Miêu tả ngoại hình, hành động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật truyện ngắn dạ ngân (Trang 82 - 85)

Chƣơng 3 : PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.1. Miêu tả ngoại hình, hành động

Để xây dựng tính cách nhân vật, Dạ Ngân đã rất chú ý đến việc miêu tả ngoại hình. Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật. Đó chính là những nét về diện mạo, hình dáng, trang phục, cử chỉ, tác phong của nhân vật đƣợc biểu hiện trong tác phẩm. Chỉ bằng vài nét bút thoáng qua có tính chất chấm phá nhƣng Dạ Ngân đã tái hiện, dựng lên chân dung các nhân vật một cách rất rõ nét trƣớc mắt ngƣời đọc. Để từ chân dung đó, ngƣời đọc có thể nhìn thấu một cách sinh động, trọn vẹn tính cách nhân vật. Ngoài ra để ngƣời đọc có thể thấy đƣợc rõ nét tính cách của nhân vật Dạ Ngân cịn rất chú ý trong

việc mơ tả hành động của nhân vật. Thể hiện tính cách nhân vật qua miêu tả hành động là một thủ pháp cơ bản trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Hành động là những việc làm cụ thể của nhân vật trong các quan hệ ứng xử với các cá nhân vật khác nhau và trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Hành động đƣợc xem nhƣ là kết quả cuối cùng của quá trình nhận thức, quá trình tâm lý, quá trình tình cảm. Qua hành động, Dạ Ngân muốn để cho nhân vật của mình nói lên những suy nghĩ, tƣ tƣởng, trạng thái diễn biến bên trong nhân vật.

Hình ảnh ngƣời lính mật thám chế độ cũ trong cuộc gặp gỡ với nhà báo Thiêm trên đất Mỹ hiện lên với những nét đặc trƣng của một ngƣời luôn luôn phải sống trong sự lo sợ, cảnh giác hay nói cách khác đó là đặc điểm nghề nghiệp: “Thiêm để ý đến ánh mắt, sao chúng thường trực láo

liên, như thể thói quen và như thể đối phó”; “Ơng ta có cách lách vào hết sức chuyên nghiệp và chuyên nghiệp một cách khả nghi, bước chân của mèo và bộ dạng hay mắt trước, mắt sau”[21; 42]. Chỉ bằng một vài nét khắc

họa, Dạ Ngân đã vẽ ra trƣớc mắt ngƣời đọc chân dung của một con ngƣời đầy khắc khổ: “đầu hói, thấp nhỏ, vai trĩu và già nua”[21; 45]. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với ngoại hình, hành động ấy là giọng nói đầy tha thiết, chân thành của một ngƣời luôn đau đáu hƣớng về quê hƣơng, đất nƣớc. Điều đó đã khiến Thiêm cảm thấy đầy trân trọng, xúc động, chị nhƣ quên hẳn đi cái quá khứ cựu thù của hai con ngƣời. Qua nhân vật ngƣời đàn ơng lau kính trong truyện ngắn Người lau kính, Dạ Ngân đã mang đến cho

ngƣời đọc một cái nhìn toàn diện hơn về con ngƣời: Bản chất của một ngƣời không hoàn toàn là vẻ bề ngoài của họ.

Trong Dấu tù, hình ảnh ngƣời tù già lại đƣợc miêu tả qua cách ăn

uống thiếu lịch sự: “Ông già dán mắt vào mâm, có thể nghe cả tiếng ơng

nuốt nước miếng vì thèm. Ơng đặc biệt thích đầu cá. Ơng lặng lẽ xộc đũa vào mọi góc, lặng lẽ và mê mải. Đến khúc cá hấp thì ơng chậm lại, xộc thẳng vào phần bụng, nơi trắng nhất và ngon nhất của con mè”[21; 51].

Qua đó ngƣời đọc hình dung rõ nét hơn về một con ngƣời mà phần lớn quãng đời phải sống trong lao tù với biết bao thiếu thốn vật chất.

Hình ảnh ngƣời chồng Đoan (Nhiêu) trong truyện ngắn Con chó và vụ

li hơn đƣợc miêu tả với những nét ngoại hình thơ kệch: “Mỗi khi nhắm mắt

lại, chị như nhìn thấy hai sợi dây cơ bên cạnh hàm anh và rõ nhất là cái khuỷu tay như thun lại vì tức giận, sợi tĩnh mạch gồ lên như một con rắn màu lục thẫm”[18; 17]. Điều này cũng cho ngƣời đọc hình dung đƣợc phần

nào sự cằn cỗi trong tâm hồn, tính cách của ngƣời đàn ông này. Và quả thực, anh ta là ngƣời kĩ tính đến mức có thể ngồi lau xe đạp cả ngày khơng biết chán, coi đó là niềm vui; hạn chế đến mức tối đa việc giao du bạn bè vì sợ tốn kém. Khơng chỉ vậy, những hành động thô bạo với một con chó: “Mỗi khi Mực lỡ đi chơi khuya về và nơn nóng dập cửa, Nhiêu bắt nó chờ

thật lâu, lần nào Mực cũng bị vài cái đá”[18; 35] cũng chứng minh đƣợc

bản chất nhẫn tâm của của anh ta. Đỉnh điểm của sự nhẫn tâm đó cịn là việc Nhiêu giết thịt con chó Mực và ném đàn con của nó xuống sơng.

Đến với Cõi nhà ngƣời đọc rất ấn tƣợng với hình ảnh ngƣời chồng cũ của Tâm với: “Gương mặt trắng bột, to ngang được bia bọt tẩm bổ phị ra,

xềm xệp chảy xuống cằm” [19; 121]. Đi kèm với bộ dạng đó là những hành

động: “Anh ta đưa mắt đối phó Tâm, mím mơi quẳng tờ báo và gói thuốc

cầm lên tờ báo, như một cấp trên đang chờ nghe cấp dưới báo cáo chuyện gì” [19; 121]. Chính những nét về ngoại hình, hành động ấy đã tự nó nói lên

đƣợc bản chất của một ngƣời tham công danh vật chất, một kẻ “ngụy quân tử” với chính vợ và những đứa con của mình.

Nhƣ vậy, khi miêu tả ngoại hình, hành động, Dạ Ngân đã khơng sao chụp máy móc chân dung các nhân vật mà chỉ phác họa tái hiện lại bằng một vài nét thống qua có tính chất chấm phá. Song, những nét chấm phá ấy lại có ý nghĩa lớn, nó đạt tới giá trị tạo hình, lại vừa có khả năng gắn rất cụ thể nhằm tái hiện một cách sinh động tính cách nhân vật cũng nhƣ đã góp phần nêu bật đƣợc quan niệm của nhà văn về con ngƣời, thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật truyện ngắn dạ ngân (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)