Chính sách giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing tại trung tâm thông tin thư viện đại học luật hà nội (Trang 97 - 99)

9. Bố cục của luận văn

3.2 Nhóm giải pháp ứng dụng các công cụ marketing hỗn hợp

3.2.2 Chính sách giá

* Lựa chọn phương pháp định giá cho các sản phẩm của Trung tâm

Trung tâm cần tiến hành định giá cả sản phẩm của mình. Hiện tại hầu hết SP và DV của Trung tâm đều phục vụ miễn phí. Tuy nhiên, với ngân sách hạn hẹp được cung cấp cho hoạt động, Trung tâm sẽ khó có điều kiện để phát triển các sản phẩm có chất lượng cao nếu không có sự hỗ trợ từ các nguồn thu này. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng nhận được sự ủng hộ của khá lớn của NDT vì đa phần trong số đó đánh giá rằng giá sản phẩm hiện thời của Trung tâm là vừa phải và họ sẵn lòng trả phí cho các dịch vụ có chất lượng cao. Việc thu phí về khía cạnh nào đó đối với NDT như một lời đảm bảo về chất lượng các sản phẩm tại Trung tâm. Vì vậy, Trung tâm cần phải tính đến việc thu phí của NDT sử dụng các dịch vụ đó.

Lựa chọn phương pháp định giá cho sản phẩm thư viện bằng cách: xác định mục tiêu giá cả, xác định chiến lược giá trên cơ sở mục tiêu đề ra

+ Xác định mục tiêu giá cả: Trước khi quyết định giá cả cho các sản phẩm, Trung tâm cần xem xét xem mục tiêu mà mình muốn đạt là gì. “Trong hoạt động TT-TV ở các thư viện trường đại học nên xem xét hai mục tiêu định giá là thu lại chi phí và tối đa hóa lượng NDT” [20]. Những hoạt động của thư viện chuyên ngành là đều để nhằm vào việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của công tác nghiên cứu và ứng dụng. Thu lại chi phí có mục đích giúp Trung tâm thu lại một phần chi phí mà mình phải bỏ ra để xây dựng sản phẩm. Trong khi đó, hướng tới tối đa hóa thị trường, Trung tâm mong muốn có lượng NDT sử dụng nhiều nhất. Và để làm được điều này mức giá nên đặt ra là 0.

+ Xác định chiến lược giá cả: Trên cơ sở mục tiêu giá cả, xác định chiến lược giá cả. Trung tâm có thể lựa chọn một trong các chiến lược định giá sau: chiến lược định giá hướng tới chi phí, dựa trên giá trị hoặc xu hướng cạnh tranh.

Định giá hướng tới chi phí: Nghĩa là Trung tâm đặt ra giá cả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên chi phí mà Trung tâm đã bỏ ra để tạo được sản phẩm đó. Tại đây, Trung tâm có thể sử dụng phương pháp định giá trên cơ sở phân tích điều kiện hòa vốn. Mục đích của phân tích điều hòa vốn là để xác định xem với giá như thế nào thì bao nhiêu sản phẩm sẽ được NDT sử dụng để lấy lại được đầy đủ chi phí tạo ra sản phẩm đó.

Định giá dựa trên giá trị: Khi định giá Trung tâm sẽ không quan tâm nhiều tới chi phí cho việc tạo ra được sản phẩm mà xem xét tầm quan trọng, giá trị của sản phẩm đó với NDT để định giá. Có nghĩa là Trung tâm sẽ đánh giá dựa trên việc xác định xem bao nhiêu giá trị mà NDT cảm nhận trong những sản phẩm mà Trung tâm cung cấp cho họ.

Định giá hướng tới sự cạnh tranh: Tiến hành phương pháp này tức là Trung tâm sẽ xem xét giá các sản phẩm của các tổ chức hay cá nhân khác có thể thay thế cho các sản phẩm mà Trung tâm cung cấp để định giá. Chí phí hoặc nhu cầu có thể thay đổi, tuy nhiên, Trung tâm vẫn có thể duy trì cái giá của nó vì đối thủ cạnh tranh vẫn giữ giá cho các sản phẩm của họ. Ngược lại, Trung tâm sẽ thay đổi giá của các sản phẩm khi đối thủ cạnh tranh của mình thay đổi ngay cả khi chi phí hoặc nhu cầu không thay đổi.

* Giảm thiệu thời gian cung cấp tài liệu cho NDT

Cùng với tính toán về chi phí tiền bạc, Trung tâm cần tính toán đến chi phí thời gian cung cấp tài liệu cho NDT. Trung tâm cần tính toán thời gian trung bình mà NDT có thể chấp nhận chờ đợi để có được tài liệu là bao nhiêu thông qua các cuộc khảo sát NDT. Tiếp đó, Trung tâm sẽ tính toán thời gian trung bình có được tài liệu tại Trung tâm. Nếu số thời gian Trung tâm cung cấp được tài liệu cho NDT thấp hơn hoặc bằng với thời gian NDT có thể chấp nhận chờ đợi thì việc đặt ra vấn đề rút ngắn thời gian phục vụ chưa là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, nếu thời gian Trung tâm phục vụ lớn hơn thời gian NDT có thể chấp nhận chờ đợi thì Trung tâm cần phải xem xét các biện pháp cụ thể giảm bớt thời gian chờ đợi của NDT.

Kết quả khảo sát cho thấy, NDT thuộc nhóm SV, HVCH, NCS cho rằng thời gian cung cấp tài liệu của Trung tâm chưa thực sự nhanh chóng, nhiều trong số đó đánh giá là chậm. Chính vì thế, Trung tâm cần xem xét để đưa ra các cách khắc phục hiệu quả. Ví dụ, vào đầu các học kỳ, số SV mượn tài liệu nhiều hơn so với các thời điểm khác. Vì vậy, Trung tâm có thể tăng cường thêm nhân lực phục vụ mượn tài liệu bằng cách huy động các cán bộ ở các bộ phận khác hỗ trợ. Điều này giúp cho các cán bộ không phải làm việc quá tải. thời gian cho NDT mượn tài liệu cũng nhanh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing tại trung tâm thông tin thư viện đại học luật hà nội (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)