Nhóm giải pháp tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing tại trung tâm thông tin thư viện đại học luật hà nội (Trang 92 - 95)

9. Bố cục của luận văn

3.1 Nhóm giải pháp tổ chức

3.1.1 Thành lập và đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ phận marketing

Đối với nhiều tổ chức hiện nay, một trong những yếu tố để đạt được hiệu quả marketing tốt là họ có một bộ phận phụ trách marketing riêng cho mình. Việc có bộ phận phụ trách marketing đóng một vai trò quan trọng đối với việc ứng dụng marketing nói chung và marketing hỗn hợp nói riêng vào hoạt động thư viện. Tuy nhiên, Trung tâm TT-TV Đại học Luật với nguồn nhân lực mỏng, việc thành lập riêng một bộ phận phụ trách marketing chuyên trách sẽ là vấn đề khó khăn. Để giải quyêt vấn đề này trước mắt Trung tâm nên thành lập Nhóm marketing từ các cán bộ kiêm nhiệm.

Nhóm marketing có trách nhiệm vạch ra và thực hiện kế hoạch marketing phù hợp với phương hướng và các kế hoạch hoạt động khác của Trung tâm. Cụ thể, nhóm có các nhiệm vụ sau: lập kế hoạch và thực hiện các kế hoạch marketing; nghiên cứu, dự báo thị trường; nghiên cứu sản phẩm và phát triển sản phẩm mới; nghiên cứu tổ chức phân phối sản phẩm; tổ chức các hoạt động xúc tiến hỗn hợp; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Qua khảo sát cho thấy, việc thực hiện hoạt động marketing hỗn hợp còn manh mún, chưa có bộ phận phụ trách cụ thể. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing Trung tâm cần phân công nhiệm vụ rõ ràng cho nhóm marketing khi được hình thành. Đây là bộ phận thành lập từ các cán bộ kiêm nhiệm vì thế nên được tổ chức theo chức năng sẽ thuận tiện hơn. Các cán bộ kiêm nhiệm sẽ đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau của hoạt động marketing của Trung tâm: lập kế

hoạch marketing, nghiên cứu marketing và tạo sản phẩm mới, phân phối sản phẩm, tổ chức các hoạt động truyền thông marketing. Các cán bộ kiêm nhiệm này nên được quản lý dưới một nhóm trưởng là cán bộ quản lý của Trung tâm (Nên là người trong Ban giám đốc của Trung tâm). Trước mắt nhóm marketing của Trung tâm sẽ có tối thiểu 3 cán bộ kiêm nhiệm ngoài Trưởng nhóm. Cơ cấu của nhóm marketing giống như Hình 2.

Hình 3.1: Nhóm phụ trách marketing của Trung tâm

Thành lập nhóm marketing chỉ là biện pháp ngắn hạn, trong tương lai, khi Trung tâm được mở rộng về quy mô cũng như tăng về số lượng cán bộ thì nên phát triển nhóm marketing này thành bộ phận chuyên trách và cán bộ marketiing được đào tạo bài bản về marketing.

3.1.2 Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý và cán bộ phụ trách hoạt động marketing

Việc nhận thức rõ vai trò của hoạt động marketing đối với người quản lý thư viện là điều thực sự cần thiết. Khi có ý thức về vấn đề này họ mới có thể đưa ra những ý tưởng, xây dựng ý tưởng và phê duyệt ý tưởng cho hoạt động marketing. Chính vì thế, các CBQL cần tích cực hơn nữa trong việc trau dồi kiến thức về marketing trong hoạt động thư viện.

Đối với các cán bộ phục trách hoạt động marketing, cần nhận thức rõ bản chất của hoạt động này để việc triển khai đi đúng hướng và đạt được hiệu quả như mong

Cán bộ nghiên cứu marketing và tạo lập SP mới Cán bộ phân phối sản phẩm Cán bộ truyền thông marketing Trƣởng nhóm marketing (Lập kế hoạch)

đợi. Chính vì vậy, việc đào tạo cán bộ một cách bài bản trong hoạt động này là vấn đề hết sức quan trọng. Chỉ khi có kiến thức về marketing các CBTV mới có thể lập được chiến lược, kế hoạch marketing nói chung và marketing hỗn hợp nói riêng phù hợp với đơn vị mình. Từ đó các thư viện mới có thể triển khai tốt hoạt động này. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách, Trung tâm sẽ cử các cán trong Nhóm marketing đi học các lớp ngắn hạn về marketing nói chung, ngoài ra lãnh đạo của Trung tâm cũng cần có sự liên kết phối hợp với các thư viện khác, đặc biệt là các thư viện đã làm tốt công tác này tổ chức các khóa học nhằm trao dồi, cũng như học tập hoạt động marketing của họ.

3.1.3 Tăng cường đầu tư ngân sách cho hoạt động marketing

Hiện nay, Trung tâm chưa có nguồn kinh phí riêng cho hoạt động marketing. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc lập các kế hoạch marketing và thực hiện chúng. Trung tâm không thể chủ động được trong việc xây dựng kế hoạch marketing và đưa các kế hoạch đó vào triển khai trong khi kinh phí cụ thể cho hoạt động này lại chưa xác định, điều này làm giảm tính khả thi của kế hoạch marketing. Chính vì thế, Trung tâm cần xây dựng nguồn kinh phí riêng cho hoạt động marketing, có thể ban đầu nguồn kinh phí này chưa nhiều những lại tạo ra sự chủ động trong việc lập các kế hoạch và thực hiện chúng vì chúng được xây dựng dựa trên việc xác định nguồn ngân sách rõ ràng và được kiểm soát.

Trong các kế hoạch marketing, việc sử dụng ngân sách như thế nào cũng phải được cụ thể hóa. Về việc thiết lập nguồn ngân sách, cần phải làm rõ các căn cứ về sự phù hợp giữa hiệu quả của hoạt động marketing mang lại trong việc thu hút và cung cấp sản phẩm cho NDT với chi phí marketing thư viện sẽ phải bỏ ra. Về việc phân bổ ngân sách, nên phân bổ ngân sách theo chiều ngang cho từng mục: ngân sách cho từng chiến lược sản phẩm, phân phối, truyền thông marketing, đào tạo cán bộ, NDT… Việc thực thi ngân sách cần đảm bảo thực hiện công việc theo đúng mức lên kế hoạch chi. Cần hết sức tránh việc bội chi ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing tại trung tâm thông tin thư viện đại học luật hà nội (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)