Chƣơng 3 : PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.3. Đặt nhân vật vào các tình huống để nhân vật tự bộc lộ bản chất, tính
tính cách
Tình huống là yếu tố nghệ thuật quan trọng trong tác phẩm tự sự. Tình huống chính là điểm giao cắt của nhiều yếu tố cùng một lúc, qua đó tính cách nhân vật tức thì hiện ra và vấn đề đột nhiên đƣợc phơi mở. Nhà văn Nguyễn Minh Châu gọi đó là “một lát cắt, một khúc của đời sống nhƣng qua lát cắt, khúc cây ấy ngƣời thấy đƣợc trăm năm của đời thảo mộc”, “một khoảnh khắc cuộc sống với một vài sự việc diễn biến sơ sài và cũng bình thƣờng thơi nhƣng bắt buộc con ngƣời ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí đó là cái khoảnh
khắc chứa cả một đời ngƣời” [6;44]. Nếu tiểu thuyết dõi theo cả một hay nhiều số phận nhân vật, tái hiện một bức tranh xã hội rộng lớn thì truyện ngắn tập trung vào một khoảnh khắc, trong đó xây dựng một tình huống truyện. Dù là những cốt truyện giàu kịch tính hay những cốt truyện khơng có biến cố, truyện ngắn vẫn phải dựa vào một tình huống nhất định. Trong một truyện ngắn, việc tạo ra tình huống nhƣ thế nào cho độc đáo là một yếu tố rất quan trọng góp phần khẳng định tài năng và phong cách riêng của một nhà văn.
Trong truyện ngắn của mình, Dạ Ngân đã đặt nhân vật vào những tình huống đắc dụng để qua đó làm nổi bật bản chất, tính cách của các nhân vật. Truyện ngắn Con chó và vụ li hơn kể về những mâu thuẫn dẫn tới việc li hôn của hai vợ chồng Đoan – Nhiêu. Điều kì lạ là những mâu thuẫn này đều có liên quan đến sự xuất hiện của con chó Mực. Tình huống ngƣời vợ (Đoan) mang con chó Mực về ni đã thể hiện đƣợc rõ nét nhất bản chất, tính cách của ngƣời chồng. Nếu nhƣ trƣớc đó, Đoan chỉ thấy chồng là ngƣời q kĩ tính, ít giao tiếp với bạn bè vì sợ tốn kém thì sau khi có sự xuất hiện của con chó Mực trong nhà, chồng Đoan lại tỏ rõ bản tính thơ bạo, ích kỉ của mình. Ghen tị trƣớc sự quan tâm của vợ và đứa con gái dành cho con Mực, Nhiêu luôn thể hiện thái độ dè chừng, nghiêm khắc với nó: “Mỗi khi
Mực lỡ đi chơi khuya về và nơn nóng dập cửa – nó khơng biết dè dặt hay sợ sệt, khơng biết tự rút ra những bài học – Nhiêu bắt nó chờ thật lâu rồi mới uể oải chui ra khỏi mùng. Lần nào Mực cũng bị vài cái đá.” [18; 27] Đỉnh
điểm của sự thơ bạo thậm chí nhẫn tâm của ngƣời chồng là khi anh ta ném ba con chó con của Mực xuống sơng và giết thịt con Mực.
Truyện ngắn Hài kịch cuối đời đƣợc Dạ Ngân xây dựng một tình
huống thật éo le: đám tang của ngƣời mẹ. Đây là tình huống buộc nhân vật phải chọn lựa giữa lòng tự trọng và sự giả dối. Hai Kiên vốn xuất thân là lính, hịa bình ơng chuyển ngành. Với thâm niên ăn nói nhờ làm cái việc hơ hào nhiều năm, ơng đƣợc nhận vào cơ quan tổ chức của Tỉnh ủy. Ông cũng là ngƣời an phận với hạnh phúc giản dị, nhỏ bé của mình nhờ tài tháo vát bẩm sinh của bà vợ làm ở nhà khách tỉnh: “Khi nhúm bột ngọt, khi cân
đường, củ tỏi, những suất ăn thừa hàng bữa của khách, hàng tháng bà đã gánh được cái phần gia vị cho cái bếp của gia đình” [18; 89]. Ngay cả khi
cuộc sống đã đến sát chân tƣờng (bà vợ bị cho nghỉ hƣu, nghề chăn nuôi tới lúc hết thời, cậu con út theo học trên Sài Gịn khơng ngớt đƣa thƣ về quy định mỗi tháng hai trăm ngàn) nhƣng “người chiến sĩ như ơng tự biết mình
càng phải chịu đựng ngoan cường để làm gương” [18; 89]. Tuy nhiên,
trƣớc tình huống ngƣời mẹ ở quê mất, Hai Kiên đã khơng cịn giữ đƣợc phẩm chất trung thực của ngƣời lính năm xƣa.Vì khơng muốn ngƣời vợ cằn nhằn chuyện tiền nong, muốn giữ thể diện trƣớc đám em thành đạt, đầy đủ, Hai Kiên đã ăn trộm số tiền cơ quan gửi viếng mẹ mình: “Hề chi một sợi
tóc của Thạch Lam…bấy nay đã có bao người nhởn nhơ bước qua nó. Có lẽ phải trí trá chút đỉnh như vậy thật. Nếu hành động trót lọt thì cơ quan chẳng mất gì ngồi số tiền trước sau gì cũng khơng thu lại được, cịn ơng thì sẽ có cái mà giữ thể diện với bầy em khá giả, ông sẽ không vướng nợ người em nào để bà vợ oai quyền của ơng chí chóe” [18; 94].