9. Cấu trúc luận văn
2.5. Tiểu kết chƣơng 2
Qua những số liệu khảo sát và phân tích cụ thể, nội dung chương 2 trình bày đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của các thư viện. Qua đó đưa ra một số nhận xét đánh giá về mức độ thỏa mãn và hoạt động của các thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin.
Nhìn chung đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin thường đa dạng cả về nội dung và hình thức. Nhu cầu tin ngày càng gia tăng với mức độ phức tạp hơn và mong muốn được đáp ứng tối đa nhu cầu của mình về mọi mặt. Đó là nội dung tài liệu, loại hình tài liệu, ngôn ngữ tài liệu, các sản phẩm và dịch vụ khi thư viện đưa ra phục vụ người dùng tin…đến các nhu cầu về tập quán sử dụng, khai thác thông
Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết
tin làm sao có thể thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả chất khi người dùng tin sử dụng khai thác thông tin. Đối tượng cán bộ/giảng viên, người làm công tác quản lý thường cần nhiều thông tin có hàm lượng khoa học cao, có tính chuyên sâu và chọn lọc hơn so với nhóm đối tượng là người học. Và với trình độ, năng lực cao, khả năng ngoại ngữ tốt, nhóm đối tượng này cũng có nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu phong phú và đa dạng hơn so với người học. Cả hai đối tượng người dùng tin có những thói quen khai thác và sử dụng thông tin tương đồng nhau. Những sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại chiếm tỷ lệ cao trong nhu cầu của người dùng tin.
Về khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội, tác giả đưa ra các yếu tố cơ bản trong hoạt động của mỗi thư viện. Về chính sách, các thư viện luôn có chính sách tăng cường phát triển hoạt động, đề ra những mục tiêu, kế hoạch cụ thể cho hoạt động của thư viện. Đi vào những chính sách cụ thể là hướng tới các đối tượng người dùng tin khác nhau. Luôn xây dựng những chính sách hỗ trợ người dùng tin một cách tối đa.
Với vốn tài liệu khá đa dạng và phong phú cả về truyền thống và hiện đại, đã đáp ứng được nhu cầu tin ở mức cơ bản. Tuy nhiên, để tăng cường vốn tài liệu hơn nữa, cần có sự hợp tác chia sẻ thông tin, điều các thư viện hầu như chưa thực hiện. Các thư viện cần thực hiện hoạt động này, bởi nó là giải pháp, xu thế tất yếu trong hoạt động thư viện hiện nay.
Yếu tố về con người, đội ngũ chuyên gia thông tin tại các thư viện nhìn chung đã được đào tạo tốt các khâu nghiệp vụ chuyên môn, tuy nhiên cần nâng cao khả năng phục vụ bạn đọc hơn nữa. Yêu cầu với cán bộ thư viện trong bối cảnh hiện nay ngày càng cao, đòi hỏi được trang bị thêm nhiều kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, cùng kỹ năng mềm, điều này cần được sự quan tâm từ các ban lãnh đạo, nhưng cũng là sự chủ động, ý thức tự nâng cao trình độ, khả năng của mỗi cá nhân.
Các yếu tố như hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, áp dụng chuẩn nghiệp vụ nhìn chung được đầu tư cơ bản, áp dụng đầy đủ, đã đáp ứng hầu hết các khâu nghiệp vụ chuyên môn. Tuy nhiên cần sự đồng bộ về hạ tầng giữa các thư
Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết
viện, sự thống nhất trong việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ để tiến tới việc hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin.
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin phần nào thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin. Tuy nhiên, các sản phẩm và dịch vụ hiện đại, chuyên sâu còn ít, chưa được đánh giá cao. Điều này ảnh hưởng tới nhu cầu tin ngày càng đa dạng, phức tạp của người dùng tin. Cần tăng cường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ hơn nữa.
Kinh phí là yếu tố quan trọng, nhưng thực tế nguồn kinh phí được cấp là rất thấp so với nhu cầu thực tế. Đây là khó khăn lớn với hầu hết các thư viện hiện nay.
Nhìn chung, qua khảo sát và phân tích các yếu tố đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu tin của các thư viện, có thể thấy so với nhu cầu tin gia tăng không ngừng, các thư viện đã phần nào thỏa mãn được nhu cầu tin của người dùng tin, tuy nhiên khả năng đáp ứng của các thư viện còn hạn chế. Mặc dù người dùng tin có nhu cầu tin đa dạng, phong phú về nhiều ngành nghề, lĩnh vực, nhu cầu tin gia tăng không ngừng và luôn phát triển là những ưu điểm nổi bật. Song bên cạnh đó, là những hạn chế về tính thụ động trong nhu cầu tin, người dùng tin chưa đưa ra những yêu cầu chính xác, và chủ động. Kỹ năng, trình độ khai thác sản phẩm và dịch vụ chưa cao nên cũng ảnh hưởng tới sự thỏa mãn nhu cầu tin…Vì vậy để nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng, các thư viện cần có những giải pháp, kế hoạch cụ thể vào từng yếu tố, và cần phải thực hiện một cách đồng bộ. Có như vậy mới tăng cường chất lượng hoạt động, đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu tin của mỗi thư viện.
Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THỎA MÃN NHU CẦU TIN
CHO NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VIỆN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI