Tiểu kết chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện các trường đại học ở hà nội (Trang 130)

9. Cấu trúc luận văn

2.5. Tiểu kết chƣơng 2

Qua những số liệu khảo sát và phân tích cụ thể, nội dung chương 2 trình bày đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của các thư viện. Qua đó đưa ra một số nhận xét đánh giá về mức độ thỏa mãn và hoạt động của các thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin.

Nhìn chung đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin thường đa dạng cả về nội dung và hình thức. Nhu cầu tin ngày càng gia tăng với mức độ phức tạp hơn và mong muốn được đáp ứng tối đa nhu cầu của mình về mọi mặt. Đó là nội dung tài liệu, loại hình tài liệu, ngôn ngữ tài liệu, các sản phẩm và dịch vụ khi thư viện đưa ra phục vụ người dùng tin…đến các nhu cầu về tập quán sử dụng, khai thác thông

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

tin làm sao có thể thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả chất khi người dùng tin sử dụng khai thác thông tin. Đối tượng cán bộ/giảng viên, người làm công tác quản lý thường cần nhiều thơng tin có hàm lượng khoa học cao, có tính chun sâu và chọn lọc hơn so với nhóm đối tượng là người học. Và với trình độ, năng lực cao, khả năng ngoại ngữ tốt, nhóm đối tượng này cũng có nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu phong phú và đa dạng hơn so với người học. Cả hai đối tượng người dùng tin có những thói quen khai thác và sử dụng thông tin tương đồng nhau. Những sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại chiếm tỷ lệ cao trong nhu cầu của người dùng tin.

Về khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội, tác giả đưa ra các yếu tố cơ bản trong hoạt động của mỗi thư viện.

Về chính sách, các thư viện ln có chính sách tăng cường phát triển hoạt động, đề ra những mục tiêu, kế hoạch cụ thể cho hoạt động của thư viện. Đi vào những chính sách cụ thể là hướng tới các đối tượng người dùng tin khác nhau. Ln xây dựng những chính sách hỗ trợ người dùng tin một cách tối đa.

Với vốn tài liệu khá đa dạng và phong phú cả về truyền thống và hiện đại, đã đáp ứng được nhu cầu tin ở mức cơ bản. Tuy nhiên, để tăng cường vốn tài liệu hơn nữa, cần có sự hợp tác chia sẻ thông tin, điều các thư viện hầu như chưa thực hiện. Các thư viện cần thực hiện hoạt động này, bởi nó là giải pháp, xu thế tất yếu trong hoạt động thư viện hiện nay.

Yếu tố về con người, đội ngũ chuyên gia thông tin tại các thư viện nhìn chung đã được đào tạo tốt các khâu nghiệp vụ chuyên môn, tuy nhiên cần nâng cao khả năng phục vụ bạn đọc hơn nữa. Yêu cầu với cán bộ thư viện trong bối cảnh hiện nay ngày càng cao, đòi hỏi được trang bị thêm nhiều kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, cùng kỹ năng mềm, điều này cần được sự quan tâm từ các ban lãnh đạo, nhưng cũng là sự chủ động, ý thức tự nâng cao trình độ, khả năng của mỗi cá nhân.

Các yếu tố như hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thơng, áp dụng chuẩn nghiệp vụ nhìn chung được đầu tư cơ bản, áp dụng đầy đủ, đã đáp ứng hầu hết các khâu nghiệp vụ chuyên môn. Tuy nhiên cần sự đồng bộ về hạ tầng giữa các thư

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

viện, sự thống nhất trong việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ để tiến tới việc hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin.

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin phần nào thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin. Tuy nhiên, các sản phẩm và dịch vụ hiện đại, chuyên sâu cịn ít, chưa được đánh giá cao. Điều này ảnh hưởng tới nhu cầu tin ngày càng đa dạng, phức tạp của người dùng tin. Cần tăng cường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ hơn nữa.

Kinh phí là yếu tố quan trọng, nhưng thực tế nguồn kinh phí được cấp là rất thấp so với nhu cầu thực tế. Đây là khó khăn lớn với hầu hết các thư viện hiện nay.

Nhìn chung, qua khảo sát và phân tích các yếu tố đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu tin của các thư viện, có thể thấy so với nhu cầu tin gia tăng không ngừng, các thư viện đã phần nào thỏa mãn được nhu cầu tin của người dùng tin, tuy nhiên khả năng đáp ứng của các thư viện còn hạn chế. Mặc dù người dùng tin có nhu cầu tin đa dạng, phong phú về nhiều ngành nghề, lĩnh vực, nhu cầu tin gia tăng không ngừng và luôn phát triển là những ưu điểm nổi bật. Song bên cạnh đó, là những hạn chế về tính thụ động trong nhu cầu tin, người dùng tin chưa đưa ra những yêu cầu chính xác, và chủ động. Kỹ năng, trình độ khai thác sản phẩm và dịch vụ chưa cao nên cũng ảnh hưởng tới sự thỏa mãn nhu cầu tin…Vì vậy để nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng, các thư viện cần có những giải pháp, kế hoạch cụ thể vào từng yếu tố, và cần phải thực hiện một cách đồng bộ. Có như vậy mới tăng cường chất lượng hoạt động, đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu tin của mỗi thư viện.

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THỎA MÃN NHU CẦU TIN

CHO NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VIỆN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI

3.1. Nhóm giải pháp phát triển nguồn lực thơng tin 3.1.1. Xây dựng chính sách bổ sung tài liệu

Cần xây dựng chính sách hoạch định lâu dài cho việc phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện. Chính sách sẽ giúp các cơ quan thơng tin - thư viện có được một chương trình tổ chức, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ một cách tồn diện, tổng thể, có tầm chiến lược để có những căn cứ khoa học, thực tiễn cho việc hoạch định các giải pháp cụ thể về tổ chức triển khai xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện. Thông qua việc xây dựng chính sách lâu dài này, việc xây dựng chính sách bổ sung tài liệu phải được thực hiện song hành và cụ thể. Bởi đây sẽ là nguồn vốn tạo ra các sản phẩm có chất lượng, phù hợp với nhu cầu tin của người dùng tin.

Việc bổ sung vốn tài liệu cần đảm bảo các tiêu chí cơ bản như số lượng đủ lớn, phong phú về loại hình, đảm bảo về chất lượng, phù hợp với nhu cầu người dùng tin. Khi được bổ sung cần được nhanh chóng đưa vào phục vụ để đảm bảo tính cập nhật, kịp thời. Đây là khâu đầu tiên trong chu trình hoạt động thơng tin - tư liệu, vì vậy, nó có ảnh hưởng, tác động tới các quy trình phía sau của tồn bộ hoạt động. Để làm được điều này, các thư viện cần có sự cân nhắc, lựa chọn và nghiên cứu kỹ lưỡng.

Cần bám sát chức năng, nhiệm vụ cụ thể của thư viện trong từng giai đoạn; nghiên cứu và xác định nhu cầu trước mắt và lâu dài của người dùng tin. Nghiên cứu vốn tài liệu đã có, xác định mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân. Nghiên cứu thực trạng bổ sung trong những năm qua, đề xuất những thay đổi cải thiện chất lượng bổ sung… Bên cạnh đó, cần căn cứ vào nguồn kinh phí được cấp để có sự ưu tiên bổ sung giữa các loại hình tài liệu một cách hợp lý…

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

Xây dựng chính sách bổ sung đóng vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động thông tin - thư viện. Chính sách bổ sung tốt mới giúp cho việc phát triển vốn tài liệu của thư viện các trường đại học ở Hà Nội đi đúng hướng, gia tăng số lượng, đảm bảo về chất lượng, đem lại hiệu quả cho hoạt động của mỗi thư viện.

3.1.2. Liên kết, hợp tác giữa các thƣ viện đại học

Các cơ quan thông tin - thư viện đại học là các cơ quan thông tin - thư viện trực thuộc các trường đại học. Do đó đối tượng dùng tin ở đây địi hỏi rất cao đối với thơng tin, tri thức cũng như rất nhạy cảm với các vấn đề kinh tế, xã hội. Phát triển nguồn lực thông tin là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin. Với thực tế hiện nay, việc liên kết, hợp tác giữa các thư viện đại học hiện nay là một xu thế tất yếu của các cơ quan thông tin - thư viện, là giải pháp tăng cường cho hoạt động tăng cường nguồn lực thông tin tại các cơ quan.

Bởi trên thực tế hiện nay, khơng có một cơ quan thơng tin - thư viện đại học nào có đủ tiềm lực để đáp ứng mọi yêu cầu của người dùng tin. Yêu cầu xã hội đối với nguồn nhân lực ngày càng cao, đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp phải có một nền tảng kiến thức khá vững. Cùng với chuyển đời trong phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ. Điều này tất yếu dẫn đến việc sinh viên phải tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu cũng như phải tranh thủ và tận dụng các nguồn tin có thể có để làm giàu kiến thức cho mình. Là một bộ phận gắn bó hữu cơ với trường đại học, các cơ quan thông tin - thư viện đại học khơng thể bỏ qua thực tế tích cực này. Tuy nhiên, do hậu quả của một thời kỳ trì trệ, bản thân mỗi cơ quan thông tin - thư viện đại học khơng thể tự xoay xở để có thể đảm bảo thơng tin cả về chất lượng và số lượng. Trong thời điểm hiện tại, sự phối hợp giữa các cơ quan thông tin - thư viện đại học là biện pháp hữu hiệu để giúp chính họ tăng cường nguồn lực (thông tin, cơ sở vật chất, nghiệp vụ…) và hồn thành nhiệm vụ của mình.

Việc liên kết, hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện là sự tương tác, trao đổi lẫn nhau về nguồn lực thông tin của cơ quan thông tin thư viện này với cơ quan thơng tin thư viện khác. Đó là sự chia sẻ một tập hợp có hệ thống

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

xuất bản phẩm và các vật mang tin khác nhau, tồn tại dưới nhiều hình thức, được lựa chọn phù hợp với tính chất, loại hình và chức năng của cơ quan thơng tin thư viện. Sự hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin sẽ mang lại lợi ích to lớn cho các đối tượng tham gia.

Bên cạnh đó, nếu khơng có sự liên kết, hợp tác lẫn nhau, các cơ quan thông tin - thư viện đại học sẽ dễ bị lạc hậu (do không cập nhật được kip thời những yêu cầu mới về chun mơn cũng như khơng có sức ép về vấn đề hoàn thiện cơ cấu tổ chức, hoạt động). Mối quan hệ và gắn bó mật thiết giữa các thư viện khiến bản thân mỗi thư viện phải ln tự đổi mới để có thể bắt kịp với sự phát triển chung của cả hệ thống. Đó cũng chính là cái đích mà mỗi cơ quan thơng tin - thư viện luôn mong muốn đạt tới.

Hiện nay trong khuôn khổ các thư viện đại học, hầu như chưa có sự liên kết chia sẻ nguồn lực với nhau. Các thư viện chủ yếu hoạt động độc lập, chính vì thế nguồn lực thơng tin ở các thư viện trở nên mất cân đối. Hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin, hệ thống tài liệu ở các thư viện sẽ giúp các thư viện nâng cao tính hiệu quả trong việc xây dựng vốn tài liệu. Cùng với xu thế sự giao thoa giữa các lĩnh vực khoa học đang ngày càng diễn ra rõ nét và sâu sắc. Ranh giới giữa các lĩnh vực này đang bị thu hẹp dần, có nghĩa là thơng tin do chúng sinh ra và thông tin về chúng cũng đang bị biến đổi theo. Các cơ quan thông tin - thư viện đại học thường là các cơ quan thông tin - thư viện khoa học chuyên ngành (theo mục đích đào tạo của các trường đại học), do vậy nguồn tin của mỗi cơ quan đó khó mà thoả mãn được nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên. Nhưng nguồn tin đó sẽ trở nên rất phong phú và đa dạng nếu chúng được kết hợp với nhau để phục vụ các đối tượng khác nhau. Chính vì vậy, việc liên kết, hợp tác giữa các thư viện càng trở nên tất yếu hơn.

Trong thời đại công nghệ thông tin và viễn thông đã phát triển rất mạnh, với năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ trẻ tại các thư viện, đây cũng chính là điều kiện lý tưởng để các cơ quan thơng tin - thư viện đại học có thể xây dựng mạng lưới liên kết. Trước đây, các thư viện cịn gặp nhiều khó khăn về phương tiện lưu trữ,

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

mang tải, về phương tiện vận chuyển, về không gian, thời gian…. đã cản trở các ý tưởng liên kết. Hiện nay, những khó khăn về mặt hạ tầng cơng nghệ thơng tin khơng cịn nhiều đáng kể. Sự thâm nhập sâu sắc của công nghệ thông tin - viễn thông vào các hoạt động thông tin - thư viện đã làm thay đổi cơ bản tổ chức và hoạt động của các cơ quan. Trong điều kiện như vậy, cần tận dụng tối đa khả năng mà các công nghệ mang lại.

Nếu các cơ quan thông tin - thư viện đại học ở Việt Nam nói chung, và các cơ quan thông tin - thư viện đại học ở Hà Nội nói riêng liên kết thành một mạng lưới thì đó sẽ là một lực lượng hùng hậu đáng kể để có thể tham gia vào các mối quan hệ quốc tế. Việc liên kết, hợp tác giữa các thư viện nhằm tạo lên những lợi ích chung, nhưng cũng là để phát triển chính mình, đó là một trong những giải pháp hữu hiệu hàng đầu trong việc phát triển nguồn lực thông tin của các cơ quan.

Hiện nay, việc liên kết, hợp tác giữa các thư viện về chia sẻ nguồn lực thơng tin có thể bằng hình thức như: Phối hợp chia sẻ nguồn dữ liệu thư mục. Đây là hình thức thức chia sẻ phổ biến nhất giữa các cơ quan thông tin - thư viện đại học. Mỗi cơ quan thông tin - thư viện đều có một số lượng biểu ghi nhất định về một lĩnh vực nào đó, sự hợp nhất giữa chúng sẽ tạo nên một ngân hàng dữ liệu cực kỳ phong phú và đa dạng. Chia sẻ các biểu ghi thư mục sẽ giúp các thư viện không phải phân loại và biên mục lại các tài liệu mà thư viện thành viên có, tạo điều kiện xây dựng mục lục liên hợp (điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các thư viện ở Việt Nam). Vì vậy, người dùng tin sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn tài liệu.

Việc liên kết chia sẻ nguồn lực thơng tin có thể thực hiện phối hợp với Liên hiệp Thư viện Việt Nam về bổ sung và chia sẻ các nguồn tin điện tử, đơn vị chủ quản là Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Liên hiệp được thàh lập tháng 12 năm 2004, luc đầu chỉ có 26 thành viên và đến năm 2006 đã có 40 thành viên. Năm đầu tiên “Liên hiệp thư viện Việt Nam về nguồn tin điện tử” được tài trợ kinh phí từ tổ chức INASP; Từ 2010 đến nay Liên hiệp tự đóng góp kinh phí để hoạt động. Các thành viên của Liên hiệp đến từ nhiều hệ thống khác nhau ( Các thư viện thuộc hệ thống thư viện công cộng; Trung tâm Thông tin - Thư viện của các

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

viện nghiên cứu; Trung tâm Thông tin - Thư viện của các trường đại học..) Hiện nay số lượng thành viên ngày một tăng. Đặc biệt nguồn lực thông tin điện tử được đầu tư ngày một “giàu lên” với nhiều gói thơng tin/CSDL có chất lượng cao vì vậy tính hiệu quả hoạt động của nguồn tin điện tử đã thu hút số lượng người dùng tin truy cập ngày một tăng, số bài báo tải về cũng tăng, chi phí bình qn cho một bài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện các trường đại học ở hà nội (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)