Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 47)

3.2.1. Cách tiếp cận

- Tiếp cận có sự tham gia

Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin của người dân, cùng người dân thảo luận các thuận lợi, khó khăn trong hợp tác chăn nuôi bò, lý do các hộ chưa hợp tác với nhau.

- Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá sự hợp tác trong chăn nuôi bò ở huyện Gia Lâm trên hệ thống các nội dung liên quan đến hợp tác chăn nuôi từ cơ chế chính sách, công tác quy hoạch, con giống, kỹ thuật cho đến tiêu thụ sản phẩm…

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Gia Lâm có 3 xã phát triển mạnh đàn bò sữa và có các HTX, chi hội chăn nuôi bò là các xã Dương Hà, Phù Đổng, Trung Mầu và 3 xã này được đề tài lựa chọn trong vùng nghiên cứu.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu và thông tin Thu thập tài liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp (số liệu đã công bố) là nguồn số liệu quan trọng mà thiếu nó thì đề tài nghiên cứu sẽ mất đi tính hiện thực. Để thu thập được nguồn số liệu quan trọng này nhằm phục vụ đề tài tôi đã tham khảo qua nhiều sách báo, tài liệu và sử dụng các báo thống kê của huyện Gia Lâm, (chi cục thống kê huyện, phòng kinh tế, phòng tài nguyên và môi trường huyện); số liệu thứ cấp của Sở, Ban, ngành cấp thành phố: của một số Bộ ngành liên quan. Số liệu thứ cấp được mô tả như sau:

- Đối với cấp Bộ như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng cục thống kê, tài liệu thu thập là tài liệu tổng quan về chăn nuôi và chăn nuôi bò sữa. Kết quả nghiên cứu, báo, tạp chí, nghị quyết, nghị định bằng phương pháp tìm đọc trực tiếp các sách báo, tạp chí đã xuất bản, qua mạng internet.

- Đối cới cấp Thành phố như Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm phát triển chăn nuôi nuôi (PTCN) tài liệu thu thập là các báo cáo tổng kết, các chính sách, định hướng. Báo, tạp chí, báo cáo, tạp chí, Nghị quyết, quyết định, niên giám thống kê và bằng phương pháp liên hệ xin số liệu của sở, phòng, ban, Trung tâm.

- Đối cấp huyện như phòng Kinh tế, phòng thống kê, tài nguyên môi trường, Trạm phát triển chăn nuôi tài liệu là: Báo cáo tổng kết, Các tổng kết dự án, Các chính sách định hướng, Báo, tạp chí, Các đề án phát triển, Báo cáo thống kê ... và thu thập bằng phương pháp rrực tiếp liên hệ xin số liệu của các phòng, Trạm phát triển chăn nuôi và tìm các tài liệu đã xuất bản.

Các số liệu thứ cấp trong luận văn này tác tôi lấy chủ yếu từ các nguồn, các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến tổ hợp tác, chi hội, HTX chăn nuôi.

Thu thập số liệu sơ cấp

Là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài, như: các số liệu về tình hình cơ bản của hộ, tổ hợp tác, chi hội, HTX chăn nuôi; kết quả sản xuất chăn nuôi bò sữa; vốn đầu tư của hộ; lao động và sử dụng lao động của đơn vị chăn nuôi; cách thức tổ chức sản xuất; tình hình tiêu thụ sản phẩm bò sữa; các khó khăn vướng mắc của các đơn vị chăn nuôi; sự quan tâm của chính quyền địa phương trong hoạt động sản xuất; các nhận định, đánh giá về tình hình phát triển kinh tế xã hội và phát triển chăn nuôi bò sữa của huyện, xã, ....

Cần lập bảng chi tiết các hộ điều tra.

Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra, phỏng vấn được xây dựng theo mục đích nghiên cứu với các đối tượng thu thập thông tin là 100 hộ chăn nuôi bò sữa thuộc các hợp tác xã chăn nuôi, chi hội chăn nuôi, tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa và các hộ chăn nuôi bò sữa không thuộc các hợp tác xã, chi hội chăn nuôi; chính quyền địa phương, các phòng ban liên quan (phòng kinh tế, trạm thú y, trạm phát triển chăn nuôi,...).

- Đối tượng và phương pháp điều tra khảo sát

+ Điều tra khảo sát các hộ chăn nuôi ở 3 xã Phù Đổng, Dương Hà, Trung Màu trong vùng nghiên cứu. Đây là các xã phát triển mạnh về chăn nuôi bò sữa. Mỗi xã điều tra hai nhóm hộ (nhóm hộ chăn nuôi tham gia vào hợp tác xã, chi hội, tổ hợp tác chăn nuôi và nhóm hộ không tham gia vào hợp tác xã, chi hội, tổ hợp tác chăn nuôi). Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ phiếu điều tra.

Điều tra tại xã Phù Đổng, Dương Hà, Trung Mầu với số lượng: 30 hộ chăn nuôi tham gia vào HTX, chi hội chăn nuôi và 70 hộ chăn nuôi không tham gia vào hợp tác xã, chi hội chăn nuôi.

+ Phỏng vấn KIP: Phỏng vấn cán bộ địa phương, cán bộ quản lý (Phòng Kinh tế, HTX, chi hội chăn nuôi), Trạm thu gom, hộ chăn nuôi.

+ Quan sát thực tế: Đây là 1 phương pháp hết sức quan trọng, nó liên quan đến cách giải thích chính xác các kết quả nghiên cứu.

- Nội dung khảo sát:

+ Các thông tin chung về hộ: Tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, loại hộ, kinh nghiệm trong chăn nuôi, nguồn thu nhập, số nhân khẩu trong hộ, có lao động đi thuê .

+ Nguồn lực của hộ: Đất đai, vốn, tài sản, tư liệu sản xuất, kiến thức chăn nuôi. + Tình hình phát triển chăn nuôi của hộ: Tổng diện tích phục vụ chăn nuôi, diện tích chuồng nuôi, kiểu chuồng, công suất chuồng nuôi, tổng đàn bò hiện có, tình hình đầu tư cho chăn nuôi; việc tiêu thụ sản phẩm.

+ Tình hình hợp tác trong chăn nuôi: Có tham gia hợp tác hay không, hợp tác như thế nào, hình thức hợp tác, kết quả hợp tác, số hộ tham gia, hiệu quả hợp tác, những tồn tại trong quá trình hợp tác, công tác chọn giống, thú y, ứng dụng khoa học công nghệ, xử lý môi trường, thức ăn, mua vật tư thuốc thú y, vốn, chính sách hỗ trợ từ các cơ quan và nhu cầu hợp tác

+ Thuận lợi, khó khăn trong phát triển chăn nuôi. + Các mong muốn đề xuất của hộ.

3.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

* Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu

các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng một số chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối, … để phân tích tình hình chăn nuôi bò sữa của các hộ dân và một số cơ sở trên địa bàn nghiên cứu đồng thời dung để so sánh hiệu quả kinh tế giữa các hình thức chăn nuôi khác nhau của các hộ chăn nuôi bò sữa.

Số tuyệt đối trong kinh tế là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khối lượng của các hiện tượng kinh tế xã hội ở một số thời gian và địa điểm cụ thể.Số tuyệt đối được chia làm 2 loại là số tuyệt đối thời kỳ và số tuyệt đối thời điểm.

Số tương đối trong thống kê là chỉ tiêu phản ánh tương quan số lượng trong 2 trị số chỉ tiêu có liên hệ với nhau. Có rất nhiều loại số tương đối như số tương đối kế hoạch, số tương đối động thái, số tương đối kết cấu, số tương đối so sánh, trong đề tài nghiên cứu chỉ sử dụng hai loại số tương đối là số tương đối kế hoạch và số tương đối so sánh.

* Phương pháp tổng hợp và phân tích:

Kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất được tính toán, lượng hoá mối quan hệ qua hệ thống các chỉ tiêu khác nhau như: thu nhập hỗn hợp, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, .. Hệ thống các chỉ tiêu đó được phân tích đánh giá thông qua sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tổ thống kê, thống kê so sánh, cụ thể là:

- Phân tích so sánh giữa các vùng sinh thái, nhằm rút ra kết luận của sự khác nhau về thực trạng, các khó khăn như tiềm năng và thuận lợi trong chăn nuôi bò sữa giữa các vùng sinh thái của tỉnh. Trên cơ sở đó có thể đề xuất các giải pháp phù hợp cho từng vùng.

- Phân tích so sánh giữa các phương thức chăn nuôi để thấy sự khác nhau về quy mô, trình độ, phương thức nuôi, mục đích nuôi, tình hình giải quyết thức ăn và thu nhập từ chăn nuôi bò sữa, … giữa các nhóm hộ.

- Phân tích so sánh giữa các giống bò nuôi để xem xét giống bò nào có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn, phù hợp hợn với điều kiện của các hộ nuôi bò và các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò.

* Phương pháp chuyên gia

Trao đổi với các cán bộ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng nông nghiệp huyện, các cán bộ khuyến nông, cán bộ của trạm phát triển chăn nuôi; cán bộ thú y huyện, các xã vùng nghiên cứu, trao đổi thảo luận với các hộ chăn nuôi bò từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

3.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu mô tả đặc điểm và nguồn lực của hộ

Số nhân khẩu

Trình độ văn hoá của chủ hộ

Diện tích đất đai phục vụ chăn nuôi và chuồng trại

Tình hình sử dụng các thiết bị cơ giới hoá trong nông nghiệp

3.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình hợp tác của hộ:

- Nhu cầu hợp tác của hộ - Hợp tác cung cấp giống

- Hợp tác trong chế biến thức ăn - Hợp tác trong tiếp cận vốn - Hợp tác trong thú y và dịch bệnh - Hợp tác trong xử lý chất thải

- Hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm

- Kết quả, lợi ích và tồn tại trong hợp tác - Kết quả chăn nuôi của hộ

3.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác chăn nuôi bò sữa

- Hình thức tổ chức - Quy mô hợp tác

- Trình độ của người chăn nuôi - Đất đai

- Mạng lưới thú y

- Sự tin tưởng lẫn nhau giữ các hội viên - Chính sách của nhà nước

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm - Lợi ích mà hợp tác mang lại.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HỢP TÁC TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA Ở ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa của huyện Gia Lâm

4.1.1.1. Cơ cấu đàn bò sữa huyện Gia Lâm những năm qua

Chăn nuôi bò sữa là hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nông nghiệp khác. Huyện Gia Lâm là huyện có truyền thống chăn nuôi bò sữa từ rất sớm và là huyện trọng điểm về chăn nuôi bò sữa của thành phố Hà Nội. Nhiều hộ gia đình thoát nghèo từ chăn nuôi bò sữa đặc biệt là các hộ ở 3 xã Phù Đổng, Dương Hà và Trung Mầu. Hiệu quả cao từ chăn nuôi bò sữa thể hiện ở cơ cấu tổng đàn bò sữa của huyện tăng từng năm, đặc biệt là tại 3 xã trọng điểm chăn nuôi bò sữa là Phù Đổng, Dương Hà, Trung Mầu.

Theo số liệu báo cáo tổng kết năm 2015 của Trạm Phát triển chăn nuôi Gia Lâm (nay là Trạm Phát triển chăn nuôi số 7- Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội), chúng tôi đã thu thập số liệu về cơ cấu đàn bò của toàn huyện và cơ cấu đàn bò của 3 xã trọng điểm chăn nuôi bò sữa do Thành phố quy định là Phù Đổng, Dương Hà và Trung Mầu. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.1 và bảng 4.2.

Bảng 4.1. Kết quả khảo sát cơ cấu đàn bò sữa tại Huyện Gia Lâm

TT Tên xã

Tổng đàn (con)

Trong đó cơ cấu từng loại Bê ≤ 6 tháng tuổi Bê ≤ 12 tháng tuổi Bò tơ lỡ Bò sinh sản Tổng thác sữa Khai Cạn 1 Yên Viên 17 2 2 13 8 5 2 Dương Hà 460 38 31 145 246 167 79 3 Yên Thường 0 0 4 Đình Xuyên 0 0 5 Ninh Hiệp 0 0 6 Phù Đổng 2.123 12 118 730 1.263 1.045 218 7 TT Yên Viên 3 3 3 8 Kim Sơn 7 2 1 4 4 9 Lệ Chi 0 0

TT Tên xã

Tổng đàn (con)

Trong đó cơ cấu từng loại Bê ≤ 6 tháng tuổi Bê ≤ 12 tháng tuổi Bò tơ lỡ Bò sinh sản Tổng thác sữa Khai Cạn 10 Phú Thị 175 9 11 12 143 90 53 11 Dương Quang 24 7 4 1 12 9 3 12 Dương Xá 25 2 2 6 15 13 2 13 Đặng Xá 202 10 38 13 141 115 26 14 Cổ Bi 16 1 3 3 9 8 1 15 Trung Màu 375 33 71 114 157 121 36 16 Văn Đức 18 3 1 6 8 6 2 17 Đông Dư 0 0 18 Kiêu Kỵ 0 0 19 Đa Tốn 0 0 20 TT Trâu Quỳ 4 3 1 1 21 Kim Lan 0 0 22 Bát Tràng 0 0 Cộng 3.449 115 283 1.036 2.015 1.590 425

Nguồn: Trạm Phát triển chăn nuôi số 7 – Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 Tổng đàn Bê≤ 6 tháng tuổi Bê ≤ 12 tháng tuổi Bò tơ lỡ Khai thác sữa Cạn

Bảng 4.2. Kết quả khảo sát cơ cấu đàn bò sữa 3 xã trọng điểm

TT Tên xã Tổng

đàn (con)

Trong đó cơ cấu từng loại

Bê ≤ 6 tháng tuổi Bê ≤ 12 tháng tuổi Bò tơ lỡ Bò sinh sản Tổng Khai thác sữa Cạn 1 Dương Hà 460 38 31 145 246 167 79 2 Phù Đổng 2.123 12 118 730 1.263 1.045 218 3 Trung Mầu 375 33 71 114 157 121 36 Cộng 2.958 83 220 989 1.666 1.333 333

Nguồn: Trạm Phát triển chăn nuôi số 7 – Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

Tổng đànBê ≤ 6 tháng tuổiBê ≤ 12 tháng tuổi Bò tơ lỡ Khai thác sữaCạn

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu đàn bò hiện nay tại 3 xã Phù Đổng, Dương Hà, Trung Mầu

Phù Đổng, Dương Hà, Trung Mầu là 3 xã chăn nuôi trọng điểm có truyền thống nuôi bò sữa từ nhiều năm nay, với khoảng 2.958 con bò sữa các loại, chiếm 85,8% tổng đàn bò sữa của huyện Gia Lâm. Có thể nhận thấy rằng cơ cấu

đàn bò sữa tại các xã khá đa dạng. Tổng đàn có 2.958 con trong đó: bê từ 6 tháng trở xuống chiếm 2,8%, bê từ 6-12 tháng chiếm 7,4%, bò tơ lỡ chiếm 33,4% và bò sinh sản chiếm 56,3% với 80% bò đang trong giai đoạn khai thác sữa mạnh.

4.1.1.2. Cơ cấu giống đàn bò sữa tại các xã Phù Đổng, Dương Hà, Trung Mầu

Tiến hành khảo sát về cơ cấu giống của đàn bò sữa nuôi trên địa bàn các xã xã Phù Đổng, Dương Hà, Trung Mầu. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Cơ cấu giống đàn bò sữa tại 3 xã Phù Đổng, Dương Hà, Trung Mầu

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lượng (Con) Cơ cấu (%) Số lượng (Con) Cơ cấu (%) Số lượng (Con) Cơ cấu (%) Tổng đàn 2.619 3.125 2.958 HF thuần 305 11,65 386 12,35 386 13,05 HFF1 405 15,46 369 11,81 321 10,85 HFF2 646 24,67 776 24,83 748 25,29 HFF3 1.098 41,92 1.398 44,74 1.307 44,19 Giống khác 165 6,30 196 6,27 196 6,63 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

CƠ CẤU GIỐNG ĐÀN BÒ

Tổng đàn HF thuần lai F1 Lai F2 Lai F3 Giống khác

Biểu đồ 4.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu giống đàn bò sữa 3 xã Phù Đổng, Dương Hà, Trung Mầu

Từ bảng 4.3 cho thấy: năm 2013 tổng số đàn tại 3 xã Phù Đổng, Dương Hà, Trung Mầu là 2.619 con, trong đó bò F3HF là 1.098 con, chiếm 41,92%, chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến bò F2HF đạt 646 con, chiếm 24,67%, số bò thuần chủng Hà Lan là 305 con, chiếm 11,65%, bò F1HF đạt 405 con, chiếm 15,46%, bò thuộc các giống khác (Laisind, Jerssey) có 165 con, chiếm 6,3%. Đến năm 2014, tổng đàn bò sữa đạt 3.125 con, số lượng bò F2HF, F3HF vẫn chiếm tỷ lệ cao. Tới năm 2015, số lượng đàn bò đạt 2.958 con, số lượng bò F3HF là 1.307

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)