Sự lệch pha giữa hai tâm hồn người đàn ông và đàn bà trong gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật truyện ngắn dạ ngân (Trang 36)

4. Cấu trúc luận văn

2.2. Các vấn đề xã hội

2.2.3. Sự lệch pha giữa hai tâm hồn người đàn ông và đàn bà trong gia

đình hiện đại

Ngoài tiêu chuẩn tình yêu, một gia đình hình thành, tồn tại và duy trì cịn dựa trên nhiều yếu tố. Cuộc sống phức tạp là một hiện thực trái ngƣợc với những lí thuyết, những giấc mơ và sự tƣởng tƣợng của ngƣời ta trƣớc

đó. Trƣớc kia, gia đình đƣợc ví nhƣ một “lô cốt” bền chặt mà con ngƣời không thể phá bỏ khi đã xây dựng nên. Nhân vật ngƣời bà – thế hệ xƣa trong truyện ngắn Cõi mê – Nguyễn Thị Thu Huệ đã nói: “Thời bà ít có sự

lựa chọn như các cháu sau này. Bảo lấy ai thì lấy. Bảo làm gì thì làm. Ước mơ khơng nhiều, tham vọng chẳng có. Được n ổn là sướng rồi (…). Chịu chứ, ngày xưa người ta hay chịu lắm” [12; 97] hay trong Tắt đèn – Ngô Tất

Tố; Đời thừa – Nam Cao; Vợ nhặt – Kim Lân, ngƣời đọc thấy cái mơ hình gia đình truyền thống đƣợc gắn kết khá đơn giản nhƣng bền chặt. Trong đó, các nhà văn miêu tả gia đình trong sự thử thách của đời sống xã hội và hiện thực khắc nghiệt. Ngƣời ta hi vọng có đƣợc một cuộc sống đủ đầy, bình lặng. Với họ, đó là tất cả niềm hạnh phúc. Tuy nhiên, đến xã hội hiện đại cùng với quan niệm về tình yêu mới mẻ thì gia đình hiện đại cũng xuất hiện nhiều hơn những rạn nứt, nguy cơ đổ vỡ tự thân bên trong. Đây là nguy cơ lớn nhất, khó khắc phục nhất và cũng là điểm khác biệt của gia đình hiện đại so với mơ hình gia đình truyền thống trƣớc đó. Nền tảng gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên gia đình đã thay đổi rất nhiều. Ngƣời ta khơng chỉ đơn thuần sống vì tình, vì nghĩa, vì truyền thống đạo lí “gừng cay, muối mặn”, hoặc “thuyền theo lái, gái theo chồng” nhƣ xƣa nữa mà nghiêng về sự phức tạp trong đời sống tinh thần hơn. Khi đời sống vật chất đầy đủ, ngƣời ta không phải nghĩ nhiều đến cơm áo thì nhu cầu về đời sống tinh thần lại trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Khi những tâm hồn khơng tìm đƣợc tiếng nói chung thì những rạn nứt bên trong của mối quan hệ gia đình càng bộc lộ rõ hơn.

Truyện ngắn Con chó và vụ li hơn của Dạ Ngân lần đầu xuất hiện đã

những chuyện khó nói nhất trong quan hệ vợ chồng lại đƣợc một cây bút nữ viết ra một cách thẳng thắn, sòng phẳng đến thế (…). Vài năm sau, một số cây bút trẻ hơn (Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Y Ban…) đã khơng cịn phải kiêng dè khi động bút đến những “chuyện ấy” [27; 3]. Ngay từ nhan đề tác phẩm đã bộc lộ tính chất phi lý của nó: vụ li hơn của một cặp vợ chồng và sự hiện diện, vai trò, mối liên quan đến một con chó. Bà thẩm phán và những ngƣời xung quanh nghĩ Đoan là một phụ nữ có vấn đề về thần kinh khi kiên quyết đƣa chồng mình ra tịa li hơn chỉ vì một con chó. Tác giả đã miêu tả đời sống gia đình họ khi chêm xen vào đó sự xuất hiện của một nhân vật: con Mực. Sự xuất hiện của con Mực khiến ngƣời chồng cảm thấy mình bị mất vị trí trong gia đình. Anh ghen tị với sự thƣơng yêu của vợ dành cho nó, dần dần thấy khó chịu và thù hằn một con vật. Nhiêu (ngƣời chồng) tìm mọi cách đánh đuổi con Mực ra khỏi nhà, hằm hè, thƣợng cẳng chân, hạ cẳng tay với con Mực mỗi khi có cơ hội. Sự mâu thuẫn trong lối sống của hai vợ chồng Đoan – Nhiêu ngày càng lộ rõ. Đoan từ chối cả sự gần gũi của chồng mỗi đêm để ngủ bên con gái và con Mực là “vệ sĩ” canh giữ. Lần đầu tiên, Dạ Ngân đƣa vào truyện ngắn những nhu cầu tình cảm nhục dục của con ngƣời để nói lên khoảng cách đời sống tinh thần của vợ chồng. Đoan thấy kinh tởm, xa lánh chồng khi Nhiêu làm tình với vợ chỉ vì kích thích từ việc nhìn cuộc làm tình của bầy chó. Khơng phải chỉ trong Con chó và vụ li hơn mà ở tiểu thuyết Gia đình bé

mọn sau này cũng vậy, Dạ Ngân đã đề cập đến sự khác biệt trong nhu cầu

thể xác của mỗi ngƣời trong gia đình. Ngƣời chồng địi hỏi nhục dục nhƣ một nhu cầu cần có, một thứ nhu cầu của phần Con trong phần Ngƣời; còn ngƣời vợ lại địi hỏi ở đó sự rung động, u thƣơng xuất phát từ tình yêu:

“bị dùng” mà còn thấy bị làm nhục bởi trong chị đang tràn đầy cảm giác thánh thiện tuyệt vời do những trang sách tuyệt vời đưa lại; chị cịn cảm thấy bị xúc phạm thê thảm vì hành động của hai người không xuất phát từ nhu cầu của hai người mà từ sự khêu gợi súc vật” [18; 32]. Ngƣời vợ thấy

thất vọng và dần dần xa lánh với chồng sau mỗi lần nhƣ thế: “ Nhiêu thở hắt ra, cách thở khơng gì lạ với Đoan mỗi khi anh tức giận nhưng giờ chị nghe nó xa xơi, nó khơng khiến chị lo nghĩ hay bực mình” [18; 17]. Nguy

hại hơn, sự xa cách đó cịn làm nguội lạnh cả khơng khí gia đình: “Đã lâu,

giữa anh và chị khơng cịn cảnh đầu ấp, tay gối, thay vào đó là cuộc chiến tranh lạnh làm đơng đặc khơng khí trong nhà, tưởng có thể xắn ra được. Nó ướp lạnh người ta trong sự giá cóng đó, làm người ta nguội lạnh với nhiều thứ chung quanh.” [18; 17]. Chọn góc độ riêng tƣ nhất của đời sống vợ

chồng thời hiện đại, Dạ Ngân đã nói lên những khoảng cách trong nhu cầu đời sống tình cảm giữa hai ngƣời đàn ông và đàn bà đồng thời cho thấy đƣợc nguy cơ rạn nứt gia đình bởi những ngun nhân thầm kín bên trong.

Trong truyện ngắn Cõi nhà, nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn, tan

đàn, xẻ nghé trong cuộc sống gia đình cũng lại bắt nguồn từ chính sự thực dụng tới mức đánh mất cả lòng tự trọng của ngƣời chồng. Đầu tiên là ƣớc muốn mang đầy tính bản năng, xác thịt của anh ta: “Anh ta luôn ước Tâm có

nhiều thịt hơn, ước có một tấm đệm dày” [27; 122]. Nguyên nhân thứ hai

bắt nguồn từ việc ngƣời chồng mang bản tính “cùn quằn”, thơ thiển khơng chịu đƣợc ngƣời vợ tri thức, biết lí lẽ. Ngƣời phụ nữ mà anh ta cần là một ngƣời của bếp núc, trơn mềm, no đủ, thậm chí “đã tai tiếng chán với những ngƣời đƣợc coi là “chức sắc” trong giới anh ta”. Gia đình Tâm vốn là một gia đình tiêu biểu cho bao gia đình hiện đại khác thời hậu chiến. Khơng còn

những nỗi sợ hãi, ám ảnh bởi chết chóc, bom đạn chiến tranh, khơng cịn những mối lo về cơm áo nhƣng sự mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình lại trở nên gay gắt, phức tạp. Phải chăng ở đó, con ngƣời ta có thể lựa chọn cho mình những cách sống, ứng xử, những nhu cầu thể xác, thậm chí rũ bỏ cả tình nghĩa máu mủ, trách nhiệm. Vì là kẻ coi trọng cơng danh, vật chất nên ngƣời chồng Tâm, vốn có có cái vỏ “quân tử” đã nhẫn tâm cƣớp đi căn nhà, đẩy vợ con vào cảnh sống cửa chung, nƣớc chung và vơ số phiền tối khác tại khu tập thể cơ quan. Ngƣời chồng Tâm sau khi nhận nuôi đứa con trai đã đối xử với nó chẳng khác gì một ngƣời thừa, một gánh nặng. Trong nhà, bên cạnh những đồ đạc hiện đại nhƣ: bộ salon, ti vi, tủ buyp – phê; phòng ngủ với đèn màu hồng, tủ kiếng, bàn trang điểm tân thời, quạt ngoại là căn phòng mang đầy vẻ “phế thải” của đứa con trai với: “Chiếc giường sắt thời

xưa, chiếc chiếu rách góc, chiếc gối trần, chiếc tủ con cóc, chiếc máng đèn mất bóng và giá áo treo bằng sợi ni lông xộc xệch” [27;125]. Rõ ràng, sự

mâu thuẫn trong cách sống của hai vợ chồng Tâm đã gây ra một hậu quả nghiêm trọng với những đứa con. Nhân vật đứa con trai, sau khi bố mẹ li hơn, vì khơng có sự định hƣớng trong lối sống mặt khác lại bị ảnh hƣởng bởi ngƣời bố có chức quyền, giàu sang nên nó đã kiên quyết bỏ mẹ và chị gái để sống với bố và dì kế mặc dù nơi đó khơng có tình thƣơng. Ngay cả Tâm cũng đã hình dung ra “cách đứa con tự xoay sở với căn phịng bỏ xó,

những bữa ăn lạnh lùng” [27; 128], để rồi sau đó nó sẽ sống một cách bất

cần để trả thù số phận. “Tâm những muốn lao đến với con nhưng chị đã bất

2.2.4. Sự cơ đơn của mỗi thành viên trong gia đình hiện đại

Cô đơn là một phạm trù thuộc lĩnh vực tinh thần, là cái khơng thể nhìn thấy, sờ thấy mà chỉ có thể cảm nhận thấy. Trong giai đoạn văn học trung đại, vấn đề con ngƣời cô đơn đã đƣợc nói đến nhƣng chƣa thực sự rõ nét. Đến giai đoạn văn học 1930 – 1945, nỗi cô đơn, bế tắc đã trở thành tâm trạng chung của các nhà thơ Mới và của con ngƣời lúc bấy giờ. Ta nhận thấy sự cô độc trong thơ Xuân Diệu:

Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất Khơng có chi bè bạn nổi cùng ta

(Hi Mã Lạp Sơn) hay sự lẩn tránh thực tại trong thơ Chế Lan Viên:

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền, đau đớn với buồn lo

Tuy nhiên: “Chưa có giai đoạn nào trong văn học những biểu trưng của nỗi cô đơn trong đời người xuất hiện nhiều như giai đoạn này. Nỗi cơ đơn gắn liền với những hình tượng đầy sức gợi liên tưởng (…). Nhìn đâu cũng thấy ám ảnh, hành hạ” [30;123]. Xã hội bƣớc vào nhịp vận động hiện đại, kéo theo nó cái guồng quay hối hả, tấp nập nhiều khi tàn nhẫn bởi mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời ngày càng phức tạp hơn. Lắng sâu trong những âm vang và sự ồn ã của đời sống hiện đại, con ngƣời tự chiêm nghiệm ra cái cơ đơn trong cõi lịng mình. Trong truyện ngắn Dạ Ngân, ta thấy nỗi cơ đơn hiện hình đa dạng dƣới nhiều góc cạnh khác nhau. Đầu tiên là lớp ngƣời phụ nữ bƣớc ra từ chiến tranh với nỗi cơ đơn mang tính lịch sử,

sự truyền kiếp thiếu ngƣời đàn ông trong nhà nhƣ chị Hai Mận (Trên mái

nhà người phụ nữ). Hai Mận cũng nhƣ bao ngƣời phụ nữ khác, cũng có

một thời thanh xuân với mối tình đầu trong sáng, lãng mạn “Chị yêu thầm

anh bộ đội có gương mặt của cậu học sinh thành đạt, trên đó, khi vui hay khi buồn đều toát ra vẻ thanh cao, thơ trẻ” [27; 43]. Với chị, lúc đó chiến

tranh cũng chỉ “lảng vảng đâu đó bên ngoài cảm giác của trái tim đang

yêu”. Thế nhƣng chiến tranh luôn đi liền với những nỗi khổ. Một lần, đơn vị

của anh bộ đội tên Cƣờng lại đáo về nhƣng ngƣời xuất hiện trƣớc cửa nhà chị với cây súng và cái ba lô của Cƣờng và cả cây chèo bằng gỗ đƣớc khơng phải là Cƣờng: “Kí ức chị lại phải lưu giữ hình ảnh một anh Cường

với gương mặt phún phím lơng tơ, nụ cười vụng về và ánh mắt lành như buổi sớm” [27; 45]. Lần yêu thứ hai trong cuộc đời Hai Mận lại vẫn là một

anh bộ đội. Lần này, trái tim đã đằm thắm của chị gặp đƣợc một ngƣời thâm trầm. Tráng yêu chị bằng một tình yêu giản dị, chân thành, coi bé Thảo (con nuôi của Hai Mận) nhƣ con đẻ của anh và chị cũng muốn đáp lại tình cảm của anh bằng một sự bất ngờ trọng đại khi chị thuộc về anh. Thế nhƣng một hôm: “Vào lúc hừng đơng, sơng Nước Đục mù mịt sương, tưởng như có thể

múc được bằng nón, đơn vị của Tráng trở về, mình mẩy người nào cũng bốc mùi thuốc đạn. Trên chiếc xuồng Tráng thường đi trống trơ, chỗ anh ngồi vần vụ màu sương tang tóc.” [27; 50] .Khoảng trống trên chiếc xuồng

của Tráng nhƣ một khoảng trống không sao bù đắp nổi trong cuộc đời Hai Mận: “ Nó như giơng bão vừa cuốn phăng bóng cây vững chãi trên mái nhà

chị”[27; 50]. Lần thứ ba, trái tim tƣởng chừng đã chai sạn vì mất mát của

Hai Mận nhen lên ngọn lửa hạnh phúc khi ba bé Thảo xuất hiện. Tình yêu thƣơng dành cho bé Thảo và nỗi đau mất mát trong chiến tranh nhƣ một sợi

Hai Mận sẽ tìm đƣợc chỗ dựa vững chắc nhƣng một lần nữa, giông bão chiến tranh lại cuốn mất “cái bóng cây” trên mái nhà chị: “Chị đã chờ

nhưng anh không bao giờ trở lại” [27; 54]. Ba ngƣời đàn ông xuất hiện

trong cuộc đời Hai Mận đều là những ngƣời lính. Họ đến rồi đi, để lại trong chị nỗi cô đơn, mất mát không thể nào bù đắp. Cuộc đời Hai Mận cũng nhƣ bao ngƣời phụ nữ khác. Chiến tranh đã qua đi nhƣng nỗi đau mất mát, sự cô đơn đến trống trải, nghiệt ngã thì khơng thể nào nguôi ngoai: “Thời gian

mới nghiệt ngã làm sao. Chị vẫn còn trinh nguyên mà con gái chị sắp khơng cịn con gái nữa”[27; 42]. Nếu nhƣ trong các tác phẩm viết về chiến

tranh của các nhà văn khác, chiến tranh đƣợc nhắc tới chủ yếu là bom đạn, sự chết chóc thì hiện thực chiến tranh trong tác phẩm của Dạ Ngân lại gieo vào lòng ngƣời đọc một cảm hứng khác: đó là những mất mát, hi sinh khơng nhìn thấy đƣợc của những ngƣời phụ nữ đi ra từ cuộc chiến.

Trong truyện ngắn Nhà khơng có đàn ơng, ngƣời đọc nhận thấy một

gia đình nhiều thế hệ với nỗi cơ đơn truyền kiếp. Từ cụ nội, bà cô, bà má đến chị của Út Thơm (Hai Thảo) đều sống trong cảnh cô đơn kéo dài, khơng hề có bóng dáng của ngƣời đàn ơng trụ cột. Là con út, đã ngoài ba mƣơi tuổi nhƣng Út Thơm lại là ngƣời trẻ nhất nhà. Ở góa từ rất sớm và dù đã có một cậu con trai nhƣng trái tim Út Thơm vẫn khao khát có một tƣơng lai, một mái ấm hạnh phúc theo đúng nghĩa của nó. Và rồi chị cũng gặp một ngƣời đàn ơng góa vợ đúng tiêu chuẩn. Sau hai cuộc gặp khá cặn kẽ ngoài đồng với ngƣời ấy, chị nhận thấy đã đến lúc phải báo cho cả nhà ý định tái giá của mình. Tuy nhiên, ƣớc mơ về hạnh phúc tƣởng nhƣ rất giản dị, chính đáng đó của Út Thơm lại gặp phải một rào cản rất lớn từ phía những ngƣời thân trong gia đình. Từ cụ nội coi việc ở vậy nuôi con nhƣ “một thứ thể

diện, một thứ của nả hồi môn cho con cháu” [27;107], bà cơ xấp xỉ lục tuần

vì những tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà tự mình khơng chọn đƣợc tấm chồng tới má, chị hai của Út Thơm đều là những ngƣời thà ở vậy suốt đời chứ nhất định không chịu tái giá. Họ ra sức lên án, kết tội Út Thơm khi chị đƣa ra ý định tái giá, dùng thứ vũ khí rất “đàn bà”: nƣớc mắt để ngăn cản, trói buộc khát khao hạnh phúc của chính ngƣời cháu, ngƣời con, ngƣời em của mình. Cụ nội với lí lẽ: “Bà nhắc con, bà đây góa chồng từ hồi cơ con còn lẫm

chẫm, được mọi người nể nang là nhờ ở vậy nuôi con, dạy cháu đàng hồng. Nói vậy, chớ trị ong bướm mn đời nó đâu cốc chừa mình, chiến thắng được nó mới là oanh liệt” [27;110]. Chị gái Út Thơm thì chen vào

với thói quen hay đi tắt và rấm rẳn: “Có được một mặt con là đủ lắm rồi,

cịn tính chuyện đi bước nữa chi cho mệt.” [27;110]. Phải chăng khơng hẳn

vì quyết tâm muốn giữ gìn nề nếp, gia phong mà chính vì tính ích kỉ đàn bà trong gia đình nữ quyền của Út Thơm đã “ gắp gọn ra khỏi trái tim người phụ nữ trẻ ấy khát vọng tình yêu, cái mà con người cần hơn mọi thứ vì từ đó mà có tất cả” [27;114]. Út Thơm đã sống một cuộc đời cơ đơn ngay trong

chính gia đình với những ngƣời thân yêu của mình bởi khơng tìm đƣợc tiếng nói đồng cảm, thấu hiểu, yêu thƣơng.

Nhân vật ngƣời mẹ trong truyện ngắn Người của mỗi người lại mang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật truyện ngắn dạ ngân (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)