Nhu cầu về loại hình tài liệu của người dùng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện các trường đại học ở hà nội (Trang 66 - 71)

Loại hình tài liệu

Mức độ sử dụng

Cán bộ/giảng viên Ngƣời học (SV, HVCH, NCS)

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ Sách tham khảo 77.9% 22.1% 0% 67.4% 30.4% 2.2% Báo, tạp chí 60.8% 38.0% 1.3% 51.1% 44.6% 4.3% Cơng trình NCKH 37.3% 45.3% 17.3% 14.5% 49.4% 36.1% Kỷ yếu khoa học 27.1% 57.1% 15.7% 6.2% 32.1% 61.7% Luận án 30.6% 54.2% 15.3% 14.3% 45.2% 40.5% Luận văn 30.7% 54.7% 14.7% 15.7% 43.4% 41.0% Khóa luận 31.3% 47.8% 20.9% 17.5% 40.0% 42.5% Giáo trình, bài giảng 58.1% 35.1% 6.8% 72.7% 19.3% 8.0%

Tài liệu tra cứu 38.9% 44.4% 16.7% 49.4% 31.8% 18.8% Loại hình tài liệu

khác

22.2% 55.6% 22.2% 13.7% 64.4% 21.9%

Kết quả khảo sát đưa ra tại bảng 2 cho thấy việc sử dụng các loại hình tài liệu tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội có sự khác nhau về các loại hình tài liệu cũng như khác nhau giữa 02 nhóm bạn đọc là cán bộ/giảng viên và người học.

 Đối với nhóm người dùng tin là cán bộ/giảng viên:

Loại hình tài liệu được quan tâm sử dụng nhiều nhất với mức độ thường xuyên là sách tham khảo (77,9%). Tiếp đến là báo, tạp chí (60,8%), giáo trình, bài giảng (58,1%). Đây là số liệu thể hiện mức độ sử dụng các loại hình tài liệu là rất lớn và ở mức độ thường xuyên. Điều này phù hợp với đặc điểm của nhóm đối tượng

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

là cán bộ/giảng viên. Khi nhu cầu sử dụng những tài liệu này thường là phục vụ cho cơng tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Đó là những mục tiêu quan trọng đầu tiên trong môi trường giáo dục đại học của nhóm đối tượng. Sách tham khảo, sách giáo trình, bài giảng cũng là một dạng tài liệu truyền thống, dễ sử dụng nên nhu cầu về loại hình tài liệu này chiếm một tỉ lệ lớn.

Báo, tạp chí là những loại hình tài liệu xét về mặt “dung lượng” thì ít hơn so với sách, nhưng thơng tin của loại hình tài liệu này thường đảm bảo về tính thời sự (báo), tính mới trong nghiên cứu (sách) nên thu hút được sự quan tâm sử dụng với nhu cầu lên tới 60,8% ở mức độ thường xuyên, và tới 38,0% ở mức độ thỉnh thoảng. Loại hình tài liệu này cung cấp những thơng tin thời sự, văn hóa - xã hội, khoa học nóng hổi, phục vụ đắc lực cho nhu cầu nghiên cứu khoa học của cán bộ/giảng viên, đặc biệt là thơng tin trên các tạp chí chun ngành. Bên cạnh đó, loại hình tài liệu này cịn làm thỏa mãn nhu cầu về thơng tin và giải trí của người dùng, đối với các báo, tạp chí phổ cập.

Như đã nói ở trên, nhóm đối tượng là cán bộ/giảng viên thường là cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng viên giảng dạy các môn học chuyên ngành việc tìm kiếm đến các loại sách giáo trình, sách tham khảo phục vụ cho mục đích giảng dạy, nghiên cứu là tất yếu. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp của họ. Các loại sách giáo trình, sách tham khảo là nền tảng cơ bản để nhóm người dùng tin này xây dựng nên những bài giảng cho sinh viên, học viên và đó cũng là loại hình tài liệu mà nhóm đối tượng người học luôn hướng tới để tham khảo, và sử dụng trong quá trình học tập.

Nhu cầu về sử dụng những dạng tài liệu có hàm lượng chất xám cao, chất lượng cũng chiếm một tỷ lệ lớn ở mức độ thường xuyên và tương đối đồng đều. Cụ thể: Cơng trình nghiên cứu khoa học (37,3%), kỷ yếu khoa học (27,1%), luận án (30,6%), luận văn (30,7%), tài liệu tra cứu (38,9%). Những dạng tài liệu này chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy của nhóm đối tượng. Tuy nhiên, những dạng tài liệu ở mức độ sử dụng thỉnh thoảng của người dùng tin cũng chiếm một tỷ lệ lớn trung bình từ 45%-54%, và ở mức độ chưa sử dụng chiếm tỷ lệ

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

trung bình từ 14%-16%. Mức độ sử dụng này của người dùng tin một phần là do sự chưa đáp ứng được hết nhu cầu về loại hình tài liệu này của người dùng tin. Đây là những dạng tài liệu mà hầu hết tại các thư viện còn chưa nhiều và cần được bổ sung, phát triển, tăng cường hơn nữa.

Ngoài ra dạng tài liệu khác cũng được nhóm đối tượng này quan tâm sử dụng với mức độ thường xuyên 22,2%, thỉnh thoảng là 55,6%. Qua đó cho thấy nhu cầu tin về loại hình tài liệu của nhóm đối tượng này hết sức phong phú và đa dạng.

Nhìn chung có thể thấy với nhóm đối tượng người dùng tin là cán bộ/giảng viên, nhu cầu sử dụng tài liệu truyền thống cơ bản như sách tham khảo, sách giáo trình, báo, tạp chí, những dạng tài liệu phục vụ cho nghiên cứu, có hàm lượng chất xám cao và phù hợp với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ chủ yếu được quan tâm nhiều hơn. Điều này phù hợp với đặc điểm ngành nghề người dùng tin đang công tác, giảng dạy.

 Đối với nhóm người dùng tin là người học (bao gồm sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh):

Cũng như nhóm người dùng tin là cán bộ/giảng viên, loại hình tài liệu mà nhóm người dùng tin là người học quan tâm nhiều nhất với mức độ thường xuyên là sách giáo trình, bài giảng (72,9%), sách tham khảo (67,4%). Đây là dạng tài liệu chiếm tỷ lệ lớn nhất trong vốn tài liệu của các cơ quan thông tin - thư viện đại học. Và cũng là dạng tài liệu gần gũi, quen thuộc nhất đối với người dùng tin. Sách giáo trình, sách tham khảo là loại hình tài liệu phục vụ trực tiếp cho việc học các môn học trên giảng đường hay thực hiện các bài tập lớn, báo cáo, khóa luận, đồ án tốt nghiệp. Đối tượng người học là sinh viên chiếm tỉ lệ lớn nhất, và trong suốt quá trình học của mình, với tất cả các mơn học đều u cầu sinh viên phải có giáo trình hoặc bài giảng là tài liệu bắt buộc. Nhu cầu tin của đối tượng này trước tiên sẽ là giáo trình, sau đó mới đến các dạng tài liệu khác. Bên cạnh đó, sách là nguồn cung cấp thơng tin có độ tin cậy cao, đó là những kiến thức đã được đúc kết và kiểm nghiệm phục vụ cho việc học tập. Vì vậy, loại hình tài liệu sách giáo trình chiếm tỷ lệ sử dụng nhiều nhất trong tất cả các loại hình.

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

Báo, tạp chí cũng là loại hình có mức độ sử dụng nhiều với tỷ lệ thường xuyên là 51,1%. Đây cũng là loại hình tài liệu mà đối tượng cán bộ/giảng viên có mức độ quan tâm sử dụng nhiều. Tuy nhiên, đối tượng cán bộ/giảng viên thường sử dụng báo, tạp chí vào mục đích nghiên cứu, giảng dạy, đặc biệt tại các tạp chí chun ngành. Cịn đối tượng người học chủ yếu sử dụng với mục đích thư giãn, giải trí và cập nhật thơng tin.

Một loại hình tài liệu nữa cũng có mức độ sử dụng nhiều là tài liệu tra cứu với 49,4% thường xuyên sử dụng. Đây là loại hình tài liệu nhóm đối tượng người học trong quá trình học tập với tất cả các môn học cũng thường phải sử dụng để tham khảo, hỗ trợ trong quá trình học tập các mơn học chun mơn.

Các loại hình tài liệu là cơng trình khoa học, kỷ yếu khoa học, luận án, luận văn, khóa luận có mức độ sử dụng thường xuyên ít hơn, trung bình chỉ từ 14%- 17%. Tuy nhiên, mức độ sử dụng thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ khá cao, trung bình từ 30% - 45%. Điều này phù hợp với thực tế học tập của nhóm đối tượng người học. Bởi lẽ trong q trình học tập của mình, sinh viên sẽ có những đợt thực hiện nghiên cứu khoa học sinh viên với định kỳ thường là 1 năm 1 lần, viết khóa luận, đồ án vào năm cuối của khóa học… nên nhu cầu sử dụng những loại hình tài liệu này để tham khảo, định hướng cách viết, cách nghiên cứu không được thường xuyên như các loại hình tài liệu khác. Những loại hình tài liệu này chủ yếu giúp người dùng tin có thêm tư liệu tham khảo trong quá trình làm tốt nghiệp. Đối với việc thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học, thường chỉ có một lượng sinh viên, học viên nhất định thực hiện, vì vậy chỉ có một số ít người dùng tin tìm đến loại hình tài liệu này, như là một hình thức tham khảo cho cơng trình nghiên cứu của mình.

Bên cạnh số liệu người dùng tin là người học có mức độ quan tâm thường xuyên, thỉnh thoảng tới các loại hình tài liệu như cơng trình khoa học, kỷ yếu khoa học, luận án, luận văn, khóa luận, thì cịn có một số lượng lớn người dùng tin chưa quan tâm sử dụng những tài liệu này. Điều đó thể hiện ở tỷ lệ trung bình từ 36%- 61% người dùng chưa sử dụng các loại hình tài liệu đó. Đó cũng cho thấy đối tượng người học còn chưa chú trọng nhiều vào công tác nghiên cứu khoa học. Đây là hoạt

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

động rất bổ ích cho sinh viên khi cịn trong q trình học tập, sinh viên sẽ có cơ hội tập dượt nghiên cứu, thực hiện những cơng trình khoa học trẻ cho riêng mình. Sẽ là những bài học, thành quả nghiên cứu được tích lũy cho q trình cơng tác, làm việc sau này của sinh viên. Vì vậy, các cơ sở đào tạo cần có những kế hoạch tăng cường năng lực học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên hơn nữa nhằm hỗ trợ đắc lực cho quá trình tốt nghiệp, làm việc sau này.

Trong quá trình điều tra bảng hỏi, tác giả có thiếu sót khi chưa đưa ra loại hình tài liệu điện tử vào phiếu điều tra. Tuy nhiên, kết hợp cùng các phương pháp nghiên cứu khác với các câu hỏi truy vấn thông tin cùng với các đề xuất của đối tượng người dùng tin trong phiếu điều tra, có thể thấy nhu cầu về tài liệu điện tử của người dùng tin là rất lớn. Điều này phù hợp với xu thế khai thác thông tin trong môi trường điện tử và phù hợp với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và kỹ thuật trong xã hội. Trước sự gia tăng nhanh chóng của khối lượng tài liệu trên thế giới, đặc biệt là các tạp chí khoa học, các thư viện đại học trên thế giới đều hướng tới việc tạo nên sự tiếp cận thông tin và các công nghệ hiện đại khác. Các đối tượng người dùng tin có thể thơng qua máy tính của mình tiếp cận tới mạng của thư viện các trường đại học, viện nghiên cứu, mạng LAN, mạng WAN, mạng Internet…

Nhìn chung, nhu cầu tin của các đối tượng người dùng tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội về các loại hình tài liệu khá phong phú và đa dạng. Đây chính là cơ sở cho các thư viện có kế hoạch xây dựng chính sách bổ sung nguồn lực thơng tin hợp lý nhằm phát triển cơ cấu vốn tài liệu hoàn chỉnh, đa dạng và phong phú nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của người dùng tin.

2.1.3. Nhu cầu về ngơn ngữ tài liệu

Trong q trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo như hiện nay, nhu cầu của người dùng tin về ngôn ngữ của tài liệu là một nhu cầu thiết yếu. Ngôn ngữ tài liệu là một trong những yếu tố để phân loại và tổ chức kho trong hoạt động thông tin - thư viện. Nếu ngôn ngữ tài liệu phong phú sẽ thu hút được nhiều đối tượng bạn đọc đến với thư viện hơn, và thỏa mãn được tối đa nhu cầu tin về

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết

ngôn ngữ tài liệu của các đối tượng bạn đọc. Việc lựa chọn, bổ sung các loại ngôn ngữ tài liệu vào nguồn tin cần căn cứ vào đối tượng bạn đọc của thư viện và trình độ, tập quán sử dụng ngôn ngữ của người dùng tin tại thư viện đó. Khảo sát về mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin về ngôn ngữ tài liệu sẽ giúp các thư viện hồn chỉnh cơ cấu ngơn ngữ tài liệu, nhằm phục vụ nhu cầu tin, thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin một cách tốt nhất.

Đối với các đối tượng người dùng tin tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội, nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu càng được chú trọng, bởi các đối tượng người dùng tin tại đây thường có trình độ cao, có khả năng sử dụng được nhiều ngoại ngữ khác nhau. Nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác nhau là tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của thư viện các trường đại học ở hà nội (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)