Nhóm phụ trách marketing của Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing tại trung tâm thông tin thư viện đại học luật hà nội (Trang 93 - 135)

Thành lập nhóm marketing chỉ là biện pháp ngắn hạn, trong tương lai, khi Trung tâm được mở rộng về quy mô cũng như tăng về số lượng cán bộ thì nên phát triển nhóm marketing này thành bộ phận chuyên trách và cán bộ marketiing được đào tạo bài bản về marketing.

3.1.2 Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý và cán bộ phụ trách hoạt động marketing

Việc nhận thức rõ vai trò của hoạt động marketing đối với người quản lý thư viện là điều thực sự cần thiết. Khi có ý thức về vấn đề này họ mới có thể đưa ra những ý tưởng, xây dựng ý tưởng và phê duyệt ý tưởng cho hoạt động marketing. Chính vì thế, các CBQL cần tích cực hơn nữa trong việc trau dồi kiến thức về marketing trong hoạt động thư viện.

Đối với các cán bộ phục trách hoạt động marketing, cần nhận thức rõ bản chất của hoạt động này để việc triển khai đi đúng hướng và đạt được hiệu quả như mong

Cán bộ nghiên cứu marketing và tạo lập SP mới Cán bộ phân phối sản phẩm Cán bộ truyền thơng marketing Trƣởng nhóm marketing (Lập kế hoạch)

đợi. Chính vì vậy, việc đào tạo cán bộ một cách bài bản trong hoạt động này là vấn đề hết sức quan trọng. Chỉ khi có kiến thức về marketing các CBTV mới có thể lập được chiến lược, kế hoạch marketing nói chung và marketing hỗn hợp nói riêng phù hợp với đơn vị mình. Từ đó các thư viện mới có thể triển khai tốt hoạt động này. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách, Trung tâm sẽ cử các cán trong Nhóm marketing đi học các lớp ngắn hạn về marketing nói chung, ngồi ra lãnh đạo của Trung tâm cũng cần có sự liên kết phối hợp với các thư viện khác, đặc biệt là các thư viện đã làm tốt công tác này tổ chức các khóa học nhằm trao dồi, cũng như học tập hoạt động marketing của họ.

3.1.3 Tăng cường đầu tư ngân sách cho hoạt động marketing

Hiện nay, Trung tâm chưa có nguồn kinh phí riêng cho hoạt động marketing. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc lập các kế hoạch marketing và thực hiện chúng. Trung tâm không thể chủ động được trong việc xây dựng kế hoạch marketing và đưa các kế hoạch đó vào triển khai trong khi kinh phí cụ thể cho hoạt động này lại chưa xác định, điều này làm giảm tính khả thi của kế hoạch marketing. Chính vì thế, Trung tâm cần xây dựng nguồn kinh phí riêng cho hoạt động marketing, có thể ban đầu nguồn kinh phí này chưa nhiều những lại tạo ra sự chủ động trong việc lập các kế hoạch và thực hiện chúng vì chúng được xây dựng dựa trên việc xác định nguồn ngân sách rõ ràng và được kiểm soát.

Trong các kế hoạch marketing, việc sử dụng ngân sách như thế nào cũng phải được cụ thể hóa. Về việc thiết lập nguồn ngân sách, cần phải làm rõ các căn cứ về sự phù hợp giữa hiệu quả của hoạt động marketing mang lại trong việc thu hút và cung cấp sản phẩm cho NDT với chi phí marketing thư viện sẽ phải bỏ ra. Về việc phân bổ ngân sách, nên phân bổ ngân sách theo chiều ngang cho từng mục: ngân sách cho từng chiến lược sản phẩm, phân phối, truyền thông marketing, đào tạo cán bộ, NDT… Việc thực thi ngân sách cần đảm bảo thực hiện công việc theo đúng mức lên kế hoạch chi. Cần hết sức tránh việc bội chi ngân sách.

3.2 Nhóm giải pháp ứng dụng các cơng cụ marketing hỗn hợp

3.2.1 Chính sách sản phẩm

Để nâng cao hiệu quả của chính sách sản phẩm, Trung tâm cần thực hiện triệt để các nội dung sau: nâng cao chất lượng sản phẩm lõi và sản phẩm hiện thức, đa dạng hóa sản phẩm bổ sung trên cơ sở điều tra NCT của NDT.

- Đối với sản phẩm cốt lõi: Trung tâm là một thư viện chuyên ngành, NDT tìm đến Trung tâm thường có nhu cầu tìm các tài liệu luật học là chủ yếu. Vì thế, Trung tâm cần thường xuyên bổ sung những tài liệu có nội dung về luật học. Với nguồn ngân sách hạn hẹp như hiện nay, Trung tâm cần có kế hoạch bổ sung hợp lý. Để giải quyết được vấn đề này, trước hết Trung tâm cần phải tiến hành các cuộc khảo sát để nắm được NCT của các nhóm NDT, đặc biệt đối với nhóm NDT là CBQL và GV, NNC. Kết quả của quá trình khảo sát sẽ cho thấy những thông tin nào được NDT quan tâm nhất sẽ được ưu tiên bổ sung. Ngoài ra, việc bổ sung thơng tin cũng cần tính tốn cận thận căn cứ dựa trên nguồn kinh phí hoạt động. Đồng thời để tăng nguồn thông tin mà không phải bỏ tiền ra mua, Trung tâm cần phải mở rộng các mối quan hệ trao đổi với các tổ chức trong và ngoài nước để tăng cường khả năng bổ sung tài liệu. Thêm vào đó, để hoạt động bổ sung có hiệu quả, Trung tâm cũng cần đặt các phiếu yêu cầu bổ sung tài liệu tại các vị trí dễ quan sát (có thể là quầy thủ thư tại các phòng đọc tại chỗ…) tại Trung tâm để tiện cho NDT.

- Đối với các sản phẩm hiện thực: Theo như đánh giá của NDT như đã trình bày ở chương 2 thì họ chưa đánh giá cao các sản phẩm như: CSDL toàn văn, CSDL tạp chí, dịch vụ tra cứu tin, dịch vụ tư vấn – hỗ trợ thơng tin. Vì vậy, Trung tâm cần tập trung phát triển hơn nữa các SP và DV này. Đồng thời cần thường xuyên cập nhật CSDL thư mục để phục vụ tra cứu ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, Trung tâm cần xác định các sản phẩm hiện thực quan trọng nhất đối với từng nhóm NDT mục tiêu để có những hướng đầu tiên cải thiện tình trạng Trung tâm. Cụ thể, đối với nhóm NDT là CBQL và nhóm NDT là GV, NNC thì cần tập trung vào dịch vụ mượn về nhà và tra cứu tin. Đối với nhóm NDT là SV, HVCH,

NCS cần được chú ý nhiều đến việc cung cấp sản phẩm: Dịch vụ đọc tại chỗ và mượn về nhà. Đối với mỗi nhóm NDT khác nhau thì cũng đặt ra với mỗi loại sản phẩm hiện thực cũng khác nhau. Bên cạnh việc xác định những sản phẩm quan trọng đối với từng nhóm NDT, Trung tâm cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện thực hiện có để phù hợp và đáp ứng với từng nhóm NDT cụ thể.

- Đối với sản phẩm bổ sung cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa loại hình sản phẩm cụ thể:

+ Đối với dịch vụ phục vụ internet, tuy có số lượng máy tính lớn nhưng nhiều trong số đó hay gặp sự cố vì vậy Trung tâm cần đẩy nhanh công tác khắc phục, sửa chửa để tránh tình trạng NDT khi vào sử dụng cảm thấy khơng hài lịng, thất vọng vì mất thời gian chờ đợi khi máy tính gặp sự cố.

+ Đối với dịch vụ cung cấp địa điểm học nhóm, Trung tâm chưa làm tốt vì do hạn chế về diện tích mặt bằng của Trung tâm. Trước mắt để giải quyết được vấn đề này, Trung tâm có thể tạo các vách ngăn để địa điểm học nhóm thành các phịng chun biệt. Đồng thời để thu hút NDT Trung tâm cũng nên tổ chức thêm dịch vụ cung cấp nước, cafe tại các địa điểm như: tại các phòng đọc tại chỗ, các địa điểm học nhóm nhằm giúp NDT khơng mất thời gian ra ngồi khi có nhu cầu. Ngồi việc nâng cao chất lượng các sản phẩm cốt lõi và sản phẩm hiện thực, Trung tâm cần đa dạng hóa các sản phẩm bổ sung mang tính đặc thù, có chất lượng cao nhằm thu hút hơn nữa sự quan tâm của NDT. Cụ thể, Trung tâm cần nghiên cứu cung cấp các sản phẩm hiện thực mà mình chưa có. Đây là nhiệm vụ hàng đầu mà Trung tâm cần quan tâm. Ví dụ: Trung tâm cần phát triển dịch vụ mượn liên thư viện. Việc này sẽ làm NDT có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận tới tài liệu. Ngồi ra, Trung tâm có thể tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện nâng cao, ngoài các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện đầu năm học. Các lớp nâng cao cung cấp cho NDT những kỹ năng tra cứu, tìm tin nâng cao, đối tượng hướng tới của các lớp nâng cao là nhóm NDT CB, GV, NNC. Một dịch vụ nữa mà Trung tâm cũng cần nghiên cứu và xây dựng đó là dịch vụ mượn tài liệu qua đêm

đối với các tài liệu ở phòng đọc tại chỗ. Rất nhiều bạn đọc khi sử dụng các tài liệu ở phịng đọc tại chỗ có nhu cầu sử dụng thêm có thê đăng ký mượn qua đêm và Trung tâm sẽ thu phí.

3.2.2 Chính sách giá

* Lựa chọn phương pháp định giá cho các sản phẩm của Trung tâm

Trung tâm cần tiến hành định giá cả sản phẩm của mình. Hiện tại hầu hết SP và DV của Trung tâm đều phục vụ miễn phí. Tuy nhiên, với ngân sách hạn hẹp được cung cấp cho hoạt động, Trung tâm sẽ khó có điều kiện để phát triển các sản phẩm có chất lượng cao nếu khơng có sự hỗ trợ từ các nguồn thu này. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng nhận được sự ủng hộ của khá lớn của NDT vì đa phần trong số đó đánh giá rằng giá sản phẩm hiện thời của Trung tâm là vừa phải và họ sẵn lịng trả phí cho các dịch vụ có chất lượng cao. Việc thu phí về khía cạnh nào đó đối với NDT như một lời đảm bảo về chất lượng các sản phẩm tại Trung tâm. Vì vậy, Trung tâm cần phải tính đến việc thu phí của NDT sử dụng các dịch vụ đó.

Lựa chọn phương pháp định giá cho sản phẩm thư viện bằng cách: xác định mục tiêu giá cả, xác định chiến lược giá trên cơ sở mục tiêu đề ra

+ Xác định mục tiêu giá cả: Trước khi quyết định giá cả cho các sản phẩm, Trung tâm cần xem xét xem mục tiêu mà mình muốn đạt là gì. “Trong hoạt động TT-TV ở các thư viện trường đại học nên xem xét hai mục tiêu định giá là thu lại chi phí và tối đa hóa lượng NDT” [20]. Những hoạt động của thư viện chuyên ngành là đều để nhằm vào việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của công tác nghiên cứu và ứng dụng. Thu lại chi phí có mục đích giúp Trung tâm thu lại một phần chi phí mà mình phải bỏ ra để xây dựng sản phẩm. Trong khi đó, hướng tới tối đa hóa thị trường, Trung tâm mong muốn có lượng NDT sử dụng nhiều nhất. Và để làm được điều này mức giá nên đặt ra là 0.

+ Xác định chiến lược giá cả: Trên cơ sở mục tiêu giá cả, xác định chiến lược giá cả. Trung tâm có thể lựa chọn một trong các chiến lược định giá sau: chiến lược định giá hướng tới chi phí, dựa trên giá trị hoặc xu hướng cạnh tranh.

Định giá hướng tới chi phí: Nghĩa là Trung tâm đặt ra giá cả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên chi phí mà Trung tâm đã bỏ ra để tạo được sản phẩm đó. Tại đây, Trung tâm có thể sử dụng phương pháp định giá trên cơ sở phân tích điều kiện hịa vốn. Mục đích của phân tích điều hịa vốn là để xác định xem với giá như thế nào thì bao nhiêu sản phẩm sẽ được NDT sử dụng để lấy lại được đầy đủ chi phí tạo ra sản phẩm đó.

Định giá dựa trên giá trị: Khi định giá Trung tâm sẽ không quan tâm nhiều tới chi phí cho việc tạo ra được sản phẩm mà xem xét tầm quan trọng, giá trị của sản phẩm đó với NDT để định giá. Có nghĩa là Trung tâm sẽ đánh giá dựa trên việc xác định xem bao nhiêu giá trị mà NDT cảm nhận trong những sản phẩm mà Trung tâm cung cấp cho họ.

Định giá hướng tới sự cạnh tranh: Tiến hành phương pháp này tức là Trung tâm sẽ xem xét giá các sản phẩm của các tổ chức hay cá nhân khác có thể thay thế cho các sản phẩm mà Trung tâm cung cấp để định giá. Chí phí hoặc nhu cầu có thể thay đổi, tuy nhiên, Trung tâm vẫn có thể duy trì cái giá của nó vì đối thủ cạnh tranh vẫn giữ giá cho các sản phẩm của họ. Ngược lại, Trung tâm sẽ thay đổi giá của các sản phẩm khi đối thủ cạnh tranh của mình thay đổi ngay cả khi chi phí hoặc nhu cầu khơng thay đổi.

* Giảm thiệu thời gian cung cấp tài liệu cho NDT

Cùng với tính tốn về chi phí tiền bạc, Trung tâm cần tính tốn đến chi phí thời gian cung cấp tài liệu cho NDT. Trung tâm cần tính tốn thời gian trung bình mà NDT có thể chấp nhận chờ đợi để có được tài liệu là bao nhiêu thơng qua các cuộc khảo sát NDT. Tiếp đó, Trung tâm sẽ tính tốn thời gian trung bình có được tài liệu tại Trung tâm. Nếu số thời gian Trung tâm cung cấp được tài liệu cho NDT thấp hơn hoặc bằng với thời gian NDT có thể chấp nhận chờ đợi thì việc đặt ra vấn đề rút ngắn thời gian phục vụ chưa là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, nếu thời gian Trung tâm phục vụ lớn hơn thời gian NDT có thể chấp nhận chờ đợi thì Trung tâm cần phải xem xét các biện pháp cụ thể giảm bớt thời gian chờ đợi của NDT.

Kết quả khảo sát cho thấy, NDT thuộc nhóm SV, HVCH, NCS cho rằng thời gian cung cấp tài liệu của Trung tâm chưa thực sự nhanh chóng, nhiều trong số đó đánh giá là chậm. Chính vì thế, Trung tâm cần xem xét để đưa ra các cách khắc phục hiệu quả. Ví dụ, vào đầu các học kỳ, số SV mượn tài liệu nhiều hơn so với các thời điểm khác. Vì vậy, Trung tâm có thể tăng cường thêm nhân lực phục vụ mượn tài liệu bằng cách huy động các cán bộ ở các bộ phận khác hỗ trợ. Điều này giúp cho các cán bộ không phải làm việc quá tải. thời gian cho NDT mượn tài liệu cũng nhanh hơn.

3.2.3 Đa dạng hóa và hồn thiện các chính sách phân phối

Với mỗi nhóm NDT sẽ cần tới nhiều phương thức phân phối khác nhau chứ khơng phải chỉ có một phương thức phân phối. Trong khi đó, Trung tâm TT- TV Đại học Luật Hà Nội có nhiều đối tượng NDT khác nhau, chính vì vậy nhu cầu về phát triển các phương thức phân phối một cách đa dạng là rất cần thiết. Giải pháp đối với chính sách phân phối cần đưa ra đối với Trung tâm là: hoàn thiện các phương phức phân phối hiện có, đồng thời đa dạng hóa các phương thức phân phối.

* Hoàn thiện phương thức phân phối đang là thế mạnh

Phương thức phân phối được xác định là thế mạnh của Trung tâm là phân phối tại địa điểm phục vụ. Đối với phương thức này, cần xem xét kéo dài thời gian mở cửa của Trung tâm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhóm NDT là SV, HVCH, NCS. Có thể kéo dài thời gian phục vụ vào buổi tối và mở cửa phục vụ thêm ngày chủ nhật. Đối với các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 thay vì Trung tâm chỉ mở cửa đến 19 giờ thì nên kéo dài hơn (có thể là đến 21 giờ như một số các thư viện đại học khác). Để giải quyết vấn đề kéo dài và mở rộng thời gian mở cửa, Trung tâm sẽ phải đối mặt với vấn đề về nhân lực có hạn và kinh phí hỗ trợ làm ngồi giờ. Vì vậy, Trung tâm cần phân cơng lao động làm việc hợp lý. Bên cạnh đó, Trung tâm nên đề xuất với Nhà Trường về kinh phí phục vụ ngồi giờ cho cán bộ cũng nhằm góp phần tạo điều kiện cho cán bộ tăng thêm thu nhập.

- Đối với phương thức phân phối điện tử: Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mức độ phổ cập internet hiện nay, việc sở hữu máy tính cá nhân, hay các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, ipad… có kết nối internet đang trở nên phổ biến đối với NDT ở tất cả các thư viện nói chung và đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing tại trung tâm thông tin thư viện đại học luật hà nội (Trang 93 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)