Các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 98 - 105)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn ni bị sữa đến năm 2020

4.3.2. Các giải pháp

Tăng cường tuyên truyền về tầm quan trọng của việc hợp tác trong chăn nuôi tới các hộ chăn nuôi trên địa bàn, để các hộ chăn ni hiểu rõ được tính cấp thiết và tầm quan trọng khi tham gia hợp tác xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm. Hình thức hợp tác tốt nhất hiện nay là hợp tác 4 nhà gồm: Nhà sản xuất, Nhà đầu tư, Nhà khoa học, Nhà tiêu thụ sản phẩm. Để tăng cường hợp tác trong chăn ni bị sữa trên địa bàn cần có giải pháp cụ thể cho từng nội dung nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng.

4.3.2.1. Giải pháp cụ thể cho các nội dung nghiên cứu:

Đối với hợp tác trong cung cấp giống:

Hợp tác xã, chi hội chăn nuôi phải theo dõi những con giống tốt nhất, cho sản lượng và chất lượng cao từ đó nhân đàn và cung cấp cho các xã viên, hội viên tham gia hợp tác cũng như cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn.

Hợp tác xã, chi hội gắn kết chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn như Trạm phát triển chăn nuôi số 7 - Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội để được hướng dẫn quản lý giống, quản lý, xác nhận điều kiện để cấp giấy chứng nhận huyết thống cho con giống; Tư vấn, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, cung ứng các loại vật tư kỹ thuật phục vụ chăn nuôi cho các hội viên, xã viên.

Ứng dụng công nghệ cao để cải tạo giống như sử dụng tinh phân ly giới tính để thụ tinh nhân tạo cho đàn bị, sử dụng phương pháp cấy truyền phơi, quản lý và theo dõi con giống chặt chẽ trên phần mềm.

Hợp tác trong chế biến thức ăn:

Hợp tác xã, chi hội cần tăng cường hợp tác với các đơn vị chế biến thức ăn và Trạm phát triển chăn nuôi tư vấn, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật sản xuất chế biến thức ăn thô xanh, thức ăn tinh để đem lại nguồn thức ăn tốt nhất mà giá thành thấp nhất cho đàn bò sữa của hội viên, xã viên trong chi hội, hợp tác xã.

Ứng dụng công nghệ cao trong chăn ni bị sữa như sử dụng các giống cỏ năng suất chất lượng cao như Mulato, super BMR nhằm tăng giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của đàn bị sữa. Sử dụng thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh (TMR) cho đàn bò sữa để cải thiện chất lượng đàn bò.

Hợp tác trong thú y và dịch bệnh:

Hợp tác xã, chi hội phải đại diện liên kết với tổ tư vấn dịch vụ thú y trên địa bàn và các công ty cung cấp thuốc thú y để thăm khám thường xuyên và cung cấp những loại thuốc tốt và có lợi nhất cho đàn bị của chi hội, hợp tác xã. Đảm bảo đàn bị ln khoẻ mạnh và tránh bị dịch bệnh xảy ra để giảm thiểu chi phí trong cơng tác thú y và dịch bệnh của đàn bò.

Trạm phát triển chăn ni số 7 tích cực tun truyền về hoạt động của tổ tư vấn dịch vụ thú y bò sữa trên các trên đài phát thanh để cho hộ dân nắm được hoạt động của tổ mà liên kết hợp tác tránh tình trạng thay đổi bác sỹ thú y thường xuyên dễ gây dịch bệnh cho đàn bò.

Hợp tác trong xử lý chất thải:

Hợp tác xã, chi hội đại diện liên kết với tổ tư vấn dịch vụ thú y, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật của Trạm Phát triển chăn nuôi tư vấn, hướng dẫn chi hội, hợp tác xã xử lý chất thải tốt nhất, tránh gây ô nhiễm môi trường, tạo môi trường trong sạch cho đàn bò sữa phát triển với giá thành thấp nhất.

Hợp tác trong chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật:

Hợp tác xã, chi hội đại diện liên kết với tổ tư vấn dịch vụ thú y, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật của Trạm Phát triển chăn nuôi tư vấn, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, phương án, khảo sát giống vật ni và quy trình chăn ni để khuyến cáo phát triển chăn nuôi.

Tổ chức cho các xã viên, hội viên có điều kiện đi thăm quan các mơ hình hợp tác xã, chi hội phát triển ở địa phương khác để về áp dụng tại chi hội, hợp tác xã tại địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao trong chăn ni bị sữa như:

+ Sử dụng tinh bò sữa chất lượng cao, tinh phân ly giới tính để cải tạo giống. + Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) đối với các hộ chăn nuôi quy mô lớn (từ 10 con/hộ trở lên) để từng bước cải tạo chất lượng đàn bò sữa trên địa bàn Thành phố.

+ Cơ giới hố trong q trình chăn ni bị sữa để tăng hiệu quả lao động của người chăn ni bị sữa.

+ Sử dụng các giống cỏ năng suất chất lượng cao nhằm tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

+ Sử dụng phần mềm quản lý công tác giống và công tác chăm sóc ni dưỡng cho đàn bị sữa.

Hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm:

Giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay đối với Hà Nội nói chung và Gia Lâm nói riêng là xây dựng được chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm sữa, trong đó doanh nghiệp phải là đầu tàu. Mới đây, Uỷ ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án “ Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn ni đảm bảo an tồn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020” tại Quyết định số 5818/QĐ-UBND ngày 30/10/2015, trong đó có chuỗi sản xuất và cung cấp sữa Ba Vì.

+ Chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động từ cung cấp các dịch vụ đầu vào đến sản xuất, thu hái, chế biến, phân phối và tiêu thụ cuối cùng, tham gia vào quá trình tạo nên chất lượng sản phẩm vào giá trị một nơng sản cụ thể và được hình thành theo nhu cầu của thị trường.

+ Trong hoạt động sản xuất chăn nuôi, chuỗi giá trị đơn giản về chăn nuôi gồm mua giống, thức ăn, thuốc thú y, xây dựng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, điện nước, nhân lực chăm sóc, rủi ro, lãi suất ngân hàng, vốn đầu tư, thương lái, mua sản phẩm …

+ Mỗi mắt xích như vậy, cần được tìm hiểu và đánh giá để từ đó hội chăn ni quyết định cần làm như thế nào, làm khi nào, làm ở đâu, bán sản phẩm với giá nào là có thể được chấp nhận.

Để chuỗi duy trì hiệu quả địi hỏi người chăn ni phải khẩn trương ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào chăn nuôi để tạo ra sản phẩm sữa chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáng ứng nhu cầu ngày càng của thị trường.

Doanh nghiệp thu mua sữa phải ký hợp đồng thu mua sữa với người chăn nuôi. Tăng cường hệ thống trang thiết bị tại các điểm thu gom nhằm đánh giá nhanh và chính xác chất lượng sữa của người chăn nuôi hạn chế tối đa được các rủi ro phát sinh trong quá trình thu gom làm ảnh hưởng giá sữa thu gom của các hộ chăn nuôi.

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền giúp người tiêu dùng hiểu và hướng tới sử dụng sữa tươi, không bị nhầm lẫn với sản phẩm sữa bột hoàn nguyên.

Phối hợp với các đơn vị liên quan, trường học tiếp tục tổ chức triển khai Chương trình “sữa học đường” “ngày uống sữa thế giới”…

Hợp tác trong tiếp cận vốn:

Nhà nước cần có chính sách cho vay ưu đãi đối với các Hợp tác xã, tổ hợp tác, chi hội chăn nuôi để hợp tác xã, tổ hợp tác, chi hội chăn nuôi mở rộng quy mô hoạt động và quy mô chăn ni. Chăn ni bị sữa cần đầu tư vốn nhiều và thời gian thu hồi vốn lâu vậy nên Nhà nước cần có chính sách cho vay vốn nhiều hơn và thời gian vay lâu hơn ( ít nhất là 5 năm).

Hợp tác xã, chi hội chịu trách nhiệm đại diện đứng ra vay vốn hoặc quản lý vốn để hỗ trợ cho các hội viên xã viên khi cần vốn đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi.

4.3.2.2. Giải pháp cho các yếu tố ảnh tố ảnh hưởng trong hợp tác chăn ni bị sữa

Hình thức tổ chức:

Hợp tác xã chăn nuôi, chi hội chăn nuôi phải thay đổi hình thức tổ chức hoạt động. Hợp tác xã, tổ hợp tác, chi hội chăn nuôi phải xây dựng điều lệ và phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể, phải tổ chức hoạt động đúng theo điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh đã đề ra.

Chi hội chăn nuôi tổ chức hoạt động theo đúng tiêu chí đề ra là tổ chức đại diện cho các hội viên tham gia ký kết các hợp đồng cung cấp các yếu tố đầu vào cũng như sản phẩm tiêu thụ có lợi nhất cho hội viên của minh.

Quy mô hợp tác

Hợp tác xã, chi hội chăn nuôi phải thay đổi hình thức hoạt động.

Cán bộ quản lý cần thay đổi phương thức quản lý đưa chi hội, hợp tác xã phát triển bền vững đem lại nhiều lợi ích cho hội viên, xã viên tham gia. Như vậy, các hội viên, xã viên sẽ đồng lịng tham gia từ đó quy mơ hợp tác sẽ được mở rộng.

Trình độ của người chăn ni và người quản lý

Người chăn nuôi cần nắm vững và nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hợp tác nhất là tham gia vào các chi hội chăn nuôi, hợp tác xã chăn nuôi.

Người chăn nuôi phải khẩn trương ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào chăn nuôi để tạo ra sản phẩm sữa chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Mở lớp tập huấn tuyên truyền cho hộ chăn nuôi hiểu rõ về chuỗi, về nhãn hiệu sản phẩm.

Người quản lý phải khơng ngừng học tập nâng cao kiến thức, trình độ và tiếp thu những kiến thức mới về quản lý để áp dụng phù hợp cho tổ chức hoạt động tại đơn vị mình.

Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng quản lý cho những cán bộ quản lý hợp tác xã, chi hội chăn nuôi trên địa bàn để người quản lý có kiến thức quản lý giúp hoạt động của đơn vị đạt hiệu quả.

Tổ chức các lớp đào tạo về tiến bộ và khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ cao cho người quản lý và các xã viên, hội viên để có kiến thức và áp dụng và hoạt động sản xuất.

Đất đai

Đất đai là vấn đề quan trọng nhất đối với chăn ni bị sữa. Muốn chăn ni bị sữa hợp tác vững mạnh thì diện tích đất phải đủ đáp ứng như cầu chăn thả, thức ăn thơ xanh cho đàn bị sữa và xây dựng chuồng trại thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, xây dựng được hệ thống xử lý chất thải, chống ô nhiễm môi trường. Muốn như vậy giải pháp:

UBND huyện cần chỉ đạo các xã đẩy nhanh tiến độ thực hiện dồn điền đổi thửa, dồn đất quy hoạch khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.

Tạo cơ chế chính sách cho người dân được chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, đấu thầu đất nâng cao diện tích đất phục vụ chăn nuôi của hộ.

Cần xác định rõ vị trí xây dựng khu chăn ni tách khỏi khu vực dân cư,

giành quỹ đất để phát triển trồng cỏ theo hướng thâm canh.

Cần có chính sách ưu tiên về quy hoạch đất đai như chính sách hỗ trợ ổn định đất đai lâu dài để HTX, tổ hợp tác, chi hội chăn nuôi làm trụ sở, cho HTX, tổ hợp tác, chi hội chăn nuôi thuê đất sản xuất trong thời gian dài để HTX, tổ hợp tác, chi hội chăn nuôi yên tâm đầu tư xây dựng trang trại quy mơ lớn ngồi khu dân cư, mở rộng quy mô và thuận lợi trong công tác quản lý.

Mạng lưới thú y

Lực lượng thú y trên địa bàn tương đối nhiều và có tay nghề cao nhưng hoạt động riêng lẻ nên không hỗ trợ cho nhau trong việc thăm khám và điều trị. Như vậy khơng tốt cho đàn bị sữa phát triển. Vậy nên giải pháp là:

Thành lập tổ dịch vụ tư vấn thú y bò sữa với sự tham của bác sỹ thú y tay nghề cao tại địa phương kết hợp với Trạm phát triển chăn nuôi số 7 và một số chuyên gia đầu ngành về bò sữa do Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội mời.

Sự tin tưởng lẫn nhau giữa các hội viên, xã viên tham gia hợp tác

Sự tin tưởng lẫn nhau là một trong những yếu quyết định thành bại của các tổ chức hợp tác. Để quá trình hợp tác đạt kết quả cao và lợi ích mang lại cho các bên các hội viên, xã viên tham gia hợp tác thì:

Các hội viên, xã viên cần có một tư duy mới, nhận thức mới khi tham gia hợp tác.

Hội viên, xã viên phải nhận thức được muốn hợp tác thành công tạo ra nhiều lợi ích thì cần phải có sự đồng lịng tin tưởng lẫn nhau khi tham gia hợp tác. Gạt bỏ tư tưởng ly kỵ lẫn nhau, nghi ngờ nhau

Các hội viên thực hiện chuẩn chỉ các quy định, quy chế hoạt động và điều lệ mà hợp tác xã, chi hội đã đề ra.

Chính sách của nhà nước

Thành phố và huyện cần có chính sách hỗ trợ cho hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác, chi hội chăn ni. Nhất là có quy hoạch rõ ràng về vùng, khu chăn ni tập trung, tun truyền khuyến khích chăn ni quy mơ lớn NKDc, đảm bảo vệ sinh môi trường…. tạo điều kiện để các hộ tiếp cận được nguồn vốn, tiếp nhận các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân…

Huyện đề xuất với TP phê duyệt các dự án đầu tư, các dự án mở rộng phát triển chăn ni… có các chính sách đất đai, vốn, hỗ trợ .. chỉ đạo các ban ngành thực hiện nghiêm túc các chủ trương của thành phố, của Trung ương về khuyến khích phát triển chăn ni…

Cơ quan chun môn như Trung tâm phát triển chăn nuôi tiếp tục tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật, quản lý chăn nuôi gia súc, gia cầm; Hợp tác với các địa phương, cơ quan đơn vị có liên quan tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức chuỗi liên kết từ chăn nuôi đến chế biến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác xúc tiến thương mại; Hỗ trợ các chính sách đầu tư sản xuất giống vật nuôi; Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo hiểm vật nuôi...

Trạm phát triển chăn nuôi số 7 tiếp tục quan tâm chỉ đạo hoạt động của chi hội và hợp tác xã chăn nuôi. Hướng dẫn tổ chức sản xuất; Thực hiện công tác quản lý

giống, xác nhận điều kiện để đề nghị cấp giấy chứng nhận huyết thống; Giám sát, kiểm tra việc áp dụng các quy trình chăn ni; tư vấn, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi; sản xuất chế biến thức ăn thô xanh, thức ăn tinh…

Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Doanh nghiệp và hộ chăn nuôi phải tạo thành mối liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sữa thật chặt chẽ.

Doanh nghiệp và hộ chăn ni cần chia sẻ khi giải quyết những khó khăn, vướng mắc để hố giải những mâu thuẫn tồn tại trong quá trình hợp tác để liên kết đạt kết quả cao.

Hộ chăn nuôi cần giữ ổn định sản lượng sữa cung cấp cho doanh nghiệp. Chấm dứt ngay việc mùa hè bán ngồi giá cao là phá vỡ hợp đồng khơng cung cấp hoặc cung cấp lượng không đủ quy định cho doanh nghiệp thu mua.

Lợi ích mà hợp tác mang lại

Để mang lại lợi ích cao cho xã viên, hội viên thì hợp tác xã, chi hội chăn ni phải tổ chức hoạt động đúng theo điều lệ và phương án sản xuất kinh doanh đã đề ra. Người quản lý phải học tập nâng cao trình độ quản lý cũng như nhận thức đến hết tầm quan trọng hợp tác. Hợp tác có lớn mạnh thì các doanh nghiệp chế biến mới tin tưởng và hợp tác để xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và lợi ích đem lại sẽ cao cho tất cả các đối tượng tham gia.

Các xã viên, hội viên phải đồng lòng tập trung mọi nguồn lực xây dựng hợp tác xã, chi hội phát triển lớn mạnh có như vậy lợi ích hợp tác đạt được mới cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)