Chƣơng 3 : PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.2. Thủ pháp độc thoại nội tâm
Trong q trình xây dựng và khắc họa tính cách nhân vật, các nhà văn luôn chú trọng ngôn ngữ nhân vật: đối thoại và độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm là một trong những thủ pháp nghệ thuật giúp cho nhà văn miêu tả chính xác đời sống tâm lí nhân vật. Đồng thời cho phép nhà văn đi sâu khám phá và miêu tả những trạng thái tình cảm, những bí ẩn riêng trong suy nghĩ, tâm tƣởng của nhân vật. Độc thoại nội tâm đã trở thành phƣơng tiện nghệ thuật đóng vai trị quan trọng trong sáng tác của các nhà văn. Trong độc thoại nội tâm điều quan trọng là tác giả nắm đƣợc những quy luật tâm lí và diễn đạt những quy luật ấy của nhân vật một cách hết sức tƣờng tận, tỉ mỉ, sâu sắc. Nhân vật trong sáng tác của Dạ Ngân thƣờng không phản ứng quá mạnh mẽ, dữ dội trƣớc những biến động của đời sống mà âm thầm chiêm nghiệm. Có tác phẩm, độc thoại nội tâm đƣợc nhà văn sử dụng từ đầu đến cuối tác phẩm. Truyện ngắn Tường nhà mỏng quá là lời bày tỏ của một cơ gái với ngƣời mẹ của mình. Toàn bộ tác phẩm đƣợc trải dài bằng
những tâm sự đầy u uất, băn khoăn và cả thất vọng của cô gái trong suốt quãng đời thiếu nữ phải sống trong cảnh chung cƣ “tƣờng nhà mỏng quá”: “Con thấy bất an quá đỗi. Làm sao con biết được thực hư của con người.
Một gã đàn ơng phong tình như gã thì dễ nhận ra, nhưng cơ gái kia mới nhiều bóng tối. Sao cơ ta khơng thốt ra để ban đêm không phải van xin và khóc lóc nữa? Hai con người khỏe mạnh, đi đứng, nói năng bình thường nhưng sao ban đêm của họ thì tối tăm và bí ẩn như vây?” [21; 33], “Nhưng rồi con trở thành vợ, thành một người mẹ và thành láng giềng gần của rất nhiều đơi đủ màu sắc, tâm tính. Chừng như con đã hiểu ra. Khi con người ta hạnh phúc quá thì người ta cũng có thể khóc lên mới thỏa. Hạnh phúc trong đau đớn, cũng là một kiểu hạnh phúc khác người, như cô vợ trẻ kia chăng?” [21; 35].
Đứng ở những điểm nhìn trần thuật khác nhau, lời văn độc thoại cũng phụ thuộc vào từng điểm nhìn trần thuật cụ thể. Khi ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất, tính chất độc thoại bao giờ cũng rõ nét hơn và chiếm ƣu thế hơn so với lời văn đối thoại. Nhân vật tôi trong truyện ngắn Sau con số 8 ln có những băn khoăn, hoài nghi về tình u, hạnh phúc: “ Khơng biết từ lúc
nào tơi hay để cơng chăm sóc mặt mày, quần áo. Những ngày cuối tuần, trước khi dắt xe ra, tôi thường nán lại trước gương và nhiều khi đặt cây lược lên đầu mới hay mình đã chải tóc rồi. Tơi yêu anh ấy rồi chăng? Không, vậy tại sao tôi hay làm dáng, nói năng nhỏ nhẹ và lúc nào cũng quan tâm đến cử chỉ của mình?” [17;53]; “Tôi lo cho anh mà cũng lo cho tơi. Liệu khi đã là vợ ơng phó chủ nhiệm, tơi có cịn là tơi bây giờ? Tơi lo lúc trở thành bà chủ một gia đình, tơi có thể vì những thứ cần thiết mà lúc độc thân tơi khơng cần mà vơ tình đẩy anh vào vũng nước đục?” [17;53].
Đối với những đoạn độc thoại nội tâm, nhà văn thƣờng trao giọng điệu cho nhân vật, để nhân vật tự giãi bày,bộc bạch nỗi niềm của mình. Ngơn ngữ nhân vật và ngơn ngữ tác giả hịa làm một. Lời văn độc thoại vì thế sâu sắc, đầy nội tâm bởi những suy nghĩ của nhân vật đã phần nào đó đƣợc lồng vào trong suy nghĩ của tác giả.
Trong Vịng trịn im lặng chỉ có các độc thoại nội tâm của nhân vật
xâu chuỗi thành một cốt truyện về tình mẹ con: “Không, con vẫn là con,
một người đàn bà chính cống, mặc dù đó là người đàn bà lồng từ số phận mẹ”; “Nếu được sống một kiếp nữa mẹ sẽ chọn tình yêu hay tình mẫu tử? Vâng, mẹ sẽ chọn sao cho hai thứ ấy trong nhau, mãi mãi cho đến hết đời”.
[27; 133]. Tất cả những diễn biến trong cuộc đời nhân vật, những vấn đề về gia đình đƣợc đan xen, tái hiện không theo lời kể trực tiếp của ngƣời kể chuyện mà chủ yếu theo cảm xúc nhân vật. Điều này đã đem lại thành công cho truyện ngắn, đặc biệt là khi tác giả thể hiện những rạn nứt bên trong của gia đình hiện đại.