9. Cấu trúc luận văn
2.4. Nhận xét về nhu cầu tin của ngƣời dùng tin và khả năng đáp ứng của
2.4.1. Những ƣu điểm
Nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội nhìn chung đa dạng, phong phú về nhiều lĩnh vực, và có xu hướng gắn với ngành học, ngành nghề đang cơng tác. Thêm vào đó, nhu cầu này ngày càng rộng và có tính chun sâu.
Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết
Nhu cầu tin của người dùng tin được thể hiện ở nhiều mức độ cũng như nội dung khác nhau. Các nhóm người dùng tin khác nhau lựa chọn các nhu cầu tin tương ứng khác nhau phù hợp với mục đích học tập hoặc nghiên cứu. Nhóm người dùng tin là người học có nhu cầu tin tương đối sát với chuyên ngành được đào tạo, hình thức tài liệu tập trung chủ yếu là giáo trình, sách chuyên ngành, sách tham khảo. Nhóm người dùng tin là cán bộ, giảng viên có nhu cầu tin sát với chuyên ngành giảng dạy, nghiên cứu, hình thức tài liệu tập trung chủ yếu là sách tham khảo, báo, tạp chí chuyên ngành…
Nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài của người dùng tin tương đối nhiều và có xu hướng ngày càng gia tăng, nhu cầu sử dụng các dịch vụ thơng tin hiện đại có xu hướng phát triển.
Kết quả khảo sát cho thấy, nhu cầu tin ở các dịch vụ mượn sách giáo trình và tài liệu tham khảo chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này cho thấy, người dùng tin tới thư viện chú trọng các hoạt động học tập, nghiên cứu. Đây là nhu cầu mang tính thường xuyên, ổn định, các thư viện cần tiếp tục phát huy khả năng đáp ứng tối đa và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người dùng tin.
2.4.2. Những hạn chế
Nhu cầu tin chưa bền vững, vẫn cịn mang tính bột phát, thụ động, mang tính thời điểm. Thường người dùng tin là người học chỉ có nhu cầu tin khi có lịch học, lịch thi theo tiến trình học tập. Vì vậy, việc kích thích và phát triển nhu cầu tin tiềm ẩn là hoàn toàn cần thiết.
Người dùng tin chưa đưa ra được những yêu cầu tin chính xác khi có nhu cầu tin chuyên sâu, do đó khó xác định yêu cầu tin. Công tác tập huấn, hướng dẫn người dùng tin nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng tại các thư viện còn chưa được tổ chức thường xuyên, kịp thời nên đông đảo người dùng tin chưa hiểu rõ cách thức sử dụng, khai thác các sản phẩm và dịch vụ thông tin một cách hiệu qủa.
Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết
cũng không địi hỏi gay gắt, họ khơng đưa ra những phản hồi cụ thể, do đó chưa tạo được sức ép cần thiết đối với các thư viện. Mặt khác, trình độ và kỹ năng khai thác các sản phẩm và dịch vụ thông tin của người dùng tin chưa cao nên cũng ảnh hưởng tới việc tiếp cận được yêu cầu tin chính xác.
Nhiều đối tượng người dùng tin có nhu cầu tin khơng thường xun, chỉ lên thư viện vào mùa thi, lúc đó thư viện cũng khơng đủ vốn tài liệu để phục vụ, nên khi nhận kết quả từ chối của thư viện, họ cùng mất dần thói quen lên thư viện để tra tìm tài liệu và khai thác thơng tin.
Nhiều tài liệu có chất lượng, hàm lượng khoa học cao, nhưng là tài liệu bằng tiếng nước ngồi, nên khơng được nhiều người dùng tin sử dụng. Do trình độ ngoại ngữ của người dùng tin nhìn chung cịn hạn chế.
2.4.3. Nguyên nhân
Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu tin của người dùng tin là hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện tại các trung tâm thông tin trên địa bàn Hà Nội chưa cao. Các trung tâm thông tin - thư viện chưa có những hoạt động mang tính định hướng người dùng tin, chưa có chiến lược phát triển lâu dài đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc đáp ứng nhu cầu tin, kích thích nhu cầu tin phát triển.
Lứa tuổi cũng có sự ảnh hưởng sâu sắc tới nội dung nhu cầu tin. Thư viện các trường đại học ở Hà Nội có người dùng tin chủ yếu là sinh viên, học viên. Nhóm người dùng tin này có nhu cầu sử dụng, khai thác thông tin theo hướng hiện đại. Hơn nữa, trong điều kiện công nghệ thông tin tác động vào mọi mặt đời sống như hiện nay, họ bị tác động, chi phối bởi nhiều yếu tố khác. Nhiều người dùng tin đến thư viện sử dụng máy tính vào các hoạt động giải trí, thư giãn. Nhiều người dùng tin không tới thư viện nhưng cũng bị tác động bởi các hoạt động khác có sức thu hút hơn như vui chơi, khám phá… Điều này ảnh hưởng tới việc người dùng tin sẽ thụ động trong việc khai thác, tìm kiếm thơng tin, họ chỉ chủ động đến thư viện, có nhu cầu tin khi bước vào các đợt kiểm tra, thi kết thúc mơn học. Trong khi đó nhóm người dùng tin là cán bộ, lãnh đạo, nhà quản lý, giảng viên ở lứa tuổi cao hiện
Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết
nay vẫn sử dụng nhiều phương thức tìm kiếm mang tính chất truyền thống. Thơng tin mà nhóm người dùng tin này sử dụng thường là những thơng tin mang tính tổng hợp, cơ đọng, súc tích phục vụ có hiệu quả cho cơng tác quản lý, nghiên cứu và giảng dạy. Họ có thể sử dụng nhiều phương thức tìm kiếm thơng tin, bởi họ ln quan tâm đến hiệu quả tìm tin hơn là sử dụng một loại tìm kiếm nhất định. Tuy nhiên, với thực tế về lứa tuổi ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng, khai thác thông tin như vậy, các thư viện hiện nay chưa có những chính sách hoạt động nhằm thu hút nhu cầu tin. Thư viện chưa tạo được sức hút với bạn đọc, chưa quảng bá ấn tượng các sản phẩm và dịch vụ thơng tin. Nên khó có thể thu hút đơng đảo người dùng tin tới thư viện. Thư viện cũng chưa xây dựng được những sản phẩm và dịch vụ thông tin đặc thù phù hợp cho đối tượng là cán bộ/giảng viên nên nhu cầu tin của họ cũng bị hạn chế.
Công tác phục vụ người dùng tin tại các thư viện nhìn chung chưa sáng tạo, chưa có nhiều biện pháp tuyên truyền, giới thiệu nguồn lực thông tin của thư viện. Các tủ sách trưng bày, giới thiệu tài liệu mới tại nhiều thư viện không được thay thế thường xun, khơng mang tính cập nhật. Chưa tổ chức được các hoạt động giao lưu giữa thư viện và người dùng tin, qua đó giúp người dùng tin có thơng tin về nguồn lực thơng tin của thư viện, tạo tính thân thiện của thư viện với người dùng tin, thư viện cũng có những góc tiếp cận để nắm bắt nhu cầu tin, xây dựng nên những sản phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp, kích thích nhu cầu tin phát triển.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, cũng có những vấn đề cần sự thay đổi, thích nghi chưa được thực hiện, do đó tác động trực tiếp tới nhu cầu tin của người dùng tin. Thực tế các trường đại học ở Hà Nội hiện nay hầu hết áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Nhìn chung, việc chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang tín chỉ mới được thực hiện, các cơ sở đào tạo còn gặp nhiều khó khăn trong q trình triển khai. Cùng với q trình đó là áp dụng và chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, với phương thức đào tạo mới này, nhiều giảng viên chưa thực sự nắm rõ về cách thức tổ chức, triển khai
Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết
thích người học tự học, chủ động trong học tập, nghiên cứu, nên việc định hướng các hoạt động này của giảng viên tới sinh viên còn mơ hồ, chưa sát sao, chưa nghiêm túc. Qua đó sinh viên chưa cũng chưa ý thức được nhiệm vụ học tập của mình, chưa có ý thức trong việc tự giác học tập, nghiên cứu để tích lũy kiến thức cho bản thân. Vì vậy, nhu cầu tin của họ cũng hạn chế, và bị động.
Nhiều nguồn tài liệu nước ngoài mặc dù chưa thực sự phong phú, đa dạng, nhưng với số lượng tài liệu đó vẫn chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả, do người dùng tin gặp trở ngại về ngoại ngữ. Trình độ ngoại ngữ của người dùng tin trên địa bàn Hà Nội nhìn chung thấp (chỉ một số cơ sở đào tạo ngoại ngữ, người dùng tin có khả năng sử dụng tốt tài liệu nước ngoài), nên ảnh hưởng tới khả năng khai thác và tận dụng các nguồn tin có giá trị.
Nhìn chung dưới sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội luôn phát triển và biến đổi khơng ngừng. Điều đó địi hỏi nhu cầu tin được đáp ứng ở mức độ ngày càng cao, đồng thời khi thỏa mãn ở mức độ cao, với thói quen sử dụng những phương tiện hiện đại, nhu cầu tin lại càng phát triển phong phú và đa dạng hơn. Chính vì vậy, nghiên cứu nhu cầu tin không thể tách rời việc nghiên cứu các biện pháp và hình thức thỏa mãn, kích thích nhu cầu tin của người dùng tin.