Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 43)

3.1.1. Điều kiện tư nhiên của huyện Gia Lâm

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở phía Đông Bắc của Thành Phố Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên, Phía Tây giáp huyện Đông Anh, quận Long Biên và quận Hoàng Mai, phía Nam giáp huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên, phía Bắc giáp huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh.

Gia Lâm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua, như quốc lộ 5, Quốc lộ 1, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, các tuyến đường thủy trên sông Hồng, sông Đuống. Sắp tới, khi 2 tuyến đường giao thông huyết mạch là tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và tuyến đường Hà Nội - Hưng Yên chạy qua huyện được hoàn thành đưa vào sử dụng thì Gia Lâm càng thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế và giao lưu thương mại với các thị trường lớn về nông sản, lao động, dịch vụ.

Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội và giao lưu thương mại, khu vực nông thôn huyện Gia Lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về địa lý kinh tế. Chính vì vậy, Gia Lâm được nhận định là một trong những địa phương cấp huyện phát triển nhanh và năng động trong tương lai. Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai, khá phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển. Ngoài sản xuất lương thực thì địa bàn còn có khả năng chăn nuôi các loại gia súc như: lợn, gà, vịt, trâu, bò,…

Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

3.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu

- Huyện Gia Lâm mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và mùa hanh khô có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,50C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,40C.

- Lượng mưa trung bình năm 1400-1600 mm, mưa rập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.

- Số giờ nắng trung bình năm là 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao nhất 1.970 giờ. Mùa hạ có số giờ nắng cao nhất và cường độ nắng cũng cao hơn các mùa khác. Bình quân số giờ nắng/ngày trong năm khoảng 4,5 giờ, tối đa 6,5 giờ (mùa Hạ), thấp nhất 1,6 giờ/ngày (mùa Đông). Tổng lượng bức xạ cao, trung bình khoảng 4.272 Kcal/m2/tháng. Từ tháng 5 đến tháng 10 mặt đất có thể thu nhận hàng tháng 4.696-5.788 Kcal/m2. Từ tháng 11 đến tháng 4 lượng bức xạ tháng không dưới 2.877 Kcal/m2.

- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ biển vào gây nên những trận mưa rào, đôi khi bị ảnh hưởng của gió bão, áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường gây ra lạnh và khô ở những tháng đầu mùa, lạnh và ẩm ướt vào tháng 2, tháng 3 do có mưa phùn. Đôi khi có sương mù, rét đậm trong các tháng 12 và tháng 1 gây ra những thiệt hại cho sản xuất.

Các đặc điểm khí hậu, thời tiết cho phép huyện Gia Lâm phát triển một nền nông nghiệp đa dạng: Nông sản Nhiệt đới, Cận nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Hạ, nông sản Á nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Xuân, mùa Thu, nông sản Ôn đới có thể sản xuất vào mùa Đông, mùa Xuân song cũng gây ra những thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống khi thời tiết bất thuận.

3.1.1.3. Tình hình đất đai

Năm 2013, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 11.472,99 ha; trong đó: Đất nông nghiệp 6.153,43 ha (53,63%); đất phi nông nghiệp 5.142,65 ha (44,82%); đất chưa sử dụng 176,91 ha (1,54%).

Năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 11.472,99 ha; trong đó: Đất nông nghiệp 6.118,46 ha (53,33%); đất phi nông nghiệp 5.178,95 ha (45,14%); đất chưa sử dụng 175,58 ha (1,53%).

đất nông nghiệp giảm chủ yếu là do đô thị hoá nên điện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại. (Phòng tài nguyên và môi trường Gia Lâm, 2015).

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm

Gia Lâm nối liền với các tỉnh và thủ đô Hà Nội bằng các trục đường chính như: quốc lộ 5, 1A,... và các tuyến đường thủy qua sông Hồng, có tổng chiều dài 70 km. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Gia Lâm có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp.

Thế mạnh kinh tế của huyện là nông nghiệp.Cây lúa được trồng ở các vùng bãi ven sông.Ngành chăn nuôi cũng phát triển, đặc biệt là chăn nuôi bò thịt và bò sữa.Cùng với phát triển ngành nông nghiệp, Gia Lâm đặc biệt chú ý khai thác tiềm năng về các khu công nghiệp.

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

- Dân số toàn huyện đến 31/12/2015 là 262.900 người. Tốc độ tăng trung bình quân giai đoạn 2013-2015 là 1,7%/năm. Số hộ gia đình năm 2013 là 64,386 hộ, năm 2015 có 64,987 hộ, tăng 1,55%/năm. Lao động trong độ tuổi năm 2013 có 149.561 người, năm 2013 có 155.959 người, tăng 3,6%/năm.

- Lao động trẻ ở nông thôn có xu hướng thoát ly nông nghiệp ngày càng nhiều hơn là tín hiệu tốt cho tiến trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn song cũng gây ra những khó khăn đáng kể cho phát triển nông nghiệp hàng hóa do lao động nông nghiệp chủ yếu là lao động cao tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới gặp khó khăn (Chi cục thống kê huyện Gia Lâm, 2015).

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông của huyện: Nhìn chung hệ thống giao thông của huyện Gia Lâm hiện nay đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội hiện tại nhưng với tốc độ đô thị hóa nhanh thì hệ thống giao thông nông thôn sẽ trở nên bất cập, cần tiếp tục được đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp. Tại 20 xã nông thôn huyện Gia Lâm hiện có 1001,35 km đường giao thông, trong đó: Đã trải nhựa hoặc bê tông hóa được 451,38 km (45%) trong đó có 2099,92 km còn tốt (45,32%), 241.17 km xuống cấp (54,68%), và 469,97 km là đường cấp phối hoặc đường đất (51,58%).

- Hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất đã được chú trọng đầu tư xây dựng đến nay đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa và ứng dụng mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp thì hệ thống thủy lợi cần phải được đầu tư mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.

+ Trạm bơm: Số trạm bơm do xã quản lý tại 20 xã hiện có: 47 trạm bơm tưới, tổng công suất 21.560m3/h, đảm bảo tưới chủ động cho 3.163,5 ha. Tuy nhiên, chỉ có 8 trạm đang hoạt động tốt, 39 trạm xuống cấp (trong đó có 38 trạm cần nâng cấp) và cần phải xây dựng thêm 15 trạm. 3 trạm bơm tiêu, kết hợp với các công trình thủy lợi do Xí nghiệp đầu tư phát triển thủy lợi đã đảm bảo tiêu chủ động cho 3.023,2 ha gieo trồng. Trong 3 trạm bơm tiêu do xã quản lý chỉ có 1 trạm còn tốt, 2 trạm xuống cấp và cần phải xây dựng thêm 11 trạm nữa mới đáp ứng các yêu cầu sản xuất.

+ Kênh mương: Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất do các xã quản lý có 354,93 km, đã kiên cố hóa 94,91 km (26,74) trong đó 82,34 km, còn tốt (86,76%), 12,57 km xuống cấp (13,24%) và 244,31 km là mương đất (73,26%). Chưa đạt tiêu chí nông thôn mới. Hệ thống kênh tiêu thoát nước, nhất là hệ thống kênh tiêu thoát nước tiểu vùng Nam Đuống như các tuyến kênh tiêu vào sông Cầu Bây ra cống Xuân Thụy, các tuyến kênh tiêu vào trong sông Kiên Thành ra cống Tân Quang, các tuyến kênh tiêu ra cống Hoàng Xá đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu tiêu nước khi xảy ra mưa lớn (Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, 2015).

-Y tế - Giáo dục:

+ Y tế: Hiện có 20 trạm Y tế, 16 trạm đạt chuẩn về cơ sở vật chất. Tổng diện tích khuôn viên các trạm Y tế xã là 42.203 m2, cần tiếp tục mở rộng thêm 5.070m2. Tổng số phòng chức năng, phòng bệnh là 250 phòng, trong đó có 181 phòng đạt chuẩn còn 69 phòng cần được nâng cấp. Để 100% trạm Y tế xã đạt chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị cần đầu tư nâng cấp 4 trạm y tế chưa đạt chuẩn, xây dựng mới 61 phòng bệnh, phòng chức năng, nâng cấp 59 phòng bệnh, phòng chức năng, hệ thống phụ trợ và nâng cấp trang thiết bị cho các trạm y tế xã.

+ Giáo dục: Hiện có 21 trường mầm non, tổng diện tích khuôn viên 100.049m2, đã có 5 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, 16 trường cần được cải tạo nâng cấp. Trường tiểu học tại 20 xã có 21 trường tiểu học, tổng diện

tích khuôn viên 164.241m2, trong đó có 19 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, nhưng 7 trường xuống cấp. Trường trung học cơ sở hiện có 20 trường THCS, tổng diện tích khuôn viên 147.298m2, có 8 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, có 14 trường cơ sở vật chất còn tốt, 6 trường xuống cấp.

- Điện: Hệ thống lưới điện đã từng bước được đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp nên đã phát huy hiệu quả trong truyền tải và phân phối, cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất, dân sinh và quản lý. Đến nay có 100% số xã sử dụng điện lưới, 100% hộ được sử dụng hộ thường xuyên, an toàn.

3.1.2.3. Kinh tế

Giai đoạn 2013-2015, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng. Tổng giá trị sản xuất năm 2013 là 2.280.139 triệu đồng đến năm 2015 đạt 8.305.915 triệu đồng 6.025.775 triệu đồng (264,27%); trong đó công nghiệp – xây dựng đạt 4.511.447 triệu đồng tăng 3.215.435 triệu đồng ( tăng 248,1%) so với năm 2013 (1.296.012 triệu đồng), thương mại - dịch vụ đạt 2.744.993 triệu đồng tăng 2.024.287 triệu đồng ( tăng 280,88%) so với năm 2013 (720.706 triệu đồng) và nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1.049.474 triệu đồng tăng 786.053 triệu (tăng 298,4%) so với năm 2013 là 263.421 triệu đồng. Tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, 2015).

3.2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Cách tiếp cận 3.2.1. Cách tiếp cận

- Tiếp cận có sự tham gia

Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin của người dân, cùng người dân thảo luận các thuận lợi, khó khăn trong hợp tác chăn nuôi bò, lý do các hộ chưa hợp tác với nhau.

- Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá sự hợp tác trong chăn nuôi bò ở huyện Gia Lâm trên hệ thống các nội dung liên quan đến hợp tác chăn nuôi từ cơ chế chính sách, công tác quy hoạch, con giống, kỹ thuật cho đến tiêu thụ sản phẩm…

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Gia Lâm có 3 xã phát triển mạnh đàn bò sữa và có các HTX, chi hội chăn nuôi bò là các xã Dương Hà, Phù Đổng, Trung Mầu và 3 xã này được đề tài lựa chọn trong vùng nghiên cứu.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu và thông tin Thu thập tài liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp (số liệu đã công bố) là nguồn số liệu quan trọng mà thiếu nó thì đề tài nghiên cứu sẽ mất đi tính hiện thực. Để thu thập được nguồn số liệu quan trọng này nhằm phục vụ đề tài tôi đã tham khảo qua nhiều sách báo, tài liệu và sử dụng các báo thống kê của huyện Gia Lâm, (chi cục thống kê huyện, phòng kinh tế, phòng tài nguyên và môi trường huyện); số liệu thứ cấp của Sở, Ban, ngành cấp thành phố: của một số Bộ ngành liên quan. Số liệu thứ cấp được mô tả như sau:

- Đối với cấp Bộ như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng cục thống kê, tài liệu thu thập là tài liệu tổng quan về chăn nuôi và chăn nuôi bò sữa. Kết quả nghiên cứu, báo, tạp chí, nghị quyết, nghị định bằng phương pháp tìm đọc trực tiếp các sách báo, tạp chí đã xuất bản, qua mạng internet.

- Đối cới cấp Thành phố như Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm phát triển chăn nuôi nuôi (PTCN) tài liệu thu thập là các báo cáo tổng kết, các chính sách, định hướng. Báo, tạp chí, báo cáo, tạp chí, Nghị quyết, quyết định, niên giám thống kê và bằng phương pháp liên hệ xin số liệu của sở, phòng, ban, Trung tâm.

- Đối cấp huyện như phòng Kinh tế, phòng thống kê, tài nguyên môi trường, Trạm phát triển chăn nuôi tài liệu là: Báo cáo tổng kết, Các tổng kết dự án, Các chính sách định hướng, Báo, tạp chí, Các đề án phát triển, Báo cáo thống kê ... và thu thập bằng phương pháp rrực tiếp liên hệ xin số liệu của các phòng, Trạm phát triển chăn nuôi và tìm các tài liệu đã xuất bản.

Các số liệu thứ cấp trong luận văn này tác tôi lấy chủ yếu từ các nguồn, các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến tổ hợp tác, chi hội, HTX chăn nuôi.

Thu thập số liệu sơ cấp

Là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài, như: các số liệu về tình hình cơ bản của hộ, tổ hợp tác, chi hội, HTX chăn nuôi; kết quả sản xuất chăn nuôi bò sữa; vốn đầu tư của hộ; lao động và sử dụng lao động của đơn vị chăn nuôi; cách thức tổ chức sản xuất; tình hình tiêu thụ sản phẩm bò sữa; các khó khăn vướng mắc của các đơn vị chăn nuôi; sự quan tâm của chính quyền địa phương trong hoạt động sản xuất; các nhận định, đánh giá về tình hình phát triển kinh tế xã hội và phát triển chăn nuôi bò sữa của huyện, xã, ....

Cần lập bảng chi tiết các hộ điều tra.

Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra, phỏng vấn được xây dựng theo mục đích nghiên cứu với các đối tượng thu thập thông tin là 100 hộ chăn nuôi bò sữa thuộc các hợp tác xã chăn nuôi, chi hội chăn nuôi, tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa và các hộ chăn nuôi bò sữa không thuộc các hợp tác xã, chi hội chăn nuôi; chính quyền địa phương, các phòng ban liên quan (phòng kinh tế, trạm thú y, trạm phát triển chăn nuôi,...).

- Đối tượng và phương pháp điều tra khảo sát

+ Điều tra khảo sát các hộ chăn nuôi ở 3 xã Phù Đổng, Dương Hà, Trung Màu trong vùng nghiên cứu. Đây là các xã phát triển mạnh về chăn nuôi bò sữa. Mỗi xã điều tra hai nhóm hộ (nhóm hộ chăn nuôi tham gia vào hợp tác xã, chi hội, tổ hợp tác chăn nuôi và nhóm hộ không tham gia vào hợp tác xã, chi hội, tổ hợp tác chăn nuôi). Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ phiếu điều tra.

Điều tra tại xã Phù Đổng, Dương Hà, Trung Mầu với số lượng: 30 hộ chăn nuôi tham gia vào HTX, chi hội chăn nuôi và 70 hộ chăn nuôi không tham gia vào hợp tác xã, chi hội chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)