Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 95 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hợp tác trong chăn ni bị ở địa bàn huyện gia lâm, thành

4.2.8. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển chăn nuôi. Trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay đặc biệt là 3 xã trọng điểm Phù Đổng, Dương Hà, Trung Mầu có 3 đơn vị thu mua chính là Cơng ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty sữa Hanoimilk và Công ty CP sữa Quốc tế IDP. Hiện trên địa bàn 3 xã có 11 trạm thu gom sữa, trong đó có 4 trạm thu gom cho Cơng ty Cổ phần sữa Quốc tế (IDP), 6 trạm thu gom cho Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và 01 trạm thu gom cho Công ty sữa Hanoimilk. Theo số liệu điều tra 100 hộ chỉ có 22 hộ cân sữa cho Cơng ty Vinamilk là có hợp đồng cịn lại 78 hộ cân sữa thông qua trạm thu gom cho Côn g ty CP sữa Quốc tế và Công ty CP sữa Hanoimilk đều khơng có hợp đồng nên tình hình tiêu thụ rất bất ổn. Thị trường tiêu thụ sữa tươi sẽ gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là mùa đơng sản lượng sữa tăng mạnh. Việc tiêu thụ sữa gặp khó khăn là do giá sữa bột giảm quá mạnh (50-60%) nên ảnh hưởng tới các công ty sản xuất; nhiều doanh nghiệp đầu tư vào chăn ni bị sữa; Năng suất sữa của các nước quá cao do áp dụng công nghệ cao nên sản lượng sữa sản xuất lớn đáp ứng nhu cầu người tiêu dung (hiện tại mới đáp ứng 30%). Khó khăn nữa đối với việc tiêu thụ sản phẩm sữa tươi đó là giá. Trên thị trường thế giới hiện nay, giá sữa bình quân dao động từ 6.500 -7.200 đồng/lít, trong khi giá sữa của Việt nam đang ở mức Trung bình từ 9.000-9.700 đồng/lít. Con số này cho thấy nguy cơ Việt Nam không thể cạnh tranh và thuy ngay trên sân nhà là rất cao. Cùng với đó là mối liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sửa của Hà Nội còn lỏng lẻo. Sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nơng dân vẫn cịn nhiều mâu thuẫn do thiếu sự chia sẻ khi giải quyết những khó khăn, vướng mắc dẫn đến hiệu quả liên kết chưa cao. Tới đây Công ty sữa Vinamilk chỉ cân sữa cho hộ có mã chăn ni từ 5 con trở lên. Như vậy các hộ chăn nuôi dưới 5 con phải hợp tác với nhau để lập thành một mã như vậy mới có thể tiêu thụ sản phẩm. Đó chỉ là giải pháp tạm thời cịn để ổn định lâu dài và đúng hướng thì tất cả các hộ chăn nuôi nên tham gia hợp tác xã, thành lập chi hội phát triển chăn nuôi hay tổ hợp tác và tham gia hội chăn ni thành phố Hà Nội. Từ đó làm cơ sở hợp tác liên kết với các doanh nghiệp chế biến sữa xây dựng chuỗi liên kết chuỗi tiêu thụ sữa gắn kết từ người chăn nuôi, trạm thu gom đến nhà máy chế biến sản xuất sữa để đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu thụ sữa ổn định cho người chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)