Tình hình hợp tác trong cung cấp giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hợp tác trong chăn ni bị ở địa bàn huyện gia lâm, thành

4.1.3. Tình hình hợp tác trong cung cấp giống

Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và báo cáo của các HTX chăn nuôi, chi hội chăn nuôi, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về tình hình hợp tác trong cung cấp giống tại 3 xã Phù Đổng, Dương Hà và Trung Mầu. Chọn ngẫu nhiên tại xã Phù Đổng 55 hộ, xã Dương Hà 25 hộ và xã Trung Mầu 20 hộ. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả khảo sát tình hình hợp tác trong cung cấp giống

Loại giống Cộng Nguồn cung (*)

HF HF1 HF2 HF3 Khác (1) (2) (3) Cộng Phù Đổng 4 16 42 119 181 9 172 181 Dương Hà 2 15 21 78 116 3 9 91 103 Trung Mầu 8 13 38 59 2 57 59 Tổng 6 39 76 235 0 356 14 9 320 343 Tỷ lệ (%) 1,69 10,96 21,35 66 0 100 4,08 2,62 93,3 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính tốn của tác giả (2015)

Ghi chú: (1): Tự túc, (2) Cơ sở giống được chứng nhận, (3) Mua ngồi (Thương lái, hộ nơng dân). Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 4.10 cho thấy loại giống bị sữa các hộ hợp tác mua nhiều nhất là bò HFF3 với 235 con chiếm tỷ lệ 66%, tiếp đến là giống bò sữa HFF2 với 76 con chiếm tỷ lệ 21,35%, giống HFF1 với 39 con chiếm tỷ lệ 10,96% và giống HF với 6 con chiếm tỷ lệ 1,69%. Nguồn cung thì mua ngồi mà thường là mua của hộ nơng dân với 320 con chiếm 93,3%. Tiếp

đến là hộ tự túc với 14 con chiếm tỷ lệ 4,08% và mua của cơ sở giống được chứng nhận chỉ có 9 con chiếm tỷ lệ nhỏ 2,62%. Sở dĩ tỷ lệ mua ngoài cao và mua ở cơ sở cung cấp giống thấp là khi mua của hộ chăn ni thì thủ tục thanh toán nhanh và đơn giản. Qua đây cũng có thể thấy hộ chăn ni bị sữa khơng mua giống cũng như được hỗ trợ giống từ hợp tác xã hay chi hội chăn ni mà tự mình phải tìm kiếm và tự lo mua giống. Theo tìm hiểu thực tế cũng như phỏng vấn cán bộ quản lý hợp tác xã, chi hội chăn ni thì hợp tác xã, chi hội chăn ni chỉ theo dõi số hộ tham gia hợp tác xã, chi hội chăn ni và tổng đàn bị của xã viên và hội viên. Theo quy định thì Hợp tác xã, chi hội chăn nuôi hoạt động trên tinh thần các xã viên, hội viên liên kết với nhau vì ít nhất một lợi ích. Hợp tác trong cung cấp giống là một phần trong hoạt động của hợp tác xã, chi hội chăn nuôi. Hợp tác trong cung cấp giống là các hợp tác xã, chi hội chăn nuôi sẽ theo theo dõi những con bò giống tốt cho sản lượng và chất lượng sữa cao nhân đàn và cung cấp cho các xã viên, hội viên trong chi hội nhưng trên địa bàn các hợp tác xã, chi hội chăn ni khơng làm được điều đó. Trên địa bàn hiện nay hợp tác trong cung cấp giống đối với các xã viên, hội viên là tư vấn cho xã viên, hội viên mua giống bò. Tham gia hợp tác xã, chi hội chăn nuôi để được hỗ trợ, giúp đỡ trong cung cấp giống nhưng đổi lại chỉ nhận được tư vấn chọn giống, lợi ích đạt được khơng như mong muốn. Tham gia hợp tác nhưng lợi ích đạt được thấp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hợp tác xã, chi hội chăn nuôi. Trong các hợp tác xã, chi hội chăn ni trên địa bàn chỉ có Hợp tác xã bị sữa và dịch vụ tổng hợp Lâm Dư là có tồn tại hợp tác trong cung cấp giống nhưng chưa được sâu rộng chính thống mà hợp tác ở đây là ơng chủ nhiệm có trang trại bị và hỗ trợ con giống cho một số xã viên trong hợp tác xã. Hợp tác xã, chi hội chăn nuôi muốn phát triển cần xem xét và điều chỉnh lại phương thức quản lý và hoạt động theo những tiêu chí mà hợp tác xã, chi hội đã đề ra. Thuận lợi trong hợp tác cung cấp giống trên địa bàn là tồn bộ đàn bị sữa được phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT). Tinh bò và vật tư thụ tinh nhân tạo và tiền công thụ tinh nhân tạo được Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội hỗ trợ và triển khai là Trạm phát triển chăn nuôi số 7 thông qua 11 dẫn tinh viên TTNT bò trên địa bàn. Nguồn tinh bò cấp cho dẫn tinh viên để phối giống chủ yếu là nhập ngoại nên bê sinh ra chất lượng cao. Như vậy, về giống toàn bộ chi phí phối giống hộ chăn nuôi được Nhà nước hỗ trợ 100% và hàng năm cịn có chương trình hỗ trợ tinh phân ly giới tính. Tinh phân ly giới tính sẽ được ưu tiên phối giống cho các hộ

tham gia vào hợp tác xã, chi hội chăn nuôi để theo dõi. Tuy nhiên hợp tác cung cấp giống cũng còn gặp nhiều khó khăn do HTX, chi hội chưa theo dõi chặt chẽ con giống nên chưa nhân rộng được các con bò giống tốt để cung cấp cho xã viên, hội viên trong HTX, chi hội chăn ni. Hình ảnh bê sinh ra được phối giống bằng tinh phân ly giới tính thể hiện ở hình 4.1.

Hình 4.1. Bê sinh ra được phối giống bằng tinh phân ly giới tính

Nguồn: Trạm Phát triển chăn nuôi số 7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)