Dịch vụ thƣ viện
Mức độ sử dụng
Cán bộ/giảng viên Ngƣời học (SV, HVCH, NCS)
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ Đọc tài liệu tại chỗ 45,7% 53,1% 1,2% 46,3% 46,3% 7,4% Mượn tài liệu
về nhà
25,6% 67,9% 6,4% 31,2% 49,5% 19,4% Tra cứu thông tin
trực tuyến trên máy tính 39,0% 37,7% 23,4% 26,7% 38,4% 34,9% Hỏi đáp tại thư viện 15,8% 55,3% 28,9% 7,1% 32,9% 60,0% Hỏi đáp qua điện
thoại, internet
8,0% 32,0% 60,0% 8,1% 23,3% 68,6% Triển lãm sách 8,3% 34,7% 56,9% 10,8% 36,1% 53,0%
Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết Dịch vụ photo/sao chụp tài liệu 34,2% 40,5% 25,3% 27,3% 31,8% 40,9% Hội nghị bạn đọc 2,9% 35,7% 61,4% 4,7% 25,9% 69,4% Thư mục giới thiệu sách mới 12,5% 37,5% 50,0% 9,5% 28,6% 61,9% Tự tìm tài liệu tại
kho mở
20,8% 48,6% 30,6% 23,0% 32,2% 44,8% Tra cứu trên máy
tính điện tử 36,8% 36,8% 26,3% 29,1% 34,9% 36,0% Dịch vụ thông tin chọn lọc 10,0% 37,1% 52,9% 7,1% 30,6% 62,4% Dịch vụ khác 1,9% 40,4% 57,7% 5,4% 39,2% 55,4%
Dịch vụ đọc tại chỗ được các đối tượng người dùng tin sử dụng một cách tối đa. Cụ thể đối tượng cán bộ/giảng viên 98,8%, đối tượng người học 92%. Tiếp đến là dịch vụ mượn tài liệu về nhà, tỷ lệ 93,6% với đối tượng cán bộ/giảng viên sử dụng, 80,6% với đối tượng người học sử dụng. Qua đó có thể thấy, nhu cầu tin của các nhóm đối tượng khi sử dụng các dịch vụ mượn tài liệu là rất lớn. Đa phần các nhóm người dùng tin sử dụng dịch vụ này cho mục đích học tập, nghiên cứu. Dịch vụ cung cấp tài liệu là dịch vụ cơ bản, thích hợp cho mọi đối tượng người dùng tin tại thư viên các trường đại học. Với dịch vụ đọc tại chỗ, các thư viện hiện nay cũng luôn chú trọng đến không gian nghiên cứu, học tập cho người dùng tin, vì vậy mà, nhiều đối tượng người dùng tin sử dụng dịch vụ này và phát huy được hiệu quả cao. Tuy nhiên, thời gian sử dụng dịch vụ đọc tại chỗ có những mốc quy định và có sự giới hạn về các khung giờ, nên dịch vụ mượn tài liệu về nhà là giải pháp hiệu quả đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng tài liệu của người dùng tin. Các đối tượng người dùng tin, trong quá trình học tập, nghiên cứu thì luôn phải tìm kiếm tài liệu, thông tin đế tham khảo, vì vậy, mà nhóm dịch vụ này chiếm tỷ lệ lớn về mức độ sử dụng dịch vụ của người dùng tin.
Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết
nhóm các dịch vụ người dùng tin có thể dễ dàng sử dụng tại mọi không gian, thời gian, và địa điểm khi có máy tính kết nối mạng. Bởi hầu hết các thư viện trên địa bàn Hà Nội hiện nay đều có những cổng thông tin tra cứu trực tuyến, cho phép người dùng tin truy cập, tìm kiếm dữ liệu nguồn tin của thư viện mình từ xa. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các dịch vụ này là rất lớn. Dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến có 76,7% đối tượng cán bộ/giảng viên sử dụng, 65,1% đối tượng người học sử dụng. Dịch vụ tra cứu trên máy tính điện tử có 73,6% đối tượng cán bộ/giảng viên sử dụng, 64% đối tượng người học sử dụng.
Dịch vụ photo/sao chụp tài liệu cũng được sự quan tâm lớn của các đối tượng người dùng tin. Có 74,7% đối tượng cán bộ/giảng viên, 59,1% đối tượng người học sử dụng dịch vụ này. Hình thức phục vụ này của các thư viện giúp người dùng tin có thấy lấy được thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác mà không mất thời gian chép, tra cứu đối với những tài liệu không cho phép mượn về nhà. Tuy nhiên, với những dạng tài liệu này, các thư viện cũng có những chính sách về việc photo/sao chép tài liệu để đảm bảo quyền lợi của tác giả, cũng như thỏa mãn được nhu cầu tin của người dùng tin.
Một số dịch vụ có sự tương tác trực tiếp giữa người dùng tin và cán bộ thư viện cũng đạt tỷ lệ sử dụng cao. Điển hình như hỏi đáp tại thư viện, hỏi đáp qua điện thoại, internet. Dịch vụ này được sử dụng khi người dùng tin muốn biết rõ thông tin hơn về tài liệu, nguồn tin mình cần tra cứu, hoặc trong quá trình gặp khó khăn, hay cần sự tư vấn, giúp đỡ của cán bộ thư viện khi tìm kiếm tài liệu phục vụ nhu cầu tin. Các thư viện hiện nay, ngày càng chú trọng tới các dịch vụ này. Bởi lẽ cán bộ thư viện sẽ là cầu nối giúp người dùng tin trong việc định hướng, khai thác thông tin một cách hiệu quả, gần nhất với nhu cầu tin của mình. Không chỉ vậy, cán bộ thư viện còn là kênh tác động, phát triển nhằm làm tăng cường nhu cầu tin của người dùng tin.
Các nhóm dịch vụ như triển lãm sách, hội nghị bạn đọc luôn được người dùng tin quan tâm. Những dịch vụ này thường được tổ chức định kỳ, theo những
Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết
nội dung được chuẩn bị sẵn từ phía thư viện. Dịch vụ triển lãm sách có 43% đối tượng người dùng tin là cán bộ/giảng viên, 46,9% đối tượng người dùng tin là người học quan tâm sử dụng. Dịch vụ này các thư viện thường trưng bày những cuốn sách hay theo từng chủ đề, nội dung để giới thiệu tới người dùng tin. Thông thường dịch vụ này tổ chức qua cách trưng bày sách ở các tủ sách. Những sách được giới thiệu để trưng bày triển lãm có thể phù hợp với thời gian diễn ra các sự kiện, hoạt động của nhà trường. Nhu cầu về loại hình dịch vụ này được cả đối tượng là bạn đọc, và cán bộ/giảng viên quan tâm cao, cũng là sự thể hiện sức thu hút của dịch vụ, và các cơ quan thư viện hiện nay ngày càng chú trọng hơn trong công tác quảng bá, tuyên truyền giới thiệu vốn tài liệu phong phú đa dạng của thư viện mình.
Nhìn chung, các thư viện đại học ở Hà Nội hiện nay ngày càng chú trọng hơn trong công tác tổ chức, phát triển các dịch vụ thông tin - thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng và khai thác thông tin của người dùng tin. Các thư viện ngày càng chú ý hơn trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ và tạo ra các dịch vụ thông tin - thư viện mới, phù hợp với nhu cầu tin để nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt là trong khâu phục vụ bạn đọc.
2.1.5. Tập quán sử dụng, khai thác thông tin
Tập quán sử dụng thông tin của người dùng tin là những thói quen tìm kiếm sử dụng thông tin của người dùng tin. Tìm hiểu, nắm vững tập quán, thói quen sử dụng thông tin là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu nhu cầu tin, khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội.
Thời gian dành cho việc tìm kiếm và sử dụng thông tin:
Thời gian là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trong việc khai thác và sử dụng thông tin của người dùng tin. Mỗi một đối tượng người dùng tin có những quỹ thời gian khác nhau, họ sử dụng thời gian rỗi vào nhiều mục đích khác nhau, và đối với việc đọc tài liệu có những sự đầu tư nghiên cứu khác nhau.
Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết