Sự cô đơn của mỗi thành viên trong gia đình hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật truyện ngắn dạ ngân (Trang 41)

4. Cấu trúc luận văn

2.2. Các vấn đề xã hội

2.2.4. Sự cô đơn của mỗi thành viên trong gia đình hiện đại

Cô đơn là một phạm trù thuộc lĩnh vực tinh thần, là cái không thể nhìn thấy, sờ thấy mà chỉ có thể cảm nhận thấy. Trong giai đoạn văn học trung đại, vấn đề con ngƣời cô đơn đã đƣợc nói đến nhƣng chƣa thực sự rõ nét. Đến giai đoạn văn học 1930 – 1945, nỗi cô đơn, bế tắc đã trở thành tâm trạng chung của các nhà thơ Mới và của con ngƣời lúc bấy giờ. Ta nhận thấy sự cô độc trong thơ Xuân Diệu:

Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta

(Hi Mã Lạp Sơn) hay sự lẩn tránh thực tại trong thơ Chế Lan Viên:

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền, đau đớn với buồn lo

Tuy nhiên: “Chưa có giai đoạn nào trong văn học những biểu trưng của nỗi cô đơn trong đời người xuất hiện nhiều như giai đoạn này. Nỗi cô đơn gắn liền với những hình tượng đầy sức gợi liên tưởng (…). Nhìn đâu cũng thấy ám ảnh, hành hạ” [30;123]. Xã hội bƣớc vào nhịp vận động hiện đại, kéo theo nó cái guồng quay hối hả, tấp nập nhiều khi tàn nhẫn bởi mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời ngày càng phức tạp hơn. Lắng sâu trong những âm vang và sự ồn ã của đời sống hiện đại, con ngƣời tự chiêm nghiệm ra cái cô đơn trong cõi lòng mình. Trong truyện ngắn Dạ Ngân, ta thấy nỗi cô đơn hiện hình đa dạng dƣới nhiều góc cạnh khác nhau. Đầu tiên là lớp ngƣời phụ nữ bƣớc ra từ chiến tranh với nỗi cô đơn mang tính lịch sử,

sự truyền kiếp thiếu ngƣời đàn ông trong nhà nhƣ chị Hai Mận (Trên mái

nhà người phụ nữ). Hai Mận cũng nhƣ bao ngƣời phụ nữ khác, cũng có

một thời thanh xuân với mối tình đầu trong sáng, lãng mạn “Chị yêu thầm anh bộ đội có gương mặt của cậu học sinh thành đạt, trên đó, khi vui hay khi buồn đều toát ra vẻ thanh cao, thơ trẻ” [27; 43]. Với chị, lúc đó chiến tranh cũng chỉ “lảng vảng đâu đó bên ngoài cảm giác của trái tim đang yêu”. Thế nhƣng chiến tranh luôn đi liền với những nỗi khổ. Một lần, đơn vị của anh bộ đội tên Cƣờng lại đáo về nhƣng ngƣời xuất hiện trƣớc cửa nhà chị với cây súng và cái ba lô của Cƣờng và cả cây chèo bằng gỗ đƣớc không phải là Cƣờng: “Kí ức chị lại phải lưu giữ hình ảnh một anh Cường với gương mặt phún phím lông tơ, nụ cười vụng về và ánh mắt lành như buổi sớm” [27; 45]. Lần yêu thứ hai trong cuộc đời Hai Mận lại vẫn là một anh bộ đội. Lần này, trái tim đã đằm thắm của chị gặp đƣợc một ngƣời thâm trầm. Tráng yêu chị bằng một tình yêu giản dị, chân thành, coi bé Thảo (con nuôi của Hai Mận) nhƣ con đẻ của anh và chị cũng muốn đáp lại tình cảm của anh bằng một sự bất ngờ trọng đại khi chị thuộc về anh. Thế nhƣng một hôm: “Vào lúc hừng đông, sông Nước Đục mù mịt sương, tưởng như có thể múc được bằng nón, đơn vị của Tráng trở về, mình mẩy người nào cũng bốc mùi thuốc đạn. Trên chiếc xuồng Tráng thường đi trống trơ, chỗ anh ngồi vần vụ màu sương tang tóc.” [27; 50] .Khoảng trống trên chiếc xuồng của Tráng nhƣ một khoảng trống không sao bù đắp nổi trong cuộc đời Hai Mận: “ Nó như giông bão vừa cuốn phăng bóng cây vững chãi trên mái nhà chị”[27; 50]. Lần thứ ba, trái tim tƣởng chừng đã chai sạn vì mất mát của Hai Mận nhen lên ngọn lửa hạnh phúc khi ba bé Thảo xuất hiện. Tình yêu thƣơng dành cho bé Thảo và nỗi đau mất mát trong chiến tranh nhƣ một sợi

Hai Mận sẽ tìm đƣợc chỗ dựa vững chắc nhƣng một lần nữa, giông bão chiến tranh lại cuốn mất “cái bóng cây” trên mái nhà chị: “Chị đã chờ nhưng anh không bao giờ trở lại” [27; 54]. Ba ngƣời đàn ông xuất hiện trong cuộc đời Hai Mận đều là những ngƣời lính. Họ đến rồi đi, để lại trong chị nỗi cô đơn, mất mát không thể nào bù đắp. Cuộc đời Hai Mận cũng nhƣ bao ngƣời phụ nữ khác. Chiến tranh đã qua đi nhƣng nỗi đau mất mát, sự cô đơn đến trống trải, nghiệt ngã thì không thể nào nguôi ngoai: “Thời gian mới nghiệt ngã làm sao. Chị vẫn còn trinh nguyên mà con gái chị sắp không còn con gái nữa”[27; 42]. Nếu nhƣ trong các tác phẩm viết về chiến tranh của các nhà văn khác, chiến tranh đƣợc nhắc tới chủ yếu là bom đạn, sự chết chóc thì hiện thực chiến tranh trong tác phẩm của Dạ Ngân lại gieo vào lòng ngƣời đọc một cảm hứng khác: đó là những mất mát, hi sinh không nhìn thấy đƣợc của những ngƣời phụ nữ đi ra từ cuộc chiến.

Trong truyện ngắn Nhà không có đàn ông, ngƣời đọc nhận thấy một

gia đình nhiều thế hệ với nỗi cô đơn truyền kiếp. Từ cụ nội, bà cô, bà má đến chị của Út Thơm (Hai Thảo) đều sống trong cảnh cô đơn kéo dài, không hề có bóng dáng của ngƣời đàn ông trụ cột. Là con út, đã ngoài ba mƣơi tuổi nhƣng Út Thơm lại là ngƣời trẻ nhất nhà. Ở góa từ rất sớm và dù đã có một cậu con trai nhƣng trái tim Út Thơm vẫn khao khát có một tƣơng lai, một mái ấm hạnh phúc theo đúng nghĩa của nó. Và rồi chị cũng gặp một ngƣời đàn ông góa vợ đúng tiêu chuẩn. Sau hai cuộc gặp khá cặn kẽ ngoài đồng với ngƣời ấy, chị nhận thấy đã đến lúc phải báo cho cả nhà ý định tái giá của mình. Tuy nhiên, ƣớc mơ về hạnh phúc tƣởng nhƣ rất giản dị, chính đáng đó của Út Thơm lại gặp phải một rào cản rất lớn từ phía những ngƣời thân trong gia đình. Từ cụ nội coi việc ở vậy nuôi con nhƣ “một thứ thể

diện, một thứ của nả hồi môn cho con cháu” [27;107], bà cô xấp xỉ lục tuần vì những tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà tự mình không chọn đƣợc tấm chồng tới má, chị hai của Út Thơm đều là những ngƣời thà ở vậy suốt đời chứ nhất định không chịu tái giá. Họ ra sức lên án, kết tội Út Thơm khi chị đƣa ra ý định tái giá, dùng thứ vũ khí rất “đàn bà”: nƣớc mắt để ngăn cản, trói buộc khát khao hạnh phúc của chính ngƣời cháu, ngƣời con, ngƣời em của mình. Cụ nội với lí lẽ: “Bà nhắc con, bà đây góa chồng từ hồi cô con còn lẫm chẫm, được mọi người nể nang là nhờ ở vậy nuôi con, dạy cháu đàng hoàng. Nói vậy, chớ trò ong bướm muôn đời nó đâu cốc chừa mình, chiến thắng được nó mới là oanh liệt” [27;110]. Chị gái Út Thơm thì chen vào với thói quen hay đi tắt và rấm rẳn: “Có được một mặt con là đủ lắm rồi, còn tính chuyện đi bước nữa chi cho mệt.” [27;110]. Phải chăng không hẳn vì quyết tâm muốn giữ gìn nề nếp, gia phong mà chính vì tính ích kỉ đàn bà trong gia đình nữ quyền của Út Thơm đã “ gắp gọn ra khỏi trái tim người phụ nữ trẻ ấy khát vọng tình yêu, cái mà con người cần hơn mọi thứ vì từ đó mà có tất cả” [27;114]. Út Thơm đã sống một cuộc đời cô đơn ngay trong chính gia đình với những ngƣời thân yêu của mình bởi không tìm đƣợc tiếng nói đồng cảm, thấu hiểu, yêu thƣơng.

Nhân vật ngƣời mẹ trong truyện ngắn Người của mỗi người lại mang một nỗi cô đơn khác: cô đơn ngay trong chính ngôi nhà với những đứa con thành đạt của mình. Dù sống cùng ngƣời con trai và con dâu thành đạt, có của ăn của để nhƣng cuộc sống của bà lại chẳng khác gì một ngƣời thừa, ngƣời ở trong nhà. Mỗi sáng, mặc dù rất muốn dậy sớm để làm việc này, việc khác nhƣng vì câu nhắc khéo của nàng dâu: “Anh Hiển bị suy nhược thần kinh, đêm nào cũng khuya lơ mới chợp mắt, con còn không dám trở

mình nữa là” [27;58], bà đành nằm lại giƣờng, “co quắp như con tôm trên bếp lửa”, bồn chồn đếm từng nhịp thời gian lâu một cách nặng nhọc chờ trời sáng. Không chỉ bị gò bó trong nếp sinh hoạt, ngay cả những cố gắng của bà cũng trở thành nguyên nhân gây ra mối bất hòa giữa con trai và con dâu: “Ví như bà không quá lo xa mà cất keo mỡ nóng lên nóc chạn để tránh tầm tay táy máy của bọn trẻ, làm sao con mèo có thể gây án được. Tại bà mà nàng dâu phải ra tay với con mèo cưng của đứa con gái. Thế rồi con trai bà nhảy vào chuyện với sự cố bùng xòe lên không cách gì ngăn nổi như đám cháy từ vũng xăng.” [22; 62] .Sống trong nhà cùng con mà thân phận của bà chẳng khác gì một ngƣời ở, phải để ý từng cử chỉ, nét mặt của các con. Hơn nữa bà cũng không đƣợc chúng tin cậy bởi căn phòng của con trai và con dâu bà với cánh cửa kiên cố từ lâu nhƣ đã khƣớc từ bà. Căn phòng đƣợc giữ gìn cẩn mật hơn bất kì chỗ nào trong nhà: “Chiếc chìa khóa riêng của nó lúc nào cũng kè bên mình người con trai bà, kể cả lúc hai vợ chồng anh cùng đi vắng”; “Hai đứa nhỏ đã có lần bị mắng té tát vì vô ý bỏ ngỏ căn phòng” [22;63]. Đây chính là lí do khiến bà cảm thấy bị xúc phạm nhất nhƣng bà lại không dám để lộ tâm trạng đó bởi bà biết phận mình chỉ là kẻ ăn theo trong nhà. Để có tiền đi chợ bà đã phải cậy tới mớ đồ thứ phẩm chất đống ở sân sau, buôn bán với gánh ve chai, lông vịt. Thậm chí bà đã phải mua vẻ mặt tƣơi cƣời của cô con dâu trong mỗi bữa cơm bằng số tiền đút nhét thƣa thớt của cô con gái đang ở cách bà nửa giờ xích lô bởi con dâu bà “không có thói quen đi chợ sớm để mẹ chỉ việc ở nhà làm bếp, càng không có thói quen hỏi bà còn tiền không.” [22;71] .Cô độc, quạnh quẽ trong căn nhà của ngƣời con trai, bà đành tìm đến nhà ngƣời con gái để mong tìm đƣợc niềm an ủi phần nào, song đối với gia đình ngƣời con gái thì bà cũng

gái không tự tin và thấy bị sỉ nhục bởi sự xuất hiện của bà trong căn nhà sang trọng, hiện đại và nhất là trƣớc mặt những ngƣời bạn làm ăn của chúng. Vì vậy, một lần nữa bà đành phải rút lui khỏi ngôi nhà: “Với những đứa con đang muốn chối bỏ lai lịch đồng ruộng của mình”[27;75]. Bà chỉ còn niềm hi vọng duy nhất là đƣợc trở về quê ở với ngƣời con trai út, bên họ hàng, làng xóm nhƣng vì cuộc sống cơm áo vất vả mà ngay cả vợ chồng ngƣời con trai đã không hiểu đƣợc cho nỗi niềm của bà. Bởi đã có lần vì tự ý bỏ về quê nên bà đã khiến cho anh con trai út, một ngƣời không hay nổi giận nhƣ anh con lớn đã phải nổi giận: “Đã nói má phải ở đâu có lợi cho má mà cũng có lợi cho tụi con nữa…”[22; 69]; còn nàng dâu “dùi đục” của bà thì lầm bầm: “Nhà lầu, nước máy, xe cộ, thuốc men đủ đầy mà còn eo sách hoài”. Ngƣời mẹ đã không còn chốn để đi về, không thể tìm đƣợc sự đồng cảm từ chính những đứa con ruột của mình. Nhìn vẻ mặt của ngƣời con trai cả, bà vui mừng bao nhiêu khi biết vợ chồng anh đã làm lành với nhau nhƣng bà cũng nghẹn ngào, tủi phận bấy nhiêu khi nhận ra rằng anh không mừng chút nào khi bà lại có mặt ở nhà anh, thậm chí anh có vẻ thất vọng vì bà đã trở lại với anh: “Sao má không ở bển chơi vài bữa…bà thì lúc nào cũng hám việc với sợ mất đồ…”; “Từ phòng ngủ đi ra, như không nhìn thấy bà mẹ trong gian bếp, nàng dâu múc nước rửa mặt rồi trở lên nhà bằng những bước chân ngang nhiên” [22;76]. Chính sự thờ ơ đến nhẫn tâm của con cái đã đẩy ngƣời mẹ đến bƣớc đƣờng cùng: bà đã nghĩ đến cái chết để giải thoát cho chính mình “mắt bà bỗng dừng ở cái bể nước ở sân sau, bà có thể dầm mình trong đó để biến đi, nó sẽ thành cái mồ kiên cố cho bà” [22;77]. Với giọng trần thuật khách quan nhƣng không giấu nổi nỗi xót xa, Dạ Ngân đã cho ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sự đau đớn, cô đơn đến tận cùng

của chúng. Phải chăng đó cũng chính là dấu hiệu của một nền đạo đức gia đình đang ngày càng bị băng hoại trong xã hội thời hiện đại. Nhà văn đã nhìn nhận vấn đề không chỉ ở góc độ của một ngƣời viết văn mà còn bằng cả một sự phân tích lý giải của một nhà báo luôn tâm huyết với nghề trƣớc những vấn đề của xã hội, bằng cả sự mẫn cảm của một ngƣời phụ nữ bƣớc ra từ cuộc sống đời nhất và thực nhất. Điều này không chỉ khiến ngƣời đọc có cảm giác xót xa mà còn cảm thấy cần phải suy nghĩ về những vấn đề mà nhà văn đặt ra.

2.3. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Dạ Ngân

2.3.1. Khái niệm về nhân vật

Nhà sinh vật học Charles Darwin từng nói: “Không có một cuốn tiểu thuyết nào đƣợc coi là tuyệt tác nếu trong đó không có lấy một nhân vật để ta yêu thích”. Từ đó, ta có thể thấy rằng tuy nhà văn là ngƣời sáng tạo ra nhân vật nhƣng chính nhân vật tạo nên tên tuổi cho nhà văn. Mikhail Jurievich Lermontov cho rằng: “Nếu Shakerpear vĩ đại thì đó là ở Hamlet”. Nhân vật có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm. Vậy nhân vật trong văn học đƣợc xuất hiện từ đâu? Trong lí luận văn học, nhân vật văn học đƣợc định nghĩa là con ngƣời đƣợc nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phƣơng tiện văn học. Những con ngƣời này có thể đƣợc miêu tả kỹ hay sơ lƣợc, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thƣờng xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hƣởng nhiều lắm đối với tác phẩm.

Nhân vật văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật có tính ƣớc lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề

nghiệp, những đặc điểm riêng...Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Ở đây, nhân vật văn học đƣợc thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi ngƣời đọc phải vận dụng trí tƣởng tƣợng, liên tƣởng để dựng lại một con ngƣời hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó. Song cũng cần lƣu ý rằng nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất với con ngƣời thật trong đời sống.

2.3.2. Nhân vật trong văn học đương đại

Trong thời kỳ Đổi mới, nhân vật văn học vẫn còn bị ảnh hƣởng bởi kiểu xây dựng nhân vật trong văn học truyền thống. Nghĩa là con ngƣời luôn phải gắn với những vấn đề chính trị, xã hội lớn lao của đất nƣớc. Văn học thời kì này lấy lịch sử làm điểm quy chiếu nên con ngƣời bao giờ cũng “đƣợc khoác chiếc áo trùng khít với bản thân mình”, con ngƣời đƣợc xem nhƣ là chủ nhân của lịch sử. Trong văn học kháng chiến, nhân vật văn học luôn có tâm thế của con ngƣời mang trên vai trọng trách của lịch sử. Họ đƣợc ghi tên bởi các danh từ chung “chúng ta”, “nhân dân”, “đất nƣớc”. Vì vậy, nhân vật văn học trong giai đoạn này bao giờ cũng là những hình tƣợng trọn vẹn.

Mƣời năm đầu sau chiến tranh, văn học vẫn gắn với truyền thống, tuy nhiên đã có sự quan tâm hơn đến số phận con ngƣời (Miền cháy, Những

người đi từ rừng ra – Nguyễn Minh Châu; Kí sự miền đất lửa– Nguyễn

Sinh, Vũ Kì Lân…). Lúc này văn học bắt đầu xuất hiện những tác phẩm mang cảm hứng nghiên cứu về con ngƣời, lấy con ngƣời làm tâm quy chiếu lịch sử. Nhà văn bắt đầu quan tâm đến sự tồn tại cá nhân với tƣ cách là một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật truyện ngắn dạ ngân (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)