi sinh, mất mát, đau thƣơng hay là những giây phút chiến đấu sinh tử giữa nhân dân ta và quân xâm lƣợc. Trong truyện ngắn Dạ Ngân, ngƣời đọc hình dung ra bức tranh hiện thực tàn khốc của cuộc chiến thông qua không gian bị cày xới, đổ nát, sặc mùi bom đạn. Truyện ngắn Trăng về là bức tranh sinh động về khơng gian
nhuốm màu chết chóc, thiếu vắng hơi ngƣời nơi vùng sơng nƣớc Nam Bộ trong những ngày chiến tranh ác liệt: “Nước bắt đầu bó chân nhóm người
trong chịi cứ, thứ nước của đồng trũng mỗi năm một lần đến hẹn lêu bêu vàng do cây cỏ bị nhấn chìm lâu ngày. Những liếp chuối xìu xuống như bị chất độc, đưng sậy ngoi ngóp, loi thoi, cịn chăng là những cây gáo, cây
trâm bầu như những gã đàn ơng gan lì bám trụ. Những con nhái nhảy lên bấu víu vào lá cây, những con cịng bị lang thang trong chịi cịn lũ rắn thì di chuyển rung rung giữa những thân sậy để tìm những chỗ trú ẩn khơng có hơi người” [22, 111]. Nổi lên trong khơng gian lạnh lẽo, thiếu hơi ngƣời đó
là âm thanh khô khốc, điên loạn của súng đạn, máy bay: “Những loạt súng
của hai cái đồn thỉnh thoảng khạc lên điên loạn như chúng ở trong tay những kẻ tâm thần”, “những tràng trọng liên giật mình ấy khiến người ta lạnh xương sống”, “đạn pháo của những chi khu dành cho những vùng tự do oanh kích vọng tới ì ầm như những dàn sấm mùa hè, thỉnh thoảng lại có tiếng đi về rền rền của đám B52 tham gia chiến dịch nhổ cỏ U Minh” [22;
112].
Trong truyện ngắn Câu chuyện nhiều năm, sự tàn khốc của chiến
tranh đƣợc ngƣời đọc hình dung một cách chân thực và rõ nét nhất qua những dòng văn thấm đẫm chất hiện thực: “Tiếng đại liên trực thăng rôm
rốp, tiếng động cơ xiết những vịng hẹp. Bất thần có tiếng máy bay trực thăng, hàng chục chiếc, không kịp trở tay đã xé gió, xé đọt cây hồng hộc, chớp nhống” [17; 11]; khơng gian bị bầm dập bởi bom đạn: “Không gian bầm dập, bầu trời bị kéo xệ xuống mí vườn, nơi những loạt pháo đồng ca bài ca dã man tàn phá” [17;13].
Đường dây một người là bức tranh chân thực về sự tàn phá, hủy diệt
của chiến tranh: “Ngoài kia là cánh đồng thân yêu giờ đã hoang vắng, hàng
ngày bị lũ máy bay trinh sát và các loại trực thăng kiểm sốt gắt gao. Phía trong là vườn dừa và các loại cây ăn trái khác ngã liệt vì bom đạn và chất độc hóa học. Những người bám trụ sống trên mơ đất nhỏ trồi lên giữa mé bãi sình sụp” [17; 96]