Các yếu tố của môi trường marketing vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing tại trung tâm thông tin thư viện đại học luật hà nội (Trang 56 - 61)

9. Bố cục của luận văn

2.1 Môi trƣờng marketing thông tin – thƣ viện của Trƣờng Đại học Luật

2.1.2 Các yếu tố của môi trường marketing vĩ mô

Như đã nói ở trên, môi trường marketing vĩ mô có ảnh hưởng toàn bộ tới môi trường marketing vi mô và các quyết định marketing của các cơ quan TT- TV, đó là môi trường được hình thành bởi các yếu tố: kinh tế, văn hóa – giáo dục, chính trị và công nghệ.

* Kinh tế:

Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế đang phát triển, với mức thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp (1.960 USD/năm). Thực tế này ảnh hưởng lớn tới tất cả các lĩnh vực xã hội, trong đó có lĩnh vực TT-TV. Với nền kinh tế còn chưa phát triển, sự đầu tư cho hoạt động TT-TV còn nhiều hạn chế. Nằm trong xu thế chung đó, Trung tâm TT-TV Đại học Luật Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều thách thức về kinh phí cho hoạt động TT-TV đang ngày càng bị thu hẹp.

Nền kinh tế cũng ảnh hướng đến đặc điểm, thói quen tìm kiếm và nhu cầu thông tin của NDT nói chung và các nhóm NDT chính của Trung tâm nói riêng. Hiện nay, cơ chế lương của cán bộ công chức, viên chức còn quá thấp, điều này cũng ảnh hướng lớn đến các nhóm NDT, đặc biệt là nhóm NDT là các cán bộ

nghiên cứu, cán bộ giảng dạy. Mức lương hiện nay không đủ để họ chi trả cho cuộc sống hàng ngày, họ phải làm nhiều công việc khác nhau để nâng cao thu nhập. Vì thế, quỹ thời gian dành cho việc tìm kiếm, đọc tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn bị thu hẹp, khả năng chi trả cho các sản phẩm và dịch vụ TT-TV phải trả phí cũng rất hạn chế. Nhóm NDT là sinh viên là những người đa số sống phụ thuộc vào sự trợ cấp của gia đình, đa số họ vẫn gặp nhiều khó khăn nên nhiều sinh viên phải kiếm việc làm thêm để trang trải cuộc sống của mình, điều này làm cho thời gian dành cho học tập, nghiên cứu tài liệu của sinh viên hạn chế. Việc khả năng kinh tế và thời gian dành cho việc học tập, nghiên cứu của các nhóm người dùng tin hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sử dụng các SP và DV TT-TV. Điều này dẫn đến việc Trung tâm không thể đưa ra mức giá quá cao cho việc sử dụng các sản phẩm nằm ngoài khả năng chi trả của NDT. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới nội dung của chiến lược giá của Thư viện.

* Văn hóa – Giáo dục:

Một yếu tố vĩ mô khác cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động marketing thư viện là văn hóa. Văn hóa là một khái niệm rộng lớn bao gồm rất nhiều thành tố, tuy nhiên, luận văn chỉ xem xét tới vấn đề văn hóa đọc vì điều này có ảnh hưởng lớn đến thói quen sử dụng thư viện của NDT.

Theo nghĩa rộng, văn hóa đọc là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Theo nghĩa hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị, chuẩn mục đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Có thể nói, văn hóa đọc tại Việt Nam trong những năm gần đây đã có tiến bộ nhiều hơn trước nhưng thực tế vẫn chưa hình thành được một chiến lược phát triển văn hóa đọc và các kế hoạch phát triển văn hóa đọc trên bình diện quốc gia nhằm liên kết, phối hợp các thành phần, các lực lượng của văn hóa đọc. NDT tại các thư viện chuyên ngành như Thư viện Viện Dân tộc học cũng chịu tác độc của văn hóa đọc ngày nay. Dưới tác động của văn hóa nói chung, văn hóa đọc nói riêng, đặc điểm và thói quen sử dụng thông tin

của NDT đã và đang bị ảnh hưởng sâu sắc. Có thể thấy, nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu là nhóm NDT đông đảo nhất của Thư viện, họ càng ngày càng càng có ý thức trong việc làm thế nào để nâng cao kiến thức cho bản thân để phục vụ công tác nghiên cứu. Ví thế, vị thế của thư viện ngày càng được đề cao và nhờ đó, điều này cũng tạo ra cơ hội cho việc tiếp cận được với NDT và khuyến khích NDT sử dụng thư viện.

Một yếu tố quan trọng khác của văn hóa ảnh hưởng tới khả năng sử dụng sản phẩm của Trung tâm đó là giáo dục. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá của các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước, cũng như thực tiễn chất lượng giảng dạy đại học ở nước ta đang còn yếu kém . Phương pháp dạy và học theo phương pháp đọc – chép đang làm mất đi khả năng sáng tạo, năng lực tư duy độc lập, sự sinh động của các buổi học. Nhận ra vấn đề này, năm 2008, thực hiện đề án đổi mới giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Luật Hà Nội đã chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ ở tất cả các chuyên ngành, hệ đào tạo đại học và sau đại học với mục đích “lấy người học làm trung tâm” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giảng viên, sinh viên trong trường. Với phương pháp này giảng viên đóng vai trò là người chỉ đường cho người học tìm kiếm tri thức thay vì việc cố gắng cung cấp càng nhiều thông tin cho họ càng tốt. Lúc này người học sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận tri thức. Họ sẽ phải đi tìm tài liệu, đọc và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề mà giảng viên đặt ra. Một trong nơi giúp họ với tới các tài liệu đó chính là Trung tâm Thông tin Thư viện của Trường.

Dưới tác động của văn hóa nói chung, văn hóa đọc và chương trình giáo dục đại học trước đây của Trường nói riêng, đặc điểm, thói quen sử dụng thông tin của NDT đã và đang bị ảnh hưởng một cách sâu sắc. Có thể thấy nhóm NDT là sinh viên – nhóm NDT đông đảo nhất của Trung tâm chưa có ý thức trong việc đọc tài liệu nói nhằm nâng cao kiến thức cho bản thân. Họ chỉ mới dừng lại ở việc đọc những tài liệu được giáo viên phát, hay giáo trình của môn học. Nhiều trong số họ dành lượng lớn thời gian rỗi cho việc giao lưu gặp gơax bạn bè va

ftham gia các hoạt động giải trí thay vì việc tìm kiếm và đọc tài liệu. Những biểu hiện thể hiện thực trạng ngại đọc, ngại tư duy của sinh viên. Không chỉ có sinh viên mà ngay cả cán bộ giảng dạy cũng ngại đọc tài liệu, ngại nghiên cứu. Điều này thể hiện ở chỗ, bài giảng của họ không thay đổi trong nhiều năm, các thông tin trong bài giảng không được cập nhật sủa đổi theo sự thay đổi của thực tế.

Mục đích quan trong nhất của Trung tâm TT-TV Đại học Luật Hà Nội là đáp ứng NCT, nhằm nâng cao tri thức cho NDT mục tiêu. Vậy, câu hỏi đặt cho hoạt động marketing của Trung tâm đó là: làm thế nào để Trung tâm đáp ứng NCT cho NDT khi bản thân họ không nảy sinh nhu cầu. Có thể nói, đây là một rào cản lớn để Trung tâm có thể tiếp cận được tới NDT và khuyến khích họ sử dụng các sản phẩm của mình.

* Chính trị:

Về thuận lợi, có thể nói chưa bao giờ sự nghiệp thư viện lại có được môi trường phát triển lý lưởng như hiện nay. Những điểu kiện thuận lợi đó là: các chính sách của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp văn hóa – thông tin nói chung và TT-TV nói riêng, nhận thức của xã hội về vai trò và vị trí của thư viện được nâng lên, nhu cầu thông tin của xã hội ngày càng phát triển phong phú và đa dạng, đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiệp vụ, cho cơ sở vật chất được tăng dần, bên cạnh đó lại có sự tài trợ của các cá nhân, các tổ chức văn hóa, tổ chức thư viện trong và ngoài nước, điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động TT-TV đi dần vào thế ổn định và phát triển.

Bên cạnh những thuận lợi trên, Trung tâm cũng nhận thấy một số khó khăn ảnh hưởng đến sự ổn định trong hoạt động của mình bao gồm: việc tổ chức chủ trương, chính sách và những biện pháp được đề ra trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng chưa thật đồng bộ. Nhận thức của các cấp, ngành, một số lãnh đạo ngành về công tác TT-TV chưa thật đầy đủ, thậm chí còn coi nhẹ. Nhận thức về hiện đại hóa thư viện chưa toàn diện, thực hiện chương trình công nghệ tin học chưa đồng bộ, chưa phát huy hiệu quả trong thực tế.

* Khoa học công nghệ:

Việc ứng dụng công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng vào hoạt động thư viện đã và đang đem lại nhiều tiện tích mới. Tại Việt Nam hiện nay, các thiết bị công nghệ ứng dụng vào thư viện đã xuất hiện nhiều trên thị trường và đang được rất nhiều các thư viện quan tâm, đặc biệt là các phần mềm thư viện. Các phần mềm có trên thị trường Việt Nam hiện nay bao gồm cả phần mềm miễn phí và phần mềm thu phí, phần mềm do Việt Nam thiết kế sản xuất và phần mềm nước ngoài thiết kế sả xuất tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các thư viện.

Trung tâm TT-TV ĐH Luật Hà Nội được trang bị hạ tầng công nghệ thông tin tương đối đầy đủ bao gồm hệ thống máy tính trạm, máy chủ, máy in, máy scanner, máy đọc mã vạch..., hệ thống mạng Lan, Internet, Wireless.

Sau khi khảo sát, tìm hiểu các phần mềm khác nhau, Trung tâm quyết định lựa chọn phần mềm tích hợp thư viện điện tử Libol 6.0 của Công ty Tinh Vân đưa vào ứng dụng trong các quy trình công nghệ thư viện. Phần mềm Libol được xây dựng và phát triển bằng ngôn ngữ tiếng Việt, dễ sử dụng. Phần mềm chạy ổn định, tương thích với mọi cấu hình phần cứng, có dung lượng bộ nhớ trên 1 triệu biểu ghi, phù hợp với các thư viện chuyên ngành có vốn tài liệu vừa và nhỏ. Phần mềm Libol chạy trên môi trường web dễ dàng truy cập ở nhiều nơi; các phân hệ của phần mềm được tích hợp với nhau, sử dụng chung một CSDL; hỗ trợ các chuẩn nghiệp vụ phù hợp với các chuẩn quốc tế và Việt Nam, đáp ứng được các tiêu chí, yêu cầu của Trung tâm. Hơn nữa, phần mềm Libol có trên 60 cơ quan thông tin, thư viện của Việt Nam sử dụng, có thể chia sẻ nguồn tài nguyên, hỗ trợ kĩ thuật, trao đổi và học tập kinh nghiệm.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin cũng ảnh hưởng nhiều tới khả năng và thói quen khai thác và sử dụng thông tin của NDT. NDT có những cách tiếp cận thông tin nhanh chóng và thuận tiện hơn như: sử dụng máy tính để tra cứu thay vì chỉ tra cứu thủ công như trước đây; các sản phẩm thông tin vì thế cũng được bổ sung với nhiều loại hình đa dạng hơn, ngoài các tài liệu in

còn có các tài liệu điện tử, dạng tệp (file) có thể quản lý bằng phần mềm; NDT có thể sử dụng internet để khai thác thông tin…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing tại trung tâm thông tin thư viện đại học luật hà nội (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)