Tình hình hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 80 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hợp tác trong chăn ni bị ở địa bàn huyện gia lâm, thành

4.1.8. Tình hình hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm

Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và báo cáo của các HTX chăn nuôi, chi hội chăn nuôi, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về tình hình hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm tại 3 xã Phù Đổng, Dương Hà và Trung Mầu. Chọn ngẫu nhiên tại xã Phù Đổng 55 hộ, xã Dương Hà 25 hộ và xã Trung Mầu 20 hộ. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.15.

Bảng 4.15. Tình hình hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm TT Chỉ tiêu TT Chỉ tiêu Phù Đổng Dương Hà Trung Mầu Tổng cộng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Hộ có bán sữa tươi cho tổ chức, HTX, DN 55 100 25 100 20 100 100 100

a Có 55 100 25 100 20 100 100 100

2 Hộ bán sữa cho các đơn vị 55 100 25 100 20 100 100 100

a Doanh nghiệp 0 2 8 20 100 22 22

b Hợp tác xã 13 23.64 9 36 0 22 22

c Trạm thu gom 42 76.36 14 56 0 56 56

3 Hình thức hợp đồng 55 100 25 100 20 100 100 100

a Ký hợp đồng 0 2 8 20 100 22 22

b Thoả thuận miệng 55 100 23 92 0 78 78

4 Hình thức thanh tốn 55 100 25 100 20 100 100 100

c Hình thức khác 55 100 25 100 20 100 100 100

5 Địa điểm mua bán 55 100 25 100 20 100 100 100

a Tại trạm thu gom 55 100 25 100 20 100 100 100

Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 4.15 cho thấy 100% các hộ bán sản phẩm sữa bò tươi cho các tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó bán qua trạm thu gom chiếm tỷ lệ cao 56%, bán cho hợp tác xã chiếm tỷ lệ 22%, bán trực tiếp cho doanh nghiệp chiếm 22% và tập trung chủ yếu ở Trung Mầu. Các hộ bán sữa trực tiếp cho doanh nghiệp là các hộ có hợp đồng và bán sữa cho Cơng ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).

Qua điều tra hộ chăn nuôi, Trạm thu gom sữa trên địa bàn, phỏng vấn cán bộ phòng Kinh tế, cán bộ Ban chỉ đạo Phát triển chăn nuôi xã, Phụ trách trạm Phát Triển chăn nuôi số 7 – Trung tâm Phát triển chăn ni Hà Nội, quan sát tình hình thực tế trên đại bàn và báo cáo dựa vào báo cáo kết quả phát triển chăn nuôi, thu gom, tiêu thụ sữa tươi đến tháng 7 năm 2015. Giải pháp phát triển chăn nuôi, tiêu thụ sữa tươi trong thời gian tới của Trung tâm Phát triển chăn nuôi và báo cáo đề xuất quy hoạch thu gọn và nâng cấp các điểm thu gom tiêu thụ sản phẩm sữa bò tươi trên địa bàn huyện Gia Lâm của Phòng Kinh tế. Hiện tại trên bàn huyện Gia Lâm nói chung và địa bàn 3 xã Phù Đổng, Dương Hà, Trung Mầu nói riêng hiện có 3 đơn vị thu mua sữa bị tươi là Cơng ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty sữa Hanoimilk (Hanoimilk) và Công ty Cổ phần (CP) sữa quốc tế (IDP). Tổng sản lượng sữa toàn huyện tiêu thụ là 26.500kg/ngày, trong đó sản lượng chủ yếu của 3 xã Phù Đổng, Dương Hà, Trung Mầu 23.300kg/ngày chiếm tỷ lệ 87,9%. Sản lượng sữa tiêu thụ nhiều nhất cho Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) với sản lượng là 119.300 kg/ngày chiếm tỷ lệ 72,8% (sản lượng xã Phù Đổng, Dương Hà, Trung Mầu là 16.100kg/ngày chiếm tỷ lệ 60,8% tồn huyện), tiếp đến là Cơng ty Cổ phần sữa Quốc tế (IDP) với sản lượng tiêu thụ trong ngày là 6.500kg chiếm tỷ lệ 24,5% và tập trung tất cả tại xã Phù Đổng, Dương Hà, Trung Mầu và Công ty sữa Hanoimilk sản lượng thấp nhất là 700kg/ngày chiếm tỷ lệ thấp 2,7% tập trung tại xã Phù Đổng (Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm,2015).

Trong ba đơn vị thu mua sữa trên địa bàn hiện nay chỉ có Cơng ty Vinamilk ký hợp đồng thu mua trực tiếp với dân thông qua đơn vị trung gian là Trạm thu gom. Hình thức thanh tốn là sau 7 ngày Cơng ty sẽ chuyển trả tiền trực tiếp vào tài khoản cá nhân của hộ. Còn đối với Trạm thu gom Công ty sẽ trả tiền hoa hồng trên sản lượng sữa thu gom. Số tiền hoa hồng trạm thu gom được hưởng năm 2015 là 750đồng/lít sữa. Mọi chi phí điện nước, nhân cơng, bảo quản do trạm thu gom tự chịu. Đối với Công ty CP sữa quốc tế IDP và Cơng ty sữa Hanoimilk thì

Cơng ty ký hợp đồng thu mua với Trạm thu gom và quy định sản lượng hàng ngày với Trạm. Tiền thanh toán một tháng 2 lần cho Trạm, giá mua của dân do trạm thu gom tự chi trả. Các hộ bán qua trạm thu gom và hợp tác xã thì khơng có hợp đồng và thoả thuận bằng miệng. Nhưng hiện tình hình tiêu thụ sữa đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vào mùa đơng sản lượng sữa tăng vượt quá định mức Công ty thu mua khơng hết hoặc thu mua thì phần tăng chênh sẽ bị trừ tiền rất lớn. Giá sữa của Công ty CP sữa Quốc tế IDP liên tục giảm những tháng qua. Đầu năm 2015 giá sữa vấn ổn định ở mức 13000 đồng/ lít. Đến tháng 9/2015 giảm xuống còn 12.000 đồng; Tháng 10/2015 giảm xuống còn 11.000 và từ tháng 12/2015 giá sữa chỉ cịn 10.000đồng/lít. Giá cơng ty sữa Hanoimilk cũng giảm nhưng không giảm sâu như công ty CP sữa quốc tế IDP. Đầu năm 2015 giá ổn định mức 13000 đồng/lít. Từ cuối năm 2015 đến nay giá sữa giảm cịn 12.500 đồng/lít. Đối với Cơng ty sữa Vinamilk giá cao hơn nhưng công ty quản lý chất lượng rất chặt. Nếu chất lượng sữa không đủ đảm bảo độ béo và độ khơ thì giá thấp nhất cơng ty trả cho hộ là 8.500 đồng/lít nếu chất lượng thấp hơn nữa cơng ty chỉ trả 8000 đồng/lít và khơng thu mua những hộ chất lượng thấp như vậy. Khó khăn nữa trong thời gian tới đây là Công ty sẽ khơng thu mua những hộ có quy mơ đàn dưới 5 con. Yêu cầu đặt ra là các hộ có quy mơ dưới 5 con phải hợp tác với nhau lập thành một mã thì cơng ty mới thu mua. Đây là vấn đề cần phải giải quyết ngay để tiêu thụ sản phẩm. Đối với Công ty CP sữa quốc tế IDP sang đầu năm 2016 sẽ không thu gom tại các trạm thu gom nhỏ lẻ mà bắt buộc các trạm phải tập hợp lại một điểm thu gom. Như vậy các hộ chăn nuôi, trạm thu gom phải hợp tác với nhau xây dựng trạm thu gom mới đủ tiêu chuẩn và làm được như vậy thì Cơng ty CP sữa Quốc tế cũng như chính quyền địa phương phải phối hợp giúp đỡ hộ chăn nuôi và Trạm thu gom. Hiện trên địa bàn có 5 Trạm thu gom sữa cho Công ty Cổ phần sữa Quốc tế nhưng sang đến năm 2016 thì cơng ty chỉ thu mua tại một điểm thu gom.

Thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm hiện nay, đối với hộ bán sữa cho vinamilk có hợp đồng thì yên tâm sản lượng sẽ được tiêu thụ, sữa đạt chất lượng thì có giá cao, cịn các hộ bán cho trạm thu gom là khơng bị kiểm sốt chặt chẽ về chất lượng. Để khắc phục khó khăn, giúp hộ chăn ni trên địa bàn tiêu thụ được hết sản lượng sữa UBND huyện Gia Lâm, UBND xã Phù Đổng đã cấp thêm đất cho HTX dịch vụ chăn ni bị sữa Phù Đổng và các Trạm thu gom sữa sẽ gia nhập hợp tác xã để tập trung xây dựng trạm thu

gom sữa tiêu chuẩn quy định của Công ty IDP và từ tháng 3 năm 2016 toàn bộ sản lượng sữa cung cấp cho Công ty IDP được tập trung tại một điểm là Trạm thu gom sữa của Hợp tác xã dịch vụ chăn ni bị sữa Phù Đổng. Đồng thời cũng có tín hiệu đáng mừng cho việc tiêu thụ sản phẩm sữa tươi của các hộ chăn nuôi trên địa bàn, đặc biệt là hộ chăn nuôi ở xã Phù Đổng là trong năm 2015 UBND huyện Gia Lâm và UBND xã Phù Đổng đã cho Hợp tác xã chế biến sữa Phù Đổng thuê đất để xây dựng nhà máy chế biến ngay trên địa bàn. Hợp tác xã chế biến sữa Phù Đổng sẽ liên kết hợp tác với Hợp tác xã dịch vụ chăn ni bị sữa Phù Đổng trong việc tiêu thụ một phần sản lượng sữa mà Hợp tác xã dịch vụ chăn ni bị sữa thu gom để sản xuất các sản phẩm từ sữa, bảo đảm toàn bộ sản lượng sữa của hộ chăn nuôi trên địa bàn đều được tiêu thụ. Đó cũng là tín hiệu đáng mừng cho việc hợp tác xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm sữa trên địa bàn.

Hộp 4.4. Ý kiến của cán bộ quản lý và tình hình hợp tác tiêu thụ sữa trên địa bàn

Hiện tại ở huyện Gia Lâm có 3 đơn vị thu mua sữa tươi là Vinamilk, IDP

và Hanoimilk. Sản lượng sữa tiêu thụ nhiều nhất là cho Vinamilk. Tình hình hợp tác trong tiêu thụ sữa lỏng lẻo, nhiều hạn chế. Số hộ chăn nuôi tiêu thụ sữa khơng có hợp đồng cịn nhiều. Khó khăn hiện nay trong tiêu thụ sữa hiên nay chất lượng sữa ngày càng thắt chặt, giá thu mua ngày càng giảm, yêu cầu nâng cấp Trạm thu gom cao. Hiện huyện và xã Phù Đổng đã cấp thêm đất cho HTX dịch vụ chăn ni bị sữa Phù Đổng để xây dựng trạm thu gom mới đủ điều kiện theo yêu cầu của Công ty CP sữa quốc tế. Đồng thời huyện và xã Phù Đổng cũng đã phê duyệt phương án cho HTX chế biến sữa Phù Đổng thuê đất xây dựng nhà máy chế biến sữa.

Nguyễn Văn Tuấn – Phó phòng Kinh tế huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)