Mức độ phù hợp nội dung tài liệu với nhu cầu tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện các trường đại học ở hà nội (Trang 121 - 151)

Mặc dù có những phần trăm đánh giá về vốn tài liệu, mức độ cập nhật nội dung tài liệu ở mức chưa tốt khá cao, tuy nhiên ở mức đánh giá về mức độ phù hợp nội dung tài liệu với nhu cầu tin của người dùng tin cho thấy ở biểu đồ trên là một số liệu khả quan. Có thể nguồn tài liệu cịn thiếu, mức độ cập nhật nội dung tài liệu chưa kịp thời, nhưng mức độ phù hợp nội dung tài liệu với nhu cầu tin của người dùng tin được đánh giá cao: trên 80% với cả hai đối tượng. Điều này cho thấy, nguồn tin, tài liệu được cung cấp tới người dùng tin sát với yêu cầu tin, đáp ứng, thỏa mãn cao nhu cầu tin. Có được nguồn tin chính xác, phù hợp, người dùng tin mới có thơng tin, tư liệu phục vụ cho các hoạt động của mình. Qua đó cho thấy, với những sự thiếu hụt, tiềm lực, khả năng hiện có, các thư viện vẫn ln cố gắng thúc đẩy hoạt động của thư viện, xây dựng những sản phẩm và dịch vụ thông tin, tạo dựng vốn tài liệu, nguồn tin có chất lượng, phù hợp với nhu cầu tin của người dùng tin.

Nhìn chung, với nhu cầu tin ngày càng đa dạng, phong phú như hiện nay của người dùng tin, với khả năng đáp ứng nhu cầu tin của các thư viện đại học ở Hà Nội qua những sự khảo sát, phân tích cho thấy, người dùng tin đã phần nào thỏa mãn được nhu cầu tin của mình, với mức độ nhu cầu tin cơ bản. Các thư viện đã cung

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

cấp những thông tin, tư liệu ứng với nhu cầu tin phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu… của người dùng tin. Tuy nhiên, ở những mức độ nhu cầu tin chuyên sâu, phức tạp và chuyên biệt, nhu cầu tin chưa được thỏa mãn. Đặc biệt với các nhóm người dùng tin là cán bộ, giảng viên tại các trường đại học, nhóm đối tượng có trình độ cao, thường có u cầu tin cao và chuyên sâu. Các thư viện cần phải chú trọng tới việc thỏa mãn các nhu cầu tin dạng này hơn nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của các đối tượng người dùng tin.

2.3.2. Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu tin

Với tiềm lực, khả năng của mình, các thư viện đại học ở Hà Nội luôn cố gắng xây dựng phát triển sản phẩm dịch vụ hướng tới người dùng tin. Trong quá trình hoạt động, các thư viện đã khẳng định vai trị, góp phần vào việc hỗ trợ người dùng tin trong các hoạt động như học tập, nghiên cứu, giảng dạy… Điều này thể hiện ở khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin ở các khía cạnh khác nhau:

Vốn tài liệu: Nhìn chung vốn tài liệu tại các thư viện được cập nhật và đổi mới thơng qua q trình bổ sung thường xun và liên tục hàng năm. Số lượng vốn tài liệu ngày càng tăng, chất lượng vốn tài liệu ngày càng thu hút được nhiều lượt người dùng tin. Nguồn tài liệu chuyên ngành thường khi phục vụ chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tin, thì ngày càng được bổ sung một cách đầy đủ nhất. Các tài liệu được bổ sung đồng đều với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của người dùng tin như: sách giáo trình, sách tham khảo, tạp chí chun ngành… Việc bổ sung tài liệu được thực hiện ở cả dạng truyền thống và hiện đại. Công tác thu nhận nguồn tài liệu nội sinh ngày càng được chú trọng. Các thư viện ln coi trọng chính sách xây dựng, phát triển nguồn lực thơng tin, qua đó đáp ứng phần nào nhu cầu tin của người dùng tin.

Ngôn ngữ tài liệu ngày càng được mở rộng hơn, ứng với khả năng sử dụng tài liệu bằng các ngôn ngữ của người dùng tin. Đặc biệt, các thư viện luôn chú trọng việc bổ sung ngôn ngữ tài liệu hiện phổ biến, thông dụng nhất như Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung…Đây là những cầu nối giúp người dùng tin tiếp cận tri thức từ các quốc gia trên thế giới.

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

Hệ thống sản phẩm dịch vụ được các thư viện xây dựng đa dạng, phong phú, đã tính đến từng đối tượng người dùng tin để xây dựng hệ thống sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Qua đó, người dùng tin tiếp cận được nguồn lực thơng tin một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Hiện nay, hầu hết các thư viện đều đã ứng dụng công nghệ thông tin và đã đạt được những thành cơng bước đầu. Nhờ đó, nâng cao chất lượng hoạt động của các thư viện, nâng cao hiệu quả, nâng suất trong các quy trình thơng tin - tư liệu, phù hợp với trình độ người dùng tin, người dùng tin nhanh chóng trong việc tiếp cận nguồn tin của thư viện qua các hệ thống tra cứu thông tin hiện đại.

Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất ngày càng được đầu tư một cách đồng bộ, hiện đại là điều kiện tiền đề cho những định hướng phát triển sau này, hướng tới liên kết, hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin.

Song song với việc phát triển cơ sở hạ tầng và vốn tài liệu, các chuẩn quốc tế về thư viện như DDC, MARC 21, AACR2 cũng được biên dịch và áp dụng ở hầu hết các thư viện. Nhiều cán bộ được đào tạo ở nước ngoài như Mỹ, Úc và New Zealand, nguồn nhân lực có trình độ cao này sẽ là những tiên phong trong việc xây dựng các hoạt động theo xu thế hợp tác liên kết.

Các thư viện đại học ở Hà Nội đang sở hữu một đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực, trình độ cao, và có nhiệt huyết cống hiến. Cán bộ thư viện ngày càng chuyển mình thích nghi với yêu cầu phát triển thư viện theo hướng hiện đại. Đây là một trong những yếu tố cơ bản nhất đảm bảo cho sự phát triển, thành công trong hoạt động của mỗi thư viện. Họ đã và đang là những cầu nối giữa người dùng tin với nguồn thông tin/tri thức, là những nhà định hướng giúp người dùng tin khai thác, thỏa mãn nhu cầu tin của mình một cách hiệu quả.

Với những ưu điểm nổi bật, thư viện các trường đại học ở Hà Nội đã phát huy được vai trị, sứ mệnh của mình trong việc cung cấp thông tin tới người dùng tin. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm các thư viện đạt được, cịn có những hạn chế cần được xem xét để đưa ra những giải pháp cho việc nâng cao chất lượng hoạt động.

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

Các thư viện đại học ở Hà Nội chưa có sự hợp tác chặt chẽ trong việc phục vụ người dùng tin. Vẫn cịn tính cơ lập ở mỗi một thư viện - chỉ phục vụ người dùng tin của thư viện mình, hay chỉ sử dụng nguồn tài liệu trong thư viện mình để phục vụ cho chính bạn đọc của mình. Khơng có sự chia sẻ và sử dụng nguồn lực thông tin lẫn nhau. Điều này dẫn đến các thư viện không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu tin của bạn đọc. Việc thiếu hụt thông tin phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học đang diễn ra khá phổ biến ở các trường đại học. Vẫn cịn tình trạng giảng viên hoặc giáo viên khơng bao giờ đến thư viện, tuy nhiên vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Điều này có nghĩa họ phải sử dụng những nguồn thơng tin khác ngồi thư viện để phục vụ cho công việc giảng dạy và học tập của mình.

Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/1/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2010- 2012 đã chỉ rõ: “Thư viện các trường còn nghèo, giáo trình tài liệu chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng”. Hội nghị thư viện các trường đại học, cao đẳng lần thứ nhất do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lich phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng (10/2008), đã nhận định: “Thư viện các trường đại học đang phải đối diện với nhiều cơ hội và thách thức trong q trình hội nhập, những khó khăn tập trung vào: Nguồn lực thơng tin cịn nghèo nàn, cần được tăng cường; công nghệ phát hiện tài ngun thơng tin hiện đại, qui trình và nghiệp vụ quản lý chưa được thống nhất và chuẩn hóa; Bên cạnh đó sự phối hợp liên kết, liên thơng giữa các thư viện cịn yếu nên chưa tạo ra được một sức mạnh tập trung”. Đây cũng chính là thực tế thư viện các trường đại học ở Hà Nội đang gặp phải, là những thác thức lớn trong việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin.

Hiện nay, các thư viện đang đứng trước vấn đề hết sức khó khăn trong lựa chọn bổ sung tài liệu do mâu thuẫn không thể tự giải quyết giữa kinh phí hoạt động được cấp cịn eo hẹp với nguồn tài ngun thơng tin trong và ngồi nước ngày càng có xu hướng tăng nhanh hàng năm. Do đó, việc thống nhất quan điểm, nguyên tắc, giảm bớt những quyết định mang tính chủ quan, tình huống, nhất thời liên quan đến nguồn lực thông tin,... để bổ sung tài liệu một cách khoa học, từng bước nâng cao

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

chất lượng nguồn tin, thực hiện chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện đang là yêu cầu cấp bách đặt ra cho hệ thống thư viện các trường đại học Việt Nam.

Các cơ quan thông tin - thư viện đại học ở Hà Nội hiện nay nhìn chung có đội ngũ cán bộ trẻ, nhạy bén trong tiếp cận công nghệ mới, nhất là cơng nghệ thơng tin, tích cực học tập nâng cao trình độ nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm cơng tác trong việc phục vụ, xử lý, khai thác thơng tin để có thể đáp ứng những nhu cầu tin chun sâu. Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ cơng nghệ thông tin để quản lý, vận hành cũng như khắc phục sự cố ở hệ thống máy chủ của các cơ quan. Cùng với đó, trình độ tin học và ngoại ngữ của cán bộ thư viện cần được nâng cao trước khả năng khai thác, tìm kiếm thơng tin bằng các phương tiện hiện đại và sử dụng ngoại ngữ của người dùng tin.

Bộ máy tra cứu hiện đại tại nhiều thư viện cịn có những hạn chế, số lượng máy tính phục vụ tra cứu cịn ít, và đường mạng thường xuyên không ổn định, người dùng tin còn phải chờ đợi để tra tìm tin.

Trong xây dựng sản phẩm và dịch vụ, thì chưa có các sản phẩm và dịch vụ thông tin chuyên sâu, hiện đại. Phần lớn các thư viện đang cung cấp tài liệu in ấn và dịch vụ cơ bản là mượn tài liệu. Việc tra cứu mới chỉ dừng lại ở tra cứu thư mục. Nguồn tài liệu số cịn rất hạn chế. Có thể nói với sự phát triển của internet và các thiết bị di động, bạn đọc muốn khai thác tài nguyên thông tin của thư viện ở mọi lúc mọi nơi. Nhưng với thực trạng hiện tại của thư viện đại học như đã nêu sẽ làm hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc. Điều này dẫn đến người dùng tin trong các trường đại học phải sử dụng các nguồn tin trên internet để phục vụ việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

Thực tế cho thấy, đã có một số sản phẩm và dịch vụ của thư viện đã triển khai và có chất lượng tốt, ví dụ như các cơ sở dữ liệu điện tử theo chuyên đề, tuy nhiên người dùng tin lại ít sử dụng. Một trong những nguyên nhân tác giả tìm hiểu được là bạn đọc khơng có thơng tin về các sản phẩm và dịch vụ này của thư viện. Điều này có thể khẳng định rằng các thư viện chưa tích cực quảng bá, thơng tin đến

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

dịch vụ tốt, nhưng bạn đọc vẫn khơng sử dụng. Và tình trạng khơng đáp ứng được nhu cầu tin của người dùng tin vẫn diễn ra, cho dù thư viện đã cố gắng bổ sung tài liệu và xây dựng các dịch vụ phục vụ người dùng tin.

Một trong những hạn chế của các thư viện đại học hiện nay là không nắm rõ nhu cầu tin của bạn đọc mình đang phục vụ. Các thư viện chỉ đang đơn thuần dựa vào các lĩnh vực đào tạo trong một trường đại học để tiến hành bổ sung tài liệu, mà khơng có một nghiên cứu cụ thể và thường xun về nhu cầu tin của bạn đọc. Điều này dẫn đến có tài liệu bổ sung, nhưng không trúng vào mục tiêu mà người dùng tin cần. Thực tế diễn ra là tài liệu bổ sung mới vẫn có, nhưng người dùng tin vấn đói tài liệu phục vụ cho mục đích giảng dạy, học tập và nghiên cứu của mình. Cơng tác thống kê số liệu và nhận thông tin phản hồi từ phía người sử dụng thư viện cịn chưa được chú trọng đúng mức. Công tác khảo sát nhu cầu tin và ý kiến đánh giá của người dùng tin về các dịch vụ khơng được tiến hành thường xun (chỉ có một số thư viện chú trọng hoạt động này). Do đó thư viện thiếu thơng tin đánh giá chất lượng dịch vụ thơng tin - thư viện để có hướng cải tiến và phát triển.

Hiện nay, các thư viện chưa có những tiêu chuẩn kiểm định chất lượng sản phẩm và dịch vụ thơng tin thư viện, vì vậy các thư viện cũng chưa dứt khoát, quyết liệt trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của đơn vị.

Những phân tích hạn chế trên có thể thấy các thư viện đại học đang đứng trước những thách thức lớn đối với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học căn bản và tồn diện. Cần phải có những giải pháp cụ thể để giúp các thư viện đại học đáp ứng được tốt nhất nhu cầu thông tin trong trường đại học.

2.4. Nhận xét về nhu cầu tin của ngƣời dùng tin và khả năng đáp ứng của thƣ viện các trƣờng đại học ở Hà Nội viện các trƣờng đại học ở Hà Nội

2.4.1. Những ƣu điểm

Nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội nhìn chung đa dạng, phong phú về nhiều lĩnh vực, và có xu hướng gắn với ngành học, ngành nghề đang cơng tác. Thêm vào đó, nhu cầu này ngày càng rộng và có tính chun sâu.

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

Nhu cầu tin của người dùng tin được thể hiện ở nhiều mức độ cũng như nội dung khác nhau. Các nhóm người dùng tin khác nhau lựa chọn các nhu cầu tin tương ứng khác nhau phù hợp với mục đích học tập hoặc nghiên cứu. Nhóm người dùng tin là người học có nhu cầu tin tương đối sát với chuyên ngành được đào tạo, hình thức tài liệu tập trung chủ yếu là giáo trình, sách chuyên ngành, sách tham khảo. Nhóm người dùng tin là cán bộ, giảng viên có nhu cầu tin sát với chuyên ngành giảng dạy, nghiên cứu, hình thức tài liệu tập trung chủ yếu là sách tham khảo, báo, tạp chí chuyên ngành…

Nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài của người dùng tin tương đối nhiều và có xu hướng ngày càng gia tăng, nhu cầu sử dụng các dịch vụ thơng tin hiện đại có xu hướng phát triển.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhu cầu tin ở các dịch vụ mượn sách giáo trình và tài liệu tham khảo chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này cho thấy, người dùng tin tới thư viện chú trọng các hoạt động học tập, nghiên cứu. Đây là nhu cầu mang tính thường xuyên, ổn định, các thư viện cần tiếp tục phát huy khả năng đáp ứng tối đa và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người dùng tin.

2.4.2. Những hạn chế

Nhu cầu tin chưa bền vững, vẫn cịn mang tính bột phát, thụ động, mang tính thời điểm. Thường người dùng tin là người học chỉ có nhu cầu tin khi có lịch học, lịch thi theo tiến trình học tập. Vì vậy, việc kích thích và phát triển nhu cầu tin tiềm ẩn là hoàn toàn cần thiết.

Người dùng tin chưa đưa ra được những yêu cầu tin chính xác khi có nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện các trường đại học ở hà nội (Trang 121 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)