Chƣơng 3 : PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN
3.1. Ngôn ngữ
3.1.4. Ngơn ngữ đậm chất trữ tình
Đọc truyện ngắn Dạ Ngân, bên cạnh mảng hiện thực cuộc sống, ngƣời đọc cũng cảm nhận đƣợc chất trữ tình đằm thắm trong mỗi trang văn miêu tả con ngƣời và thiên nhiên. Trải dài trong truyện ngắn Hôm ấy trời đẹp lắm là tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng của nhân vật “anh” – một Việt
kiều trƣớc khung cảnh thiên nhiên quê hƣơng: “Một con nhái nhỏ như một
hột đậu đen từ mép ruộng nhảy lên mu bàn chân anh. Nó ngồi lại một chút rồi biến vào trong cỏ, để lại chỗ đó cảm giác man mát, ngồ ngộ” [22; 253].
Thiên nhiên và con ngƣời hiện lên nhƣ có một sự giao cảm tinh tế bởi ngôn từ chắt lọc: “Cái bờ kinh đã nhấn chìm cái bờ ngàn thương nhớ của anh
xuống dưới nó. Khơng cịn biết đâu là đâu. Bơng so đũa trăng trắng, đong đưa và nước đang lên óc ách mép bờ. Anh tần ngần hồi lâu, nắng sớm như có mật ong, gió chướng có mùi nước bạc nhưng cái bờ ngàn mãi khơng cịn. Anh nghe thấy tiếng trâu ăn cỏ, tiếng dế gáy, tiếng chó sủa trong ngày trai tráng hai bên giang đồng ới nhau đi dặm chuột…” [22; 254]. Để rồi khi
xa quê, anh vẫn nhớ mãi kỉ niệm về mối tình đầu của mình trong buổi chiều hoàng hơn thơn q n bình: “Anh nhớ mãi hơm anh mở lời với Tím ở đầu
ngàn, hơm ấy hồng hơn mùa gặt đẹp sững sờ, thứ mặt trời ấy đã theo anh sang Ca li nhưng khơng có ánh lửa đốt đồng chập chờn ở chân trời, khơng có bờ cỏ và rơm rạ. Hôm ấy, trời đã đãi anh một buổi chiều mà anh đã nhớ mãi suốt hai mươi năm” [22; 262].
Trong truyện Trên mái nhà người phụ nữ, những ngôn từ miêu tả
đƣợc nhà văn sử dụng rất nhuần nhuyễn, đậm chất trữ tình, mang lại hiệu quả cao trong việc khắc họa vẻ đẹp nên thơ của một vùng quê thanh bình, yên ả trong ánh hoàng hôn: “Hồng hơn vãi xuống giữa dịng một dải lụa
ửng tím. Vài cánh cị chểnh mảng trên không trung nghi ngút màu lam, màu trắng nuột nà trở thành điểm sáng riêng tư lãng mạn trên trời chiều. Tiếng bần rụng thảng thốt trong biền lá, từ đó vọng ra tiếng chim bìm bịp trên mặt sông như tiếng vỗ khắc khoải trên mặt trống” [27; 49]. Trong khơng
gian n bình, lãng mạn ấy, con ngƣời cũng trở nên đẹp đẽ, trọn vẹn hơn: “Nụ cười run rẩy như một đóa quỳnh xịe nở, nụ cười khơng giấu nổi cái
hạnh phúc trinh nguyên, nụ cười thú nhận sự chuyển hóa từ cái nụ bỗng dưng thành cái bơng đang nở ra kì hết, nụ cười thú nhận cái vẻ phụ nữ trọn vẹn của mình” [27; 42].
Với một niềm trăn trở và trái tim tin yêu về con ngƣời, ngôn ngữ đƣợc Dạ Ngân sử dụng trong truyện ngắn mang dấu ấn cảm xúc cá nhân, đậm chất trữ tình. Ngơn ngữ truyện ngắn của nhà văn vì thế mang nét phong cách riêng, trầm lắng và giàu tình cảm chứ khơng mang thái độ khách quan, lạnh lùng nhƣ nhiều nhà văn khác. Nói cách khác, ngơn ngữ trữ tình trong truyện ngắn Dạ Ngân đã hoàn thành thiên chức chứa chở linh hồn tác phẩm, biểu đạt sâu sắc thế giới tâm hồn, tình cảm của con ngƣời.