Các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác trong chăn ni bị sữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 27 - 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về hợp tác trong chăn ni bị sữa

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác trong chăn ni bị sữa

2.1.4.1. Hình thức tổ chức

Hình thức tổ chức hoạt động của các tổ nhóm liên kết, tổ hợp tác, chi hội, HTX có ảnh hưởng lớn đến việc quyết định tham gia hay không tham gia của các hộ chăn ni. Tổ nhóm liên kết, tổ hợp tác, chi hội hay hợp tác xã chăn nuôi nào tổ chức hoạt động linh hoạt, hiệu quả nhạy bén trong việc đưa ra quyết định thì hộ chăn ni sẽ tin tưởng gia hợp tác với tổ nhóm liên đó.

2.1.4.2. Quy mô hợp tác

Quy mô hợp tác càng lớn chứng tỏ hộ chăn ni đồng lịng tham gia và sẽ quan tâm nhiều đến mở rộng phát triển chăn nuôi, thiết lập quan hệ với các công ty và có khả năng hợp tác cao hơn với các cơng ty cung cấp vật tư, thiết bị, thức ăn, thuốc thú y… phục vụ ngành chăn ni.

2.1.4.3. Trình độ của người chăn ni và người quản lý

Để hoạt động hợp tác có hiệu quả cao thì người quản lý phải có kiến thức quản lý, kiến thức về khoa học kỹ thuật và nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc hợp tác. Người quản lý là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến quyết định hợp tác. Đây là nhân tố con người, mang tính chủ quan nên việc quyết định hợp tác phụ thuộc vào trình độ, giới tính, độ tuổi và nhận thức của người đứng đầu nhóm liên kết, tổ hợp tác, chi hội và hợp tác xã. Người đứng đầu nhóm liên kết, tổ hợp tác, chi hội, hợp tác xã có trình độ cao sẽ nhienf nhận sự việc đầy đủ và phân tích sự việc sâu sắc hơn và xử lý công việc đúng đắn hơn nên khả năng ra quyết định hợp tác cao hơn. Người quản lý là nam có khả năng ra quyết định cao hơn vì họ quyết đốn, mạnh mẽ trong tính cách và có năng lực sang tạo nhiều hơn nữ giới. Ở những độ tuổi khác nhau, người đứng đầu tổ chức nhìn nhận sự vật hiện tượng khác nhau nên ra quyết định hợp tác cũng sẽ khác nhau. Người lãnh đạo, quản lý càng cao tuổi càng có nhiều kinh nghiệm, nhìn nhận sự việc toàn diện hơn nhưng chậm chạp và bảo thủ hơn nên khó ra quyết định hợp tác. Người lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi, độ nhanh nhạy cao nhưng độ nông nổi cũng rất cao nên cũng khó ra quyết định hợp tác. Thường thì độ tuổi từ 35 đến 50, người đứng đầu tổ chức hội tụ được cả sự nhạy bén, chín chắn,

kinh nghiệm cũng như học thức nên khả năng ra quyết định hợp tác là cao nhất. Người đứng đầu có quan điểm và nhận thức tích cực về hợp tác, nhận biết được tầm quan trọng của hợp tác và mối quan hệ của nó với sự phát triển của đơn vị sẽ hướng tới các quyết định hợp tác. Ngược lại, người quản lý có quan điểm và nhận thức tiêu cực về hợp tác sẽ hướng tới các quyết định không hợp tác (Đặng Thị Hồng Tuyết, 2012).

Trình độ người chăn ni bao gồm trình độ nhận thức và trình độ chun mơn. Khi các hộ chăn ni có trình độ chun mơn khoa học kỹ thuật, nhận thức được trách nhiệm công việc cũng như phải nhận thức được để phát triển chăn nuôi cũng như kinh tế gia đình, xã hội thì hợp tác là tất yếu họ sẽ có xu hướng hợp tác với các tổ nhóm liên kết, tổ hợp tác, chi hội, hợp tác xã, với các doanh nghiệp.

2.1.4.4. Đất đai và nguồn nước

- Đất đai: Đất đai là nơi diễn ra q trình chăn ni bị sữa; bao gồm diện tích đồng cỏ tự nhiên, diện tích cỏ trồng, diện tích chuồng trại. Diện tích, năng suất và chất lượng đồng cỏ quyết định quy mô chăn nuôi bò sữa. Việc xây dựng và triển khai thực hiện dự án phát triển chăn ni bị sữa phải chú trọng đến năng suất và chất lượng đồng cỏ chăn thả.

Quy mơ đất đai và địa hình có liên quan mật thiết đến nguồn thức ăn cho chăn nuôi đặc biệt là chăn ni bị sữa. Phát triển chăn ni bị sữa với quy mơ lớn cần có đầy đủ đất đai để xây dựng chuồng trại cũng như phát triển nguồn thức ăn cho chăn nuôi như đồng cỏ, khu chăn thả.

- Nguồn nước: Nước cần cho nhu cầu sống của bò sữa và sự sinh trưởng phát triển của cỏ và các loại cây thức ăn khác cho bị sữa, “Bị sữa trung bình mỗi ngày cần 30 – 45 lít nước. Trong q trình làm việc nặng nhọc gia súc sẽ chết sau 4 - 8 ngày nếu không được tiếp nước”. Chất lượng của nước xét trên các đặc tính hố học, đáng chú ý là độ pH và độ mặn có ảnh hưởng đến vật ni. Độ pH của nước có tác dụng gây hứng phấn hoặc ức chế hoạt động của hệ thống thần kinh, làm thay đổi sự cân bằng của hệ thống hô hấp. Tuy nhiên nguồn nước cũng là mơi trường có thể dễ lây truyền dịch bệnh. Do vậy, trong việc bố trí khu chăn nuôi, sản xuất và chế biến thức ăn chăn ni, chế biến sữa bị, tiêu huỷ xác chết phải chú ý đến việc quản lý, sử dụng nguồn nước nhằm giữ vệ sinh môi trường, bảo đảm vệ sinh thú y.

Tóm lại, nghiên cứu các ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đối với chăn ni bị sữa để hiểu rõ sự tác động của các yếu tố tự nhiên đối với cá thể gia súc, trên cơ sở đó có thể đề ra các biện pháp tác động nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả các tài ngun thiên nhiên để phát triển chăn ni bị sữa. Đồng thời hạn chế tối đa các ảnh hưởng bất lợi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

2.1.4.5. Mạng lưới thú y và hệ thống khuyến nông

- Mạng lưới thú y: Trong chăn nuôi thú y là công tác không thể thiếu. Khi hợp tác với nhau vể các khâu như giống, thức ăn, ứng dụng khoa học công nghệ .v.v… mà mạng lưới thú y hợp tác khơng tốt thì cũng khơng thể phát triển đàn vật nuôi khỏe mạnh và đạt hiệu quả kinh tế cao. Dịch bệnh không những ảnh hưởng đến sự phát triển về số lượng của đàn vật ni mà cịn cả đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của con người. Để quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh an tồn thực phẩm và mơi trường chăn ni thì cần chú trọng tới cơng tác thú y, đặc biệt là đề phòng và chống bệnh dịch cho đàn vật nuôi, vệ sinh khử trùng tiêu độc, kiểm nghiệm sản phẩm trước khi xuất bán. Việc cung ứng thuốc thú y và vắcxin phải thường xuyên, cần phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp, trong đó đặc biệt chú ý các biện pháp phịng bệnh. Tổ chức tốt cơng tác tiêm phịng và tẩy ký sinh trùng định kỳ cho đàn vật nuôi, vệ sinh khử trùng tiêu độc các chuồng trại chăn nuôi, nơi thu gom rác thải, khu dân cư, các ổ dịch, khu vực có dịch, các chợ bn bán động vật sản phẩm động vật, các hố chôn gia súc. Khi dịch bệnh xảy ra cần huy động mọi nguồn lực để dập tắt ổ dịch, hạn chế sự lan rộng để bảo vệ sản xuất. Mạng lưới thú y phải tốt và hoạt động hiệu quả trong tác phòng, chống dịch bệnh xảy ra.

- Hệ thống khuyến nông: khuyến nông là hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, thơng tin kinh tế thị trường nhằm nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh tạo thu nhập cho người nông dân, làm động lực thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.

Nội dung chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn ni bị sữa: Các giống bị mới, kỹ thuật chăn nuôi mới, công nghệ chăn nuôi mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, kiểm tra và khuyến khích các hộ dân trong cơng tác vệ sinh thú y, chuồng trại, ...

Đối với phát triển chăn ni bị sữa, công tác khuyến nông trong những năm qua đã góp phần đưa giống mới cùng các quy trình chăn ni tiên tiến đến với người chăn nuôi, thúc đẩy công tác lai tạo giống, giúp cho việc định hướng và xây dựng các vùng chăn ni bị theo hướng sản xuất hàng hoá.

2.1.4.6. Sự tin tưởng lẫn nhau giữa các hội viên, xã viên tham gia hợp tác

Tạo lòng tin giữa các đối tác đã được trích dẫn là cần thiết cho việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác. Hamieda Parker (2000) cho thấy sự tin tưởng được phát triển hơn thông qua thực hiện nguyện vọng theo thời gian trong các mối quan hệ kinh doanh đang hoạt động, thay vì thơng qua kỹ thuật phát triển chính thức tin tưởng. “Niềm tin chính là chiếc chìa khố vàng của sự thành công bền vững”

(Đặng Thị Hồng Tuyết, 2012). Mỗi một đơn vị, tổ chức hoạt động ở bất kỳ một

lĩnh vực nào thì sự tin tưởng lẫn nhau, đồn kết một lịng là yếu tố làm nên thành cơng và sự phát triển của tổ chức đơn vị. Các tổ hợp tác, chi hội, HTX chăn nuôi cũng vậy muốn phát triển lớn mạnh thì sự tin tưởng lẫn nhau giữa các hội viên, xã viên tham gia cũng như sự tin tưởng giữa hội viên, xã viên đối với tổ chức mà mình tham gia là hết sức quan trọng. Hội viên, xã viên thiếu tin tưởng lẫn nhau cũng như thiếu tin tưởng vào chi hội, tổ hợp tác, hợp tác xã thì sẽ rất khó khăn trong quyết định hợp tác và nếu có thì cũng nhanh chóng tan rã.

2.1.4.7. Chính sách của nhà nước

Để phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững thì chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Chính sách được ban hành từ các Bộ, ngành Trung ương đến địa phương nhằm định hướng, hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi và cũng là những quy định cụ thể, bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Do đó, việc ban hành chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chăn ni.

Các chính sách của nhà nước liên quan đến phát triển chăn nuôi, tạo điều kiện cho việc chuyển chăn ni phân tán trong khu dân cư (KDC) ra ngồi KDC, chủ yếu là các chính sách như: chính sách đất đai, chính sách về ưu đãi đầu tư; chính sách hỗ trợ con giống; chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm, quy hoạch sử dụng đất, cơ chế liên kết hộ sản xuất và các cơ sở chế biến... Các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi và là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nơng nghiệp nói chung và ngành chăn ni nói riêng. Đồng thời, các chính sách này cũng có tác động mạnh mẽ tới sự ra quyết định của các hộ chăn nuôi tham gia liên kết hợp tác xây dựng trang trại chăn nuôi ra xa khu dân cư, trong việc chuyển dịch phướng hướng sản xuất kinh doanh của hộ, quy hoạch vùng chăn nuôi của địa phương…

Chính sách kinh tế có vai trị quan trọng, nếu chính sách đóng sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ngược lại sẽ kìm hãm nền kinh tế.

Phát triển chăn ni bị sữa theo hướng sản xuất hàng hố có liên quan đến các vấn đề như: quy hoạch khu vực đất đai cho chăn thả; hỗ trợ nông dân được tiếp cận vốn ưu đãi kịp thời; hỗ trợ nông dân tiếp cận với các tiến bộ khoa học và kỹ thuật tiên tiến và các dịch vụ khác cho chăn nuôi; hệ thống thông tin thị trường; các quy định, quy chế về tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm, về đảm bảo mơi trường sinh thái đối với các chủ thể có liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn ni bị. Hiện nay, nhà nước cũng đã có nhiều chính sách kinh tế nhằm phát triển chăn ni bị sữa như: chương trình cải tạo đàn bị, chính sách tín dụng lãi suất ưu đãi cho người cho người chăn ni bị; chính sách đầu tư cho các hợp tác xã, chi hội chăn ni, các viện, trường. Ngồi ra các tổ chức, ban ngành ở địa phương cũng có một số qui định, biện pháp cụ thể về chăn ni bị sữa. Các chính sách, các quy đinh này đã trở thành động lực mạnh mẽ để phát triển chăn ni bị sữa. Tuy nhiên, thực tế cũng đang nổi lên nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu để thay đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách vĩ mơ để chính sách thực sự là động lực thúc đẩy sản xuất chăn nuôi phát triển với tốc độ cao hơn.

2.1.4.8. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển chăn ni nói chung và chăn ni bị sữa nói riêng. Thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất các sản phẩm chăn nuôi. Người chăn nuôi cần dựa vào và phân tích tín hiệu thị trường (giá đầu vào và giá đầu ra, lợi nhuận...), quan hệ cung, cầu để đưa ra các quyết định của mình. Việc đưa ra quyết định một cách đúng đắn sẽ góp phần giúp cho sản xuất chăn ni được ổn định, bền vững. Các nhân tố thị trường bao gồm: thị trường đầu ra (sản phẩm, số lượng và chất lượng, giá bán và khả năng tiêu thụ sản phẩm), thị trường đầu vào (số lượng, giá đầu vào, khả năng cung cấp) và giá cả.

Thị trường là tập hợp các sự thoả thuận mà thơng qua đó người mua và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Trong phát triển chăn ni bị sữa; thị trường là một mắt xích quan trọng, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện qua các “kênh thị trường”. Kênh thị trường phản ánh mối quan hệ giữa

người sản xuất, người thu mua và người tiêu dùng. Trong đó, người sản xuất là nơng dân, họ là người cung cấp ra sản phẩm sữa bò tươi; người thu mua (trung gian tiêu thụ) bao gồm người thu gom, người bán bn, người chế biến, người bán lẻ đóng vai trị cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng và được thể hiện thông qua sơ đồ sau:

Người chăn ni

(Hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã)

Người thu gom

Người bán buôn

Cơ sở chế biến (sữa)

Người bán lẻ

Người tiêu dùng

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thể hiện thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường là yếu tố rất quan trọng, có những lúc thị trường trở thành yếu tố quyết định sản xuất, điều chỉnh quy mô và tốc độ sản xuất. Khi thị trường phát triển, hàng hoá sản xuất ra bán được giá cao, người sản xuất thu được nhiều lợi nhuận, khi đó nó thúc đẩy sản xuất phát triển với tốc độ cao, quy mô sản xuất được mở rộng, và ngược lại. Để phát triển thị trường tiêu thụ bò sữa cần phân tích và đánh giá các nhân tố tác động đến thị trường.

Các nhân tố chủ yếu tác động đến thị trường bò sữa như:

- Số lượng, chất lượng bò sữa cung cấp, theo quy luật cung cầu, số lượng sản phẩm bán nhiều có thể dẫn đến cạnh tranh về giá, về thị phần. Tuy nhiên, nếu quy mô chăn nuôi quá nhỏ lẻ sẽ làm tăng chi phí thu gom của trung gian tiêu thụ, nơng dân bị ép giá. Đối với chất lượng bò sữa càng cao (năng suất sữa cao, chất lượng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn an tồn thực phẩm) thì giá bán càng cao, dễ tiêu thụ.

- Giá bán của sản phẩm bị sữa và giá của các nơng sản khác liên quan: việc mua bán sản phẩm theo thoả thuận và theo quy luật cạnh tranh, tuy nhiên nếu giá q thấp thì khơng đảm bảo lợi nhuận cho người chăn ni, người chăn ni có thể thu hẹp quy mô sản xuất. Nếu giá sữa chịu ảnh hưởng của các sản sữa bột nhập ngoại và từ đó mở rộng quy mơ chăn ni và ngược lại.

- Hệ thống thơng tin: thơng tin đóng vai trị quan trọng cho cả người bán và người mua, cả người sản xuất và người tiêu dung. Vấn đề thông tin ở các vùng nông thôn hiện nay chưa được chú trọng và đó cũng là nguyên nhân quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)