Theo kết quả biểu đồ đưa ra, có thể thấy nhu cầu đào tạo của cán bộ là rất lớn. Cả về tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. Nhu cầu đào tạo về ngoại ngữ chiếm tỷ lệ cao nhất (83%), tin học (52%). Đây là những yêu cầu cần thiết cho việc xây dựng, phát triển thư viện theo hướng hiện đại. Qua đó cũng thấy cán bộ thư viện cũng đã nhận thức và hiểu rõ được những yêu cầu trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra những nhu cầu được đào tạo về các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cũng chiếm tỷ lệ cao. Đó là những kỹ năng về tổng hợp và phân tích thơng tin (44%), xử lý thơng tin/tài liệu (44%), nhu cầu tìm hiểu, sử dụng các phần mềm chuyên dụng (53%), các chuẩn, khổ mẫu, quy tắc (31%)… Đây là những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ hết sức trọng tâm của ngành. Với nhu cầu được đào tạo như vậy, các thư viện đại học ở Hà Nội hiện nay cần hết sức quan tâm, chú trọng tới vấn đề này, bởi toàn bộ những kiến thức, kỹ năng này ảnh hưởng tới tất cả các khâu trong tổ chức, hoạt động của thư viện, và quan trọng là tác động tới việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thơng tin có chất lượng tới người dùng tin.
Khảo sát cũng đưa ra mục đích cán bộ thư viện muốn có nhu cầu được đào tạo với kết quả 89% cán bộ trả lời muốn cập nhật kiến thức mới, để áp dụng trong công việc. Đây là một sự tự nhìn nhận và thể hiện ý thức tự hoàn thiện, ý thức nâng
Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết
cao trình độ, năng lực của cán bộ thư viện. Vì vậy, triển khai những hoạt động đào tạo người dùng tin chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả cao.
Các cơ quan thơng tin - thư viện hiện nay có thể áp dụng nhiều hình thức đào tạo khác nhau cho cán bộ thư viện. Có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thư viện. Hoạt động này có thể phối hợp với các cơ sở đào tạo. Các nội dung đào tạo cần phải được xây dựng và mở rộng theo các kỹ năng của cán bộ thông tin - thư viện, nhằm phát triển chuyên môn trong các lĩnh vực quan trọng đối với cơng việc của cả hệ thống. Song song đó, là việc cử cán bộ theo học các lớp đào tạo ngắn hạn cho những đối tượng có nhu cầu muốn cập nhật, thực hành những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mới, tiên tiến theo các chủ đề cụ thể như: thực hành phân loại DDC, biên mục theo AACR2, định đề mục chủ đề, áp dụng phần mềm mã nguồn mở… nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại đơn vị và chuẩn bị cho xu thế phát triển của thư viện trong tương lai. Các lớp ngắn hạn có thể tổ chức dưới hình thức tập huấn nghiệp vụ có ưu điểm: thời gian học tập ngắn, theo các chủ đề nhất định gắn với đòi hỏi thực tiễn của cán bộ, và thư viện.
Một hình thức tăng cường đào tạo cho cán bộ hơn đó là tạo điều kiện, cử cán bộ đi học sau đại học. Điều này đặc biệt quan tâm tới đối tượng là cán bộ quản lý. Đây là nhóm đối tượng có năng lực chun mơn về quản lý, có năng lực tổ chức thực tiễn, có nghệ thuật trong quản lý ở lĩnh vực thơng tin - thư viện sao cho đáp ứng được yêu cầu quản lý một cách có hiệu quả. Và người quản lý cần thường xun được đào tạo về trình độ chính trị, trình độ quản lý, và trình độ chun mơn. Bên cạnh đó, người cán bộ quản lý phải thường xuyên tham gia các hội nghị, hội thảo có định hướng, chỉ đạo cho nhiệm vụ chun mơn của ngành thông tin - thư viện, phải được tạo điều kiện tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các cơ quan thông tin - thư viện tiên tiến trong và ngồi nước.
Có thể tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ đối với các nhóm cán bộ. Đây là những kỹ năng, kiến thức rất cần thiết để có thể xây dựng phát triển các thư viện theo hướng tiên tiến, hiện đại. Đặc biệt trong việc đào tạo cán bộ
Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết
chuyên sâu về tin học và công nghệ thông tin. Nếu nguồn tuyển dụng là cán bộ đã có trình độ chun mơn về cơng nghệ thơng tin tốt, thì có thể bồi dưỡng thêm kiến thức về khoa học thông tin - thư viện nhằm bổ trợ tốt trong quá trình làm việc.
Mặc dù với nhiều hình thức tổ chức nhằm nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, tuy nhiên trong khi kinh phí và thời gian hạn hẹp, kiến thức cần cập nhật lại nhiều thì việc học và tự học của mỗi cán bộ thông tin - thư viện là điều không thể thiếu. Việc học tại chỗ, tức là học từ những người đi trước tại chỗ làm việc, kế thừa kiến thức và kỹ năng của những người đang làm một cơng việc cụ thể nào đó là cơ hội tốt cần đặc biệt chú trọng. Nhiều khi những kinh nghiệm tích lũy được trong một tình huống cơng việc cụ thể lại không thể tìm thấy ở những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Vì vậy, cùng với sự tạo điều kiện, hỗ trợ của đơn vị, các cán bộ thư viện cũng phải tự ý thức học hỏi, trao dồi nâng cao năng lực và trình độ của mình.
3.3.2. Chú trọng đào tạo ngƣời dùng tin
Tổ chức các lớp hƣớng dẫn sử dụng và khai thác tài liệu thƣ viện:
Thực tế việc khai thác sử dụng nguồn tin của người dùng tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội hiện nay còn hạn chế. Việc người dùng tin khai thác và sử dụng tốt các sản phẩm và dịch vụ tại thư viện còn cần sự can thiệp của các thư viện trong việc tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng và khai thác tài liệu thư viện. Việc này đặc biệt quan trọng đối với các đối tượng người dùng tin là người học, trong đó tiêu biểu là sinh viên năm thứ nhất.
Tổ chức các lớp học hướng dẫn người dùng tin để giúp các em học sinh, sinh viên năm thứ nhất có những hiểu biết, kỹ năng cần thiết để tiếp cận nguồn thông tin, ngay đầu các năm học. Hầu hết các thư viện, trung tâm tổ chức các lớp “Hướng dẫn sinh viên sử dụng thư viện” cho các khóa sinh viên mới nhập học đầu năm. Nội dung của các lớp học gồm hai phần: Phần một giới thiệu những nét chính về cơ cấu, tổ chức, hoạt động của thư viện, đặc biệt giới thiệu về hệ thống các phòng phục vụ bạn đọc, giới thiệu về nguồn lực thơng tin hiện có của thư viện. Phần hai hướng dẫn cách sử dụng phòng đọc, phịng mượn, cách khai thác thơng tin, tra tìm tài liệu theo các
Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết
Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia năm vừa qua ngoài việc tổ chức lớp học hướng dấn sử dụng thư viện như vậy, còn bổ sung thêm một quy định mới được áp dụng, đó là: để được cấp quyền sử dụng thư viện, sau mỗi buổi nghe hướng dẫn, mỗi sinh viên phải thực hiện một bài kiểm tra trắc nghiệm và phải đạt điểm 6/10 trở lên. Đã có gần 6000 sinh viên tham gia lớp học và hầu hết các em đều đạt yêu cầu. Sau khi tham gia lớp học sử dụng thư viện, sinh viên đến thư viện đỡ bỡ ngỡ và trở nên tự tin hơn với việc tìm kiếm thơng tin, tài liệu. Đây là một hoạt động bổ ích, quan trọng đem lại hiệu quả lớn cho người dùng tin.
Việc tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng và khai thác tài liệu thư viện cần được tiến hành định kỳ, thường xuyên tại các thư viện đại học ở Hà Nội. Đây là bước khởi đầu tạo nền tảng cho việc người dùng tin có thể khai thác sử dụng các nguồn lực thông tin của cơ quan một cách hiệu quả. Việc tổ chức các lớp học tốt ngay từ đầu cũng là tạo ấn tượng tới người dùng tin, kích thích người dùng tin có nhu cầu, hứng khởi muốn tới thư viện tìm kiếm tài liệu.
Tác giả tiến hành một khảo sát về nhu cầu học lớp tra cứu tìm tài liệu của người dùng tin tại các thư viện đại học ở Hà Nội: