Nhận xét thực trạng hiện thực marketing tại Trung tâm Thông tin –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing tại trung tâm thông tin thư viện đại học luật hà nội (Trang 89 - 92)

9. Bố cục của luận văn

2.7 Nhận xét thực trạng hiện thực marketing tại Trung tâm Thông tin –

viện Đại học Luật Hà Nội

2.7.1 Ƣu điểm

Việc thực hiện marketing tại Trung tâm đang được triển khai từng bước và có những ưu điểm sau:

- Marketing đã bước đầu được sử dụng trong hoạt động của Trung tâm và mang lại những hiệu quả nhất định

Trung tâm đã thực hiện tốt công tác nghiên cứu NCT của NDT. Các hình thức truyền thông marketing được ứng dụng và đạt được những hiệu quả nhất định. Các hình thức truyền thông được dùng để thu hút NDT và nâng cao nhận thức của họ đối với các hoạt động của Trung tâm. Tiếp theo, đào tạo nghiệp vụ thư viện của cán bộ cũng được Trung tâm hết sức quan tâm, do vậy trình độ chuyên môn thư viện của cán bộ cũng khá cao.

-Trung tâm đã hình thành ý thức hướng tới đáp ứng nhu cầu NDT trong tất cả các hoạt động của mình. Trung tâm luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm cốt lõi, sản phẩm hiện thực và phát triển sản phẩm bổ sung phù hợp với NCT của NDT.

Để đạt được những ưu điểm này, trên thực tế, các cán bộ của Trung tâm đã nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ của mình theo chức năng nghề nghiệp, tức là: cung cấp các sản phẩm thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu NDT. Thông qua việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ thư viện, các cán bộ thư viện đã thực hiện các hoạt động marketing nói mà chưa có sự nhận thức về chức năng marketing nằm trong các hoạt động này. Thêm vào đó, đa số cán bộ quản lý và lãnh đạo Trung tâm đã bắt đầu nhận thấy một phần tầm quan trọng của hoạt động marketing đối với sự tồn tại của mình. Họ đã ý thức được rằng tổ chức tốt hoạt động marketing không chỉ lôi kéo NDT đến với Trung tâm nhiều hơn mà còn giúp làm thay đổi cách nhìn của NDT về vai trò của Trung tâm.

2.7.2 Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, hoạt động marketing tại Trung tâm vẫn tồn tại nhiều hạn chế:

- Việc sử dụng công cụ marketing chủ yếu mang tính tự phát, chưa được thực hiện theo một kế hoạch thống nhất. Điều này dẫn đến các yếu tố của marketing hỗn hợp được thực hiện một cách rời rạc, chồng chéo.

- Trung tâm đã hướng tới việc đáp ứng NCT cho NDT nhưng chưa thực hiện việc phục vụ có phân biệt theo từng nhóm NDT cụ thể. Trong từng khâu hoạt động của Trung tâm, các CBTV đã có ý thức hướng tới tập hợp NDT nói chung mà chưa định hướng đáp ứng nhu cầu sản phẩm của từng nhóm NDT riêng biệt ví dụ như nhóm CBQL và nhóm GV, NNC. Nhóm NDT có nhu cầu sử dụng các hình thức phân phối qua internet và qua các phương tiện chuyển phát. Điều này làm hạn chế khả năng đáp ứng đầy đủ và chính xác nhu cầu sử dụng sản phẩm thư viện của các đối tượng NDT này. Trong khi đó, đáp ứng NCT của từng nhóm NDT là một trong những yêu cầu quan trọng của hoạt động marketing hiện đại.

- Các sản phẩm thu phí của Trung tâm còn quá ít vì vậy việc định giá của Trung tâm chưa được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Việc vận dụng các phương thức tính toán khoa học trong việc định giá và các chi phí thời gian cho việc sử dụng sản phẩm chưa được Trung tâm đề cập.

- Chưa có sự phối kết hợp giữa các bộ phận trong việc sử dụng các công cụ của marketing hỗn hợp. Việc sử dụng các công cụ marketing chủ yếu còn mang tính tự phát, chưa được thực hiện theo một kế hoạch thống nhất. Điều này dẫn đến các yếu tố của marketing hỗn hợp còn rời rạc, chồng chéo. Hoạt động tạo lập sản phẩm chưa kết nối chặt chẽ với các hoạt động phân phối, truyền thông marketing.

- Việc sử dụng các công cụ marketing hỗn hợp còn phiến diện. Trung tâm coi trọng và có kế hoạch về việc nâng cao trình độ cán bộ về chuyên ngành Trung tâm phục vụ, kỹ năng tra cứu và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp.

2.7.3 Nguyên nhân

- Sự nhìn nhận của toàn xã hội nói chung và lãnh đạo nhà Trường đối với Trung tâm thư viện chưa đúng với vai trò của nó, chính vì vậy kinh phí dành cho Trung tâm còn thấp. Điều này là một hạn chế lớn đối với sự phát triển của Trung tâm.

- Cán bộ quản lý tuy đã nhận thức được vai trò của marketing nhưng chưa nắm rõ bản chất của marketing trong hoạt động của thư viện. Một số cán bộ quản lý thư viện đồng nhất marketing với hoạt động truyền thông, cụ thể nó là các hoạt động quảng cáo, giới thiệu hình ảnh và các sản phẩm TT-TV. Việc chưa nhận thức một cách đầy đủ như vậy về hoạt động marketing sẽ là một rào cản cho việc thực hiện hoạt động marketing nói chung và marketing hỗn hợp nói riêng một cách đồng bộ.

- Hiện tại Trung tâm vẫn chưa được tự chủ về tài chính. Điều này khiến Trung tâm thụ động trong việc thực hiện các hoạt động của mình vì phải phụ thuộc vào sự phê duyệt ngân sách của cấp trên.

- Chế độ đãi ngộ với cán bộ còn thấp. Ngoài mức lương cơ bản cán bộ của Trung tâm tuy có được hỗ trợ thêm một phần kinh phí nữa từ nhà Trường, tuy nhiên phần kinh phí này còn thấp. Chính vì vậy, điều kiện sống của một số cán bộ không được đảm bảo và nó làm cho mức tâm huyết với nghề nghiệp của cán bộ bị hạn chế. Điều này dẫn đến hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ chưa cao.

- Hiện tại Trung tâm đã tổ chức nghiên cứu nhưng chưa áp dụng nhiều hình thức nghiên cứu NCT của NDT. Công tác nghiên cứu chủ yếu chỉ căn cứ vào phương pháp thống kê lượt truy cập và thống kê lượt mượn để tìm hiểu NCT của NDT. Điều này làm cho Trung tâm không nắm bắt được kịp thời những biến động về nhu cầu của NDT, vì thế việc thỏa mãn NCT của Trung tâm chưa đạt kết quả cao.

- Một hạn chế quan trọng là hiện tại Trung tâm chưa có bộ phận phụ trách marketing riêng. Vì thế, hoạt động marketing chưa được triển khai có tổ chức và chuyên nghiệp.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá hiệu quả, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng hoạt động marketing hỗn hợp tại Trung tâm TT-TV Đại học Luật Hà Nội, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng marketing hỗn hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing tại trung tâm thông tin thư viện đại học luật hà nội (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)