Nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại thƣ viện các trƣờng đại họ cở Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện các trường đại học ở hà nội (Trang 62)

9. Cấu trúc luận văn

2.1. Nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại thƣ viện các trƣờng đại họ cở Hà Nội

2.1.1. Nhu cầu về nội dung tài liệu

Nội dung thơng tin là thành phần cơ bản nhất khi tìm hiểu nhu cầu tin của người dùng tin. Các trường đại học ở Hà Nội đào tạo nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Từ khoa học xã hội và nhân văn, Khoa học ứng dụng, Khoa học kỹ thuật, Khoa học kinh tế, Khoa học Y dược, Khoa học tự nhiên… Theo đó, thư viện các trường đại học sẽ xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin tương ứng, phù hợp với đặc thù ngành nghề, lĩnh vực mà trường đang đào tạo. Với mỗi nhóm đối tượng người dùng tin là cán bộ, giảng viên và người học tại các trường đại học đó, nhu cầu tin sẽ hết sức đa dạng và phong phú.

Tuy nhiên, tùy từng đối tượng khác nhau, sẽ có những nhu cầu nội dung thông tin/tài liệu về từng lĩnh vực khác nhau.

Bảng 1: Nội dung tài liệu người dùng tin quan tâm

Nội dung/ lĩnh vực

Mức độ quan tâm

Cán bộ/giảng viên Ngƣời học (SV, HVCH, NCS)

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ Khoa học Xã hội và Nhân văn 55.8% 35.1% 9.1% 29.9% 52.9% 17.2% Khoa học Ứng dụng 26.5% 67.6% 5.9% 34.4% 48.8% 16.3% Khoa học Kỹ thuật 26.1% 53.6% 20.3% 36.0% 37.2% 26.7%

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết Khoa học Kinh tế 25.0% 61.8% 13.2% 18.4% 49.4% 32.2% Khoa học Y Dược 13.6% 57.6% 28.8% 11.1% 33.3% 55.6% Khoa học Tự nhiên 22.4% 55.2% 22.4% 17.9% 54.8% 27.4% Lĩnh vực khác 9.1% 67.3% 23.6% 22.7% 62.7% 14.7% Kết quả khảo sát đưa ra tại bảng 1 cho ta thấy đối tượng là cán bộ/giảng viên và đối tượng là người học đều có mức độ quan tâm về hầu hết các lĩnh vực.

Với nhóm đối tượng người dùng tin là cán bộ/giảng viên, lĩnh vực thông tin được quan tâm nhiều nhất là khoa học xã hội và nhân văn, với mức độ quan tâm thường xuyên là 55,8%, và thỉnh thoảng là 35,1%. Tiếp đến là sự quan tâm đồng đều về nội dung thông tin ở các lĩnh vực là khoa học ứng dụng, khoa học kỹ thuật, khoa học kinh tế và khoa học tự nhiên với mức độ quan tâm thường xuyên tương ứng là 26,5%, 26,1%, 25,0%, 22,4%. Khoa học y dược là lĩnh vực thơng tin có sự quan tâm khơng được nhiều, chỉ đạt 13,6% ở mức độ quan tâm thường xuyên. Tuy nhiên, nhìn chung các lĩnh vực mà cán bộ/giảng viên quan tâm là tương đối đồng đều. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật, ứng dụng được quan tâm nhiều nhất bởi nó rất quan trọng đối với cán bộ/giảng viên trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Nhóm người dùng tin này ngồi những thơng tin phục vụ cho chuyên ngành giảng dạy, nghiên cứu, sẽ luôn quan tâm đến thông tin khoa học xã hội… để tham khảo, trao dồi kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã hội và vốn hiểu biết của mình, hịa nhập cùng thế giới. Nắm bắt được những thông tin kinh tế, xã hội những cán bộ là nhà quản lý sớm đưa ra được những quyết sách, những định hướng, giải pháp chiến lược thích hợp cho cơng tác hoạch định chính sách, xây dựng và điều hành mọi kế hoạch hoạt động trong cơ quan, đơn vị một cách thuận lợi và chủ động.

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

học. Do vậy, nhu cầu tin của họ cần nhiều thơng tin có tính chất chun ngành, tương ứng với các lĩnh vực theo khảo sát ở bảng trên. Bên cạnh đó, họ ln phải cập nhật những thông tin liên quan đến các vấn đề quản lý như khoa học xã hội và nhân văn…để có một cái nhìn khoa học, đầy đủ và tồn diện hơn nhằm phục vụ công tác quản lý, đào tạo.

Với nhóm người dùng tin là người học (bao gồm sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh): đây là nhóm người dùng tin có nhiệm vụ chính là học tập nên nhu cầu tin về lĩnh vực thơng tin chun ngành mình đang học tập là rất lớn. Do Hà Nội là khu vực có các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực về hầu hết các ngành, lĩnh vực nên lĩnh vực thông tin mà đối tượng người dùng tin là người học quan tâm là tương đối đồng đều ở hầu hết các lĩnh vực.

Lĩnh vực thông tin được quan tâm nhiều nhất là khoa học kỹ thuật, với mức độ quan tâm thường xuyên là 36,0%. Tiếp đến là khoa học ứng dụng và khoa học xã hội và nhân văn, mức độ quan tâm thường xuyên tương ứng là 34,4% và 29,9%. Đây là nhóm các lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất. Là sự thể hiện nhu cầu tin của người dùng tin, nhưng cũng là sự phản ánh nhu cầu của xã hội. Khi mà hiện nay khoa học kỹ thuật, ứng dụng ngày càng được chú trọng. Ở tất cả các lĩnh vực, khi nghiên cứu tìm hiểu một vấn đề, cần có sự kiểm chứng, con số thực tế để bảo vệ luận điểm, vì vậy dù người dùng tin nghiên cứu chuyên sâu ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần những nhu cầu tin về khoa học kỹ thuật, khoa học ứng dụng để hỗ trợ cho cơng tác học tập, nghiên cứu đó.

Hầu hết các lĩnh vực khác có mức độ quan tâm thỉnh thoảng tương đối cao. Cụ thể như khoa học tự nhiên. Đây là nhóm lĩnh vực mà hầu hết sinh viên đều được học các môn đại cương, và thường ở các năm đầu, năm thứ hai nên mức độ quan tâm ở mức thỉnh thoảng và nhu cầu tin chiếm đến 54,8%.

Khoa học kinh tế, khoa học y dược và khoa học tự nhiên cũng nằm trong nhóm nhu cầu tin được quan tâm nhưng nhu cầu tin ở mức thường xuyên không nhiều, chỉ từ 11% đến 18%. Tuy nhiên, mức độ quan tâm thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ cao, từ 33% đến 55%.

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

Ngoài những nội dung tài liệu về các ngành nhóm người dùng tin được đào tạo, tương ứng với lĩnh vực thông tin mà người dùng tin quan tâm, thì nhu cầu tin về lĩnh vực khác cũng được người dùng tin tham khảo. Mức độ quan tâm thường xuyên ở lĩnh vực khác chiếm 22,7%. Đây là lĩnh vực thông tin hỗ trợ cho người dùng tin không chỉ trong hoạt động học tập, nghiên cứu mà cịn là thư giãn, giải trí.

Nhìn chung nhu cầu tin của hai đối tượng về tất cả các lĩnh vực tài liệu là tương đối đồng đều. Nội dung nhu cầu tin của các nhóm đối tượng chủ yếu là những tài liệu thuộc chuyên ngành họ quản lý, đảm nhiệm giảng dạy, nghiên cứu … đối với cán bộ quản lý và học tập, nghiên cứu đối với người học. Sự đồng đều về mức độ quan tâm hầu hết các lĩnh vực phản ánh sự phân bố về lĩnh vực đào tạo của các cơ sở đào tạo rộng khắp ở Hà Nội, và cũng là sự phản ánh nhu cầu của xã hôi hiện nay. Sự chênh lệch về một số lĩnh vực có sự quan tâm nhiều và thường xuyên cũng là điều dễ hiểu đối với vai trị quan trọng của lĩnh vực đó đối với tất cả các lĩnh vực chuyên môn khác… Đây là sự phản ánh thực tế về nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện các trường đại học là tương đối đa dạng và phong phú.

2.1.2. Nhu cầu về loại hình tài liệu

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động và làm thay đổi tới mọi mặt của đời sống xã hội. Sự tác động trong lĩnh vực thông tin - thư viện được thể hiện rõ khi các loại hình tài liệu ngày càng đa dạng và phong phú cả về mặt nội dung và hình thức của tài liệu.

Trong giai đoạn hiện nay, với sự đổi mới giáo dục đại học, chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, nhu cầu tin của người dùng tin ngày càng cao hơn, kèm theo là sự phong phú và đa dạng. Những thông tin được khai thác theo nhiều phương thức và ở nhiều loại hình khác nhau. Và với mỗi nhóm người dùng tin có mục đích và nhu cầu khác nhau nên việc lựa chọn tài liệu phục vụ cho nhu cầu của họ cũng khác nhau. Tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội, nhu cầu về loại hình tài liệu của các đối tượng người dùng tin là như vậy.

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

Bảng 2: Nhu cầu về loại hình tài liệu của người dùng tin

Loại hình tài liệu

Mức độ sử dụng

Cán bộ/giảng viên Ngƣời học (SV, HVCH, NCS)

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ Sách tham khảo 77.9% 22.1% 0% 67.4% 30.4% 2.2% Báo, tạp chí 60.8% 38.0% 1.3% 51.1% 44.6% 4.3% Cơng trình NCKH 37.3% 45.3% 17.3% 14.5% 49.4% 36.1% Kỷ yếu khoa học 27.1% 57.1% 15.7% 6.2% 32.1% 61.7% Luận án 30.6% 54.2% 15.3% 14.3% 45.2% 40.5% Luận văn 30.7% 54.7% 14.7% 15.7% 43.4% 41.0% Khóa luận 31.3% 47.8% 20.9% 17.5% 40.0% 42.5% Giáo trình, bài giảng 58.1% 35.1% 6.8% 72.7% 19.3% 8.0%

Tài liệu tra cứu 38.9% 44.4% 16.7% 49.4% 31.8% 18.8% Loại hình tài liệu

khác

22.2% 55.6% 22.2% 13.7% 64.4% 21.9%

Kết quả khảo sát đưa ra tại bảng 2 cho thấy việc sử dụng các loại hình tài liệu tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội có sự khác nhau về các loại hình tài liệu cũng như khác nhau giữa 02 nhóm bạn đọc là cán bộ/giảng viên và người học.

 Đối với nhóm người dùng tin là cán bộ/giảng viên:

Loại hình tài liệu được quan tâm sử dụng nhiều nhất với mức độ thường xuyên là sách tham khảo (77,9%). Tiếp đến là báo, tạp chí (60,8%), giáo trình, bài giảng (58,1%). Đây là số liệu thể hiện mức độ sử dụng các loại hình tài liệu là rất lớn và ở mức độ thường xuyên. Điều này phù hợp với đặc điểm của nhóm đối tượng

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

là cán bộ/giảng viên. Khi nhu cầu sử dụng những tài liệu này thường là phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Đó là những mục tiêu quan trọng đầu tiên trong mơi trường giáo dục đại học của nhóm đối tượng. Sách tham khảo, sách giáo trình, bài giảng cũng là một dạng tài liệu truyền thống, dễ sử dụng nên nhu cầu về loại hình tài liệu này chiếm một tỉ lệ lớn.

Báo, tạp chí là những loại hình tài liệu xét về mặt “dung lượng” thì ít hơn so với sách, nhưng thơng tin của loại hình tài liệu này thường đảm bảo về tính thời sự (báo), tính mới trong nghiên cứu (sách) nên thu hút được sự quan tâm sử dụng với nhu cầu lên tới 60,8% ở mức độ thường xuyên, và tới 38,0% ở mức độ thỉnh thoảng. Loại hình tài liệu này cung cấp những thơng tin thời sự, văn hóa - xã hội, khoa học nóng hổi, phục vụ đắc lực cho nhu cầu nghiên cứu khoa học của cán bộ/giảng viên, đặc biệt là thông tin trên các tạp chí chun ngành. Bên cạnh đó, loại hình tài liệu này còn làm thỏa mãn nhu cầu về thơng tin và giải trí của người dùng, đối với các báo, tạp chí phổ cập.

Như đã nói ở trên, nhóm đối tượng là cán bộ/giảng viên thường là cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng viên giảng dạy các mơn học chun ngành việc tìm kiếm đến các loại sách giáo trình, sách tham khảo phục vụ cho mục đích giảng dạy, nghiên cứu là tất yếu. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp của họ. Các loại sách giáo trình, sách tham khảo là nền tảng cơ bản để nhóm người dùng tin này xây dựng nên những bài giảng cho sinh viên, học viên và đó cũng là loại hình tài liệu mà nhóm đối tượng người học ln hướng tới để tham khảo, và sử dụng trong quá trình học tập.

Nhu cầu về sử dụng những dạng tài liệu có hàm lượng chất xám cao, chất lượng cũng chiếm một tỷ lệ lớn ở mức độ thường xuyên và tương đối đồng đều. Cụ thể: Cơng trình nghiên cứu khoa học (37,3%), kỷ yếu khoa học (27,1%), luận án (30,6%), luận văn (30,7%), tài liệu tra cứu (38,9%). Những dạng tài liệu này chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy của nhóm đối tượng. Tuy nhiên, những dạng tài liệu ở mức độ sử dụng thỉnh thoảng của người dùng tin cũng chiếm một tỷ lệ lớn trung bình từ 45%-54%, và ở mức độ chưa sử dụng chiếm tỷ lệ

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

trung bình từ 14%-16%. Mức độ sử dụng này của người dùng tin một phần là do sự chưa đáp ứng được hết nhu cầu về loại hình tài liệu này của người dùng tin. Đây là những dạng tài liệu mà hầu hết tại các thư viện còn chưa nhiều và cần được bổ sung, phát triển, tăng cường hơn nữa.

Ngồi ra dạng tài liệu khác cũng được nhóm đối tượng này quan tâm sử dụng với mức độ thường xuyên 22,2%, thỉnh thoảng là 55,6%. Qua đó cho thấy nhu cầu tin về loại hình tài liệu của nhóm đối tượng này hết sức phong phú và đa dạng.

Nhìn chung có thể thấy với nhóm đối tượng người dùng tin là cán bộ/giảng viên, nhu cầu sử dụng tài liệu truyền thống cơ bản như sách tham khảo, sách giáo trình, báo, tạp chí, những dạng tài liệu phục vụ cho nghiên cứu, có hàm lượng chất xám cao và phù hợp với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ chủ yếu được quan tâm nhiều hơn. Điều này phù hợp với đặc điểm ngành nghề người dùng tin đang công tác, giảng dạy.

 Đối với nhóm người dùng tin là người học (bao gồm sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh):

Cũng như nhóm người dùng tin là cán bộ/giảng viên, loại hình tài liệu mà nhóm người dùng tin là người học quan tâm nhiều nhất với mức độ thường xuyên là sách giáo trình, bài giảng (72,9%), sách tham khảo (67,4%). Đây là dạng tài liệu chiếm tỷ lệ lớn nhất trong vốn tài liệu của các cơ quan thông tin - thư viện đại học. Và cũng là dạng tài liệu gần gũi, quen thuộc nhất đối với người dùng tin. Sách giáo trình, sách tham khảo là loại hình tài liệu phục vụ trực tiếp cho việc học các môn học trên giảng đường hay thực hiện các bài tập lớn, báo cáo, khóa luận, đồ án tốt nghiệp. Đối tượng người học là sinh viên chiếm tỉ lệ lớn nhất, và trong suốt quá trình học của mình, với tất cả các mơn học đều u cầu sinh viên phải có giáo trình hoặc bài giảng là tài liệu bắt buộc. Nhu cầu tin của đối tượng này trước tiên sẽ là giáo trình, sau đó mới đến các dạng tài liệu khác. Bên cạnh đó, sách là nguồn cung cấp thơng tin có độ tin cậy cao, đó là những kiến thức đã được đúc kết và kiểm nghiệm phục vụ cho việc học tập. Vì vậy, loại hình tài liệu sách giáo trình chiếm tỷ lệ sử dụng nhiều nhất trong tất cả các loại hình.

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

Báo, tạp chí cũng là loại hình có mức độ sử dụng nhiều với tỷ lệ thường xuyên là 51,1%. Đây cũng là loại hình tài liệu mà đối tượng cán bộ/giảng viên có mức độ quan tâm sử dụng nhiều. Tuy nhiên, đối tượng cán bộ/giảng viên thường sử dụng báo, tạp chí vào mục đích nghiên cứu, giảng dạy, đặc biệt tại các tạp chí chun ngành. Cịn đối tượng người học chủ yếu sử dụng với mục đích thư giãn, giải trí và cập nhật thơng tin.

Một loại hình tài liệu nữa cũng có mức độ sử dụng nhiều là tài liệu tra cứu với 49,4% thường xuyên sử dụng. Đây là loại hình tài liệu nhóm đối tượng người học trong quá trình học tập với tất cả các môn học cũng thường phải sử dụng để tham khảo, hỗ trợ trong quá trình học tập các mơn học chun mơn.

Các loại hình tài liệu là cơng trình khoa học, kỷ yếu khoa học, luận án, luận văn, khóa luận có mức độ sử dụng thường xun ít hơn, trung bình chỉ từ 14%- 17%. Tuy nhiên, mức độ sử dụng thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ khá cao, trung bình từ 30% - 45%. Điều này phù hợp với thực tế học tập của nhóm đối tượng người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện các trường đại học ở hà nội (Trang 62)