Đánh giá của NDT về mức độ phù hợp của thời gian mở cửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing tại trung tâm thông tin thư viện đại học luật hà nội (Trang 72 - 75)

Với thời gian phục vụ như trên, các đối tượng thuộc các nhóm NDT khác nhau có những đánh giá khác nhau khi được phỏng vấn:

+ Đối với nhóm NDT là CBQL: mặc dù cũng đi làm vào giờ hành chính nhưng họ vẫn có thể thu xếp đến Trung tâm vào thời gian Trung tâm mở cửa. Hơn nữa, đa số nhóm NDT này khơng có nhiều nhu cầu cho việc đọc tài liệu tại chỗ, vì vậy, họ thường mượn tài liệu về nhà hoặc đặt photo tài liệu mang về. Chính vì vậy, thời gian mở cửa của Trung tâm không ảnh hưởng đến nhu cầu của họ.

+ Đối với nhóm NDT là CB, GV, NNC: phần đa trong số họ cho rằng, thời gian mở cửa của Trung tâm là tương đối hoặc phù hợp với họ. Bởi vì họ đi làm tại Trường trong giờ hành chính và họ có thể sử dụng thời gian của mình một cách linh hoạt nên họ vẫn có thể thu xếp được đến Trung tâm vào thời gian Trung tâm mở cửa phục vụ.

+ Nhóm 3 nhóm NDT là SV, HVCH và NCS là nhóm NDT cho rằng thời gian phục vụ khơng phù hợp với họ nhất. Chiếm tỷ lệ cao nhất đối với NDT là nghiên cứu sinh chiếm 56%. Theo họ thời gian mở cửa phục vụ của Trung tâm cịn ít. Nguyên nhân được đưa ra như sau: Thời gian ban ngày đối với cả 3 nhóm NDT này họ phải lên lớp, gặp gỡ thầy cơ giáo hướng dẫn. Đặc biệt nhiều SV vì muốn kết thúc chương trình học sớm nên họ đăng ký học cả sáng và chiều. Vì vậy buổi tối là thời gian lý tưởng lên thư viện học tập của họ. Nhưng hiện tại thời gian phục vụ muộn nhất của Trung tâm là 19 giờ. Họ mong muốn thời gian mở của các phòng đọc tại chỗ được dài hơn để họ có khơng gian để học tập và nghiên cứu.

Như vậy, thời gian mở cửa của Trung tâm trên thực tế đã đáp ứng được khá tốt nhu cầu của nhóm NDT là CBQL, và nhóm NDT là CB, GV, NNC. Song, với nhóm NDT là SV, HVCH và NCS thì thời gian mở cửa mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của họ.

* Phân phối điện tử

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày nay, NDT của nhiều thư viện có thể lựa chọn nhiều các khác nhau để sử dụng các sản phẩm và dịch vụ

của thư viện mà không phải mất thời gian đến thư viện. Các sản phẩm của thư viện có thể được phân phối qua mạng internet. Phương thức này cho phép rút ngắn thời gian phục vụ và khuyến khích NDT sử dụng thư viện nhiều hơn.

Cho tới thời điểm hiện tại, việc cung cấp các sản phẩm qua internet của Trung tâm được thực hiện qua website. Hầu hết các sản phẩm điện tử của Trung tâm đề được đưa lên website. Chính vì thế, NDT có thể tiếp cận hiệu quả nguồn tài liệu này dễ dàng qua các cơng cụ tin học. Tuy nhiên, hình thức này lại chưa được Trung tâm tập trung phát triển, website mới chủ yếu được sử dụng để cung cấp một số thông tin về Trung tâm, website thiếu các tính năng trợ giúp cho NDT tiếp cận nguồn tài liệu điện tử, giao diện kém thân thiện với NDT. Nguyên nhân là do, Trung tâm chưa có website chính thức mà vẫn nằm trong website chung của Trường, kinh phí đầu tư cịn hạn chế, nguồn nhân lực cũng chưa thể đáp ứng được yêu cầu khi phát triển các sản phẩm dịch vụ tại website hơn nữa.

* Phân phối qua phương tiện chuyển phát

Phương thức này thường được những người dùng tin ở các tỉnh, thành phố khác (ngoài Hà Nội) sử dụng để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Hình thức tiếp nhận tài liệu của NDT ở đây cụ thể như sau:

- Trung tâm tiếp nhận các yêu cầu qua internet (qua hòm thư), điện thoại, fax. Những yêu cầu của NDT thường là photo tài liệu hoặc cung cấp thông tin thư mục.

- Sau khi tiếp nhận yêu cầu của NDT, Trung tâm tìm các tài liệu theo các u cầu đó, xử lý u cầu (photo hoặc tìm thơng tin thư mục).

- Gửi thơng tin đến NDT qua hình thức chuyển phát. Hình thức chuyển phát được Trung tâm hay sử dụng là chuyển tài liệu qua đường bưu điện và yêu cầu NDT trả phí chuyển phát qua tài khoản của cán bộ thực hiện.

Trên thực tế, đây mới chỉ là hình thức phân phối phát sinh theo nhu cầu của NDT, tuy nhiên nhu cầu này khơng thường xun, việc đăng ký sử dụng hình thức này thường xuyên là chưa có. Ngun nhân của tình trạng này là do:

+ Chi phí phải trả cao;

+ Khơng có nguồn nhân lực để đảm nhiệm thường xuyên;

+ Trung tâm cũng chưa đưa ra những quy định cụ thể cho hình thức phân phối này.

2.4.2 Đánh giá mức độ phù hợp của chiến lược phân phối

Theo khảo sát thể hiện ở Bảng 2.11 cho thấy, phương thức phân phối chủ yếu được NDT sử dụng là phương thức phân phối trực tiếp tại Trung tâm. Hầu hết NDT đều biết đến các hình thức phân phối tại chỗ, trong đó có tới 62,7% NDT thường xuyên đến Trung tâm để sử dụng các sản phẩm và dịch vụ. Phương thức phân phối ít NDT sử dụng nhất là qua chuyển phát (chỉ chiêm 1,1%). Đa phần NDT không sử dụng phân phối qua website và chuyển phát đều vì chưa biết đến các hình thức phân phối này. Có tới 61,1% NDT khơng biết đến sự tồn tại của phương tức phân phối qua chuyển phát mà Trung tâm triển khai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing tại trung tâm thông tin thư viện đại học luật hà nội (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)