Sơ đồ thể hiện thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 32 - 67)

Thị trường là yếu tố rất quan trọng, có những lúc thị trường trở thành yếu tố quyết định sản xuất, điều chỉnh quy mô và tốc độ sản xuất. Khi thị trường phát triển, hàng hoá sản xuất ra bán được giá cao, người sản xuất thu được nhiều lợi nhuận, khi đó nó thúc đẩy sản xuất phát triển với tốc độ cao, quy mô sản xuất được mở rộng, và ngược lại. Để phát triển thị trường tiêu thụ bị sữa cần phân tích và đánh giá các nhân tố tác động đến thị trường.

Các nhân tố chủ yếu tác động đến thị trường bò sữa như:

- Số lượng, chất lượng bò sữa cung cấp, theo quy luật cung cầu, số lượng sản phẩm bán nhiều có thể dẫn đến cạnh tranh về giá, về thị phần. Tuy nhiên, nếu quy mô chăn nuôi quá nhỏ lẻ sẽ làm tăng chi phí thu gom của trung gian tiêu thụ, nông dân bị ép giá. Đối với chất lượng bò sữa càng cao (năng suất sữa cao, chất lượng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn an tồn thực phẩm) thì giá bán càng cao, dễ tiêu thụ.

- Giá bán của sản phẩm bò sữa và giá của các nông sản khác liên quan: việc mua bán sản phẩm theo thoả thuận và theo quy luật cạnh tranh, tuy nhiên nếu giá q thấp thì khơng đảm bảo lợi nhuận cho người chăn ni, người chăn ni có thể thu hẹp quy mơ sản xuất. Nếu giá sữa chịu ảnh hưởng của các sản sữa bột nhập ngoại và từ đó mở rộng quy mơ chăn ni và ngược lại.

- Hệ thống thơng tin: thơng tin đóng vai trị quan trọng cho cả người bán và người mua, cả người sản xuất và người tiêu dung. Vấn đề thông tin ở các vùng nơng thơn hiện nay chưa được chú trọng và đó cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường của nông thôn chưa phát triển.

- Hệ thống các cơ sở chế biến và sự đa dạng các sản phẩm được chế biến, sản phẩm sữa bị có thể được chế biến ra nhiều loại sản phẩm có giá trị tăng cao như: sữa tươi, format, bơ,… Thông thường, các khu vực chăn ni bị sữa nằm cách xa với thị trường tiêu thụ, vì vậy cần phải có cơ sở chế biến hợp vệ sinh, dây truyền chế biến hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có thiết bị bảo quản và phải có các phương tiện vận chuyển chuyên dụng.

- Các nhân tố khác: thu nhập người tiêu dùng, mật độ dân số, khu vực dân cư thành thị, nông thôn, thị hiếu và tập quán người tiêu dùng về sản phẩm được chế biến từ bò sữa …

Hiện tại, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn ni của nước ta phát triển cịn chậm, chủ yếu là do sản xuất không gắn với thị trường và không xuất phát từ nhu cầu của thị trường để điều chỉnh sản xuất một cách thích ứng. Vì vậy địi hỏi người chăn nuôi phải chú ý đến các nhân tố này để có hướng chăn ni thích hợp đáp ứng những sản phẩm mà thị trường yêu cầu.

2.1.4.9. Lợi ích mà hợp tác mang lại

Lợi ích mà hợp tác mạng lại là lợi ích kinh tế quyết định sự phát triển và bền vững của các mối quan hệ hợp tác (QHHT). Lợi ích của các mối QHHT

tượng trưng cho rễ cây, cành cây tượng trưng cho các mối QHHT của hộ chăn ni bị sữa với các tổ chức kinh tế, xã hội. Nếu rễ cây chắc, khoẻ hút được nhiều dinh dưỡng thì cành cây sẽ xanh tốt, ngược lại nếu rễ cây không hút được nhiều dinh dưỡng cành cây sẽ không phát triển được.

Thực tiễn sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chăn ni bị sữa cho thấy các hộ nơng dân chăn ni bị sữa đã thực hiện nhiều mối quan hệ hợp tác (QHHT) với nhau nhưng còn rất thụ động và khơng bền vững. Các hình thức hợp tác đơn giản, mang tính chất tự phát, rời rach và thiếu tính hệ thống, chủ yếu được thực hiện ở phạm vi nhóm hộ nhỏ (chi hội chăn ni). Trong khi đó, hình thức biểu hiện sự phát triển cao của các QHHT trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và trong chăn ni bị sữa nói riêng với các hộ chăn nuôi là HTX. Vì vậy, nhận dạng và đánh giá các mối QHHT cùng những lợi ích thực sự của mối QHHT trong chăn nuôi giữa các hộ nông dân với nhau và các tổ chức kinh tế xã hội khác là cơ sở để tăng cường phát triển các mối QHHT.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1. Thực trạng và kinh nghiệm hợp tác trong chăn ni bị sữa của nước ngồi

Kinh nghiệm hợp tác trong chăn ni bị sữa có thể diễn ra trong nhiều ngành hàng nông nghiệp. Thực tế của các nước trên thế giới cho thấy đây là hình thức mang lại lợi ích cho các bên tham gia, đặc biệt là hộ nơng dân và hình thức này đã nhanh chóng lan rộng ở các nước đang phát triển điển hình là ở Israel có trại ni bị sữa lớn nhất thế giới, Hokkaido ở Nhật Bản...

2.2.1.1. Afimilk – Trại ni bị sữa lớn nhất thế giới tại Israel

Afimilk là một trong những nhà sản xuất bò sữa lớn nhất thế giới và Afimilk luôn đứng trên đỉnh cao của ngành sản xuất sữa suốt nhiều năm qua. Trại có 1.100 con bị Holstein, 950 con trong số này đang sản xuất sữa. Trại nuôi rộng 60 mét và dài 160 mét được thiết kế đặc biệt để thích ứng với điều kiện khí hậu nóng bức của vùng Trung Đông. Sau 4 tiếng đồng hồ, trại được làm sạch tự động để loại bỏ hỗn hợp gây ăn mòn từ phân và nước tiểu gia súc. Mỗi con bò sữa được vắt sữa ít nhất 3 lần/ngày. Lực lượng lao động của trại chỉ có 18 nhân viên gồm 2 chuyên viên quản lý thức ăn, 1 bác sỹ thú y, 1 y tá, còn lại là nhân viên vắt sữa bò. Hệ thống chữa sữa của Afimilk là 2 bể lớn, sức chứa 30.000 lít/bể. Điểm nhấn trong cơng nghệ sản xuất sữa của Israel là phương châm hoạt động “ không

ngừng cải tiến”. Tại Hội nghị Triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 19 tổ chức ở Tel Aviv vào tháng 4/2015, năng suất sữa trung bình của Israel đã chạm mốc 45 lít/ con bị.

Khơng giống những trại ni bị sữa khác trên thế giới, tại Afimilk, phúc lợi của mỗi con bò được đề cao và đặt lên hàng đầu. Đây chính là bí quyết thành cơng của ngành bị sữa Israel. Một trong những điều bí kíp thành cơng của Afimilk nằm ở khẩu phần ăn hỗn hợp hồn chỉnh (TMR). TMR của một con bị đang trong thời kỳ sản xuất sữa chiếm tới 33-35% là cỏ, chủ yếu là silo lúa mỳ. Thành phần còn lại là ngũ cốc, bột xay thô và ngô. Khẩu phần ăn cân bằng của mỗi con bò khogr 18kg. Trại ni của Afimilk được vận hành bằng máy tính với hệ thống làm mát tự động cho bò vào mùa hè. Mỗi con bò được gắn thẻ chứa thiết bị đo hoạt động để nhận biết tình trạng sức khỏe và truyền dữ liệu tới hệ thống máy tính phát hiện bị ốm hay các biểu hiện động dụng ở bò cái. Những thẻ hiện đại mới được sử dụng gần đây cịn có khả năng phát hiện thời gian bò nhai lại, thời gian nghỉ ngơi, cung cấp thơng tin về tình trạng dinh dưỡng và phúc lợi động vật.

Afimilk không ngừng cải tiến cơng nghệ. Tiêu chuẩn an tồn vệ sinh cũng được đặt lên hàng đầu trong q trình sản xuất. Trong trại ln có một khu chăm sóc vật ni chun biệt, được ví như một bệnh viện riêng – nơi những con bị có tình trạng sức khỏe kém sẽ được cách ly, chăm sóc và chữa trị kịp thời.

Sữa của Afimilk luôn đạt chất lượng rất cao. Tỷ lệ chất béo và protein trong sữa lần lượt 3,66% và 3,24% - mức cao nhất thế giới. Hệ thống vắt sữa cũng được vận hành bằng máy vi tính và điều này giúp tạo ra những dòng sữa chất lượng, an toàn cho sức khỏe và giảm đau đớn trong q trình vắt sữa cho bị, và cuối cùng là giúp cho bò giảm căng thẳng (stress). Bò tại Afimilk được cân nặng trước và sau khi vắt sữa nhằm kiểm tra chế độ ăn, cân nặng.

Israel dẫn đầu thế giới về công nghệ vắt sữa tự động từ khi côn nghệ này mới xuất hiện. Trải qua nhiều thập kỷ, những nhà khoa học tại nước này liên tục phát triển kỹ thuật sản xuất nhằm duy trì các trại ni bò sữa và hệ thống sản xuất sữa vận hành hiệu quả nhất. Không ngạc nhiên khi các trại nuôi động vật lấy sữa của nhiều nước trên thế giới không ngần ngại đầu tư công nghệ sản xuất của Israel để nâng cao năng suất (Mi Lan, 2015).

2.2.1.2. Ở Hokkaido - Nhật Bản

Thời đại minh trị thực hiện chính sách mở cửa để giao lưu và học hỏi phương Tây là cột mốc quan trọng trong việc hình thành nên một Nhật Bản như ngày hôm nay. Sự kết hợp yếu tố Đông – Tây từ thời đại Minh Trị đã đưa sữa – một nguyên liệu đặc trưng của ẩm thực Tây phương – đường hoàng vào đời sống ẩm thực Nhật Bản. Trong chính sách mở cửa và thốt Á của mình Nhật Bản đã đưa ra phong trào thay đổi chế độ dinh dưỡng trong trường học, cắt giảm tinh bột tăng cường thịt, trứng sữa. Người Nhật tin rằng chính cách ăn uống này đã tác động đến sự phát triển của não và tạo ra lớp người Tây phương, vốn đang được xem như văn minh và tiến bộ hơn họ. Bunmeikaika là chế độ ăn đề cao sữa và các chế phẩm từ sữa.

Hokkaido là hịn đảo có diện tích 83.456,87km2. Hokkaido là thiên đường sữa tươi giữa lòng Nhật Bản. Đảo Hokkaido tuy nhỏ bé nhưng chiếm tới 50% sản lượng sữa và 90% pho mát trong nội địa cũng như xuất khẩu và gánh trách nhiệm to lớn trong việc tạo nên bản sắc văn hóa ẩm thực xứ Phù Tang. Hokkaido được chính phủ lựa chọn để trở thành trung tâm cơng nghiệp chăn ni và sản xuất sữa bị của cả nước. Một loạt động thái đầu tư tại Hokkaido đã tạo ra chuỗi các doanh nghiệp sữa và chế biến sữa từ những năm 1876, và đến nay ngành công nghiệp này ở Hokkaido đã tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu tiêu dung lẫn xuất khẩu của nước Nhật. Dãy nhà hang Hokkaido dairy farm milk trên toàn cầu hay Bảo tàng lịch sử công nghiệp sữa tươi là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của hình thức kinh tế này tại Hokkaido.

Với hình thức chăn thả tự do và rất dân dã sẽ khiến ta bất ngờ khi tham quan những cơ sở ni bị sữa ở Hokkaido nó khác hẳn với những gì chúng ta nghĩ về một chế độ cơng nghiệp “hồnh tráng”. Tại đây khơng có nhiều khu chăn ni hay nhà máy chế biến mà thay vào đó là các trang trại tư nhân được trang bị đầy đủ tiện nghi. Hokkaido là vùng đất tươi tốt và trù phú, khí hậu tương tự các vùng ơn đới rất thích hợp cho bò, dê, cừu sinh sống và quan trọng hơn là những thảo nguyên xanh mướt ngút ngàn hay các thung lũng rộng lớn giữa những dãy núi đã tạo ra không gian chăn nuôi tự nhiên vô cùng lý tưởng cho bò sữa ở Hokkaido. Đặc sản từ sữa của Hokkaido (Khuyết danh, 2015).

Những năm gần đây Hokkaido đưa ra định hướng chiến lược phát triển liên kết giữa ngành du lịch và thực phẩm. Họ xác định du lịch ở Hokkaido không thể phát triển vững mạnh nếu thiếu sự phát triển mạnh mẽ của ngành Nông, lâm và

ngư nghiệp; sự thúc đẩy xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh về giá thông qua thương hiệu “ thực phẩm” gắn với ngành du lịch; sự thể hiện sức mạnh toàn diện vủa toàn vùng nhờ kết hợp sức mạnh của hai ngành trên. Đồng thời họ cũng xác định cần phải có những bước đi chuẩn xác để kết nối giữa ngành thực phẩm và du lịch, gồm: Tạo được nhận thức về nhu cầu kết nối; hình thành được nội dung kết nối; thực hiện các hoạt động xúc tiến. Một trong những vấn đề quan trọng nhất là cung cấp và truyền tải thông tin phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu người sử dụng và thông tin về vùng, phải cập nhật chi tiết. Trong phát triển và thực hiện chiến lược thương hiệu Hokkaido; phát triển hệ thống và cơ chế hợp tác kết nối giữa ngành Thực phẩm và Du lịch; phải dành đủ ngân sahs cho phát triển du lịch (Đinh Thị Lệ Thanh, 2014).

2.2.2. Thực trạng và kinh nghiệm hợp tác trong chăn ni bị sữa của một số địa phương trong nước

Hiện nay, số lượng đàn bị sữa thành phố Hà Nội dự kiến có khoảng 15.300 con. Trong đó huyện Gia Lâm có 3.449 con ( khơng tính đàn bị của Cơng ty giống gia súc), số bò sữa đang khai thác là 1.590 con ( Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, 2015 ).

Những năm gần đây ngành chăn ni bị sữa gặp khơng ít khó khăn khi phải cạnh tranh với các mặt hàng từ nhiều nước tràn vào đặc biệt là ngành chăn ni bị sữa. Trong khi điều kiện sản xuất cịn ở quy mơ nhỏ lẻ, phân tán và chưa ổn định. Bài học trong năm 2008 khi cơn bão Melamine từ Trung Quốc đã ảnh hưởng tới Việt Nam, làm ảnh hưởng xấu tới ngành chăn ni bị sữa trong nước do sản lượng sữa tiêu thụ giảm.

Sữa và tiêu dùng sữa ở Việt Nam đang được toàn xã hội quan tâm đặc biệt là vấn đề chất lượng sữa và giá sữa đồng thời cũng là vấn đề thời sự nóng ln được các phương tiện truyền thơng và báo chí quan tâm trong suốt thời gian vừa qua. Vì tâm lý chung của bà con là muốn bán được giá cao nhất là trong thời điểm bất kì, nên rất dễ phá hợp đồng với các công ty thu mua để chạy theo lợi nhuận cao hơn. Chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu liên kết hợp tác với nhau hoặc liên kết hợp tác lỏng lẻo, hiệu quả kém, giá thành sản xuất cao, thiếu khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm. Điều này đáng được quan tâm và tìm cách xử lý. Tuy nhiên bên cạnh đó nước ta vẫn có những địa phương, mơ hình hợp tác đã có hướng đi đúng và hợp tác rất thành cơng và điển hình:

Tỉnh Lâm đồng và Vinamilk hợp tác chiến nược chăn ni bị sữa: Nhà máy Sữa Mega Việt Nam (tại Bình Dương), Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã thống nhất ký kết văn bản thỏa thuận khung về hợp tác phát triển chăn ni bị sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015- 2020.

Mục tiêu của việc hợp tác nhằm phát huy lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tiềm năng phát triển đàn bò sữa để xây dựng Lâm Đồng trở thành một trong những vùng nguyên liệu sữa với sản lượng lớn, chất lượng cao, đảm bảo tính ổn định, bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Hợp tác chiến lược này sẽ tạo điều kiện thu hút nguồn lực đầu tư từ công ty Vinamilk để phát triển hệ thống chăn ni bị sữa tập trung, thu mua sữa tươi nguyên liệu và xây dựng nhà máy chế biến sữa tại Lâm Đồng, đảm bảo đầu ra cho sữa tươi nguyên liệu do người nông dân Lâm Đồng sản xuất và khuyến khích hộ chăn ni áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ cao trong chăn ni bị sữa, quản lý dịch bệnh để nâng cao năng suất, chất lượng sữa cung cấp cho các trạm thu mua, nhà máy chế biến.

Thơng qua chương trình hợp tác này, tỉnh Lâm Đồng sẽ tạo điều kiện cho Vinamilk xây dựng từ 2 đến 3 trang trại chăn ni bị sữa tập trung, công nghệ hiện đại, với tổng đàn khoảng 10.000 con tại tỉnh Lâm Đồng. Trang trại chăn ni bị sữa tập trung là hạt nhân, cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, thú y, nguồn tinh bò sữa thuần chủng, thức ăn chăn ni bị sữa… cho các hộ chăn ni bị sữa trong khu vực. Xây dựng trung tâm giống bò sữa hạt nhân chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 32 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)