Khái quát về Trƣờng Đại học Luật Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing tại trung tâm thông tin thư viện đại học luật hà nội (Trang 34 - 38)

9. Bố cục của luận văn

1.2 Khái quát về Trƣờng Đại học Luật Hà Nội

Ngày nay, marketing hỗn hợp được ứng dụng rất nhiều trong hoạt động TT-TV. Tuy nhiên, với một thư viện chuyên ngành như Trung tâm TT-TV của Trường Đại học Luật Hà Nội thì liệu đây có phải là một giải pháp thiết yếu cần được ứng dụng hay không? Tìm hiểu về Trường và Trung tâm TT-TV của Trường sẽ giúp làm sáng tỏ phần nào vai trò của marketing và marketing hỗn hợp đối với hoạt động TT-TV tại đây.

1.2.1 Khái quát về sự ra đời và phát triển Trường Đại học Luật Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10 tháng 11 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lí của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lí Việt Nam. Lúc đó, Trường có tên là Trường Đại học Pháp lí Hà Nội.

Do nhu cầu tăng cường đào tạo cán bộ pháp lí, năm 1982 Bộ Tư pháp đã quyết định mở rộng quy mô Trường và thống nhất một đầu mối đào tạo nguồn nhân lực pháp luật ở Việt Nam bằng cách sáp nhập Trường Trung học chuyên nghiệp Pháp lí I và Trường Cán bộ Toà án Hà Nội vào Trường Đại học Pháp lí Hà Nội.

Đáp ứng yêu cầu phát triển công tác đào tạo cán bộ pháp luật trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, ngày 6/7/1993 Bộ Tư pháp đã quyết định đổi

tên Trường thành Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong giai đoạn đầu, Trường gặp rất nhiều khó khăn: Tổ chức bộ máy của Trường còn sơ khai, cơ sở vật chất nghèo nàn, địa điểm ở xa trung tâm Hà Nội (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín); quy mô tuyển sinh của Trường chỉ hạn chế ở 3 bậc đào tạo là trung cấp, cao đẳng và đại học với số lượng nhỏ.

Trải qua quá trình phấn đấu không ngừng của các thế hệ cán bộ, giảng viên, Trường Đại học Luật Hà Nội đã phát triển khá toàn diện, vững chắc, xứng đáng là cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất của cả nước với đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, năng lực, phẩm chất tốt; cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Trường đã có đủ các bậc đào tạo: trung cấp, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ với các chuyên ngành đào tạo đã được quy định.

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ

Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tổ chức đào tạo trung cấp, đại học và sau đại học các chuyên ngành luật học, nghiên cứu khoa học, truyền bá pháp lí và tư vấn pháp luật. Trường chịu sự quản lí, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lí nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường là đơn vị sự nghiệp, có con dấu và tài khoản tại kho bạc và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Theo Quyết định số 420/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành ngày 19/01/2010, Trường có những nhiệm vụ và quyền hạn:

- Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn và hàng năm của Trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường đại học của Nhà nước; tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển Ngành Tư pháp; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lí biên chế, sử dụng đội ngũ cán bộ, viên chức của Trường theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp.

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, thẩm định các dự án, văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật; các đề án, văn bản về đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ công tác của ngành và đất nước để Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Tổ chức các hoạt động đào tạo, bao gồm: xác định và mở các ngành, chuyên ngành đào tạo đại học luật; phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá và hiện đại hoá; xây dựng, thực hiện các kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn với quy mô, hình thức và phương pháp đào tạo hợp lí nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo; tổ chức tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá kết quả đào tạo, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ luật học và các văn bằng, chứng chỉ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; đào tạo các chức danh tư pháp và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao; thực hiện các quy trình kiểm định chất lượng đào tạo của Trường theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, thư viện và các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, truyền bá pháp lí và tư vấn pháp luật; biên soạn, thẩm định, in và phát hành các giáo trình, sách và tài liệu để phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, bao gồm: xác định và thực hiện các chiến lược, định hướng, kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; huy động các nguồn lực phục vụ nghiên cứu khoa học; tổ chức cho các tập thể, cán bộ, viên chức và sinh viên trong trường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; hợp tác, liên kết khoa học với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp; tổ chức ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào các hoạt động của Trường.

- Thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lí cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và năng lực của Trường.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao...[22]

1.2.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ

Hơn 30 năm qua, Trường Đại học Luật Hà Nội đã phát triển khá toàn diện, vững chắc, xứng đáng là cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất của cả nước với đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, năng lực, phẩm chất tốt; cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Đến nay, đội ngũ giáo viên, cán bộ, viên chức của Trường đã phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng.

Hiện tại, tổng số cán bộ, viên chức của Trường là 443 người. Trong đó, đội ngũ giảng viên là 262 người, chiếm tỉ lệ 59,15% tổng số cán bộ, viên chức của Trường; đội ngũ cán bộ, viên chức phục vụ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học là 181 người, chiếm tỉ lệ 40,85% tổng số cán bộ, viên chức.

Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức của Trường Đại học Luật Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing tại trung tâm thông tin thư viện đại học luật hà nội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)