Thực trạng về máy móc thiết bị, cơng nghệ của ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 44 - 48)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Những đặc điểm cơ bản của ngành Dệt-May Việt Nam

2.2.1. Thực trạng về máy móc thiết bị, cơng nghệ của ngành

27

Báo Thương mại: DN Dệt - May Việt Nam- Khi ưu thế trở thành lực cản; Kim Liên (No 76, 9/2006)

28 (CIEM): Báo cáo kết quả khảo sát về ĐMCN tại các DN công nghiệp Việt Nam (các DN Dệt - May và hóa chất); 2004; Tr26-27.

(MOT): Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ chốt và các thông tin về môi trường liên quan; Hà Nội, 2003; Tr 7-11.

43

Nhìn chung, Dệt - May là một trong những ngành có cơng nghệ khơng phức tạp, hay còn gọi là ngành công nghệ thấp. Tuy nhiên, lĩnh vực dệt và may có những đặc trưng cơng nghệ riêng.

Cơng nghệ sử dụng trong ngành dệt phức tạp hơn so với công nghệ sử dụng trong ngành may. Về trình độ cơng nghệ, nếu như trình độ cơng nghệ của ngành may là khá tiên tiến so với một số nước khu vực thì trình độ cơng nghệ trong ngành dệt lại được đánh giá là chậm hơn các nước xung quanh khoảng 20 năm, cụ thể:

* Thiết bị kéo sợi.

- Đến năm 2000 có khoảng 1.050.000 cọc sợi, gồm nhiều thế hệ khác nhau, đa dạng về chủng loại, trong đó số đầu tư mới khoảng 10 vạn cọc. Số cọc còn lại đã được sử dụng trên 10 năm, thậm chí trên 20 năm. Do thiết bị cũ còn lại nhiều chưa được thay thế là bao cho nên dù chất lượng sản phẩm sợi tuy có được nâng lên nhưng loại sợi có chất lượng cao cịn ít và vẫn phải nhập khẩu.

- Trong giai đoạn 2000-2003, thiết bị kéo sợi được đầu tư bao gồm nhiều thế hệ khác nhau, đa dạng, từ nhiều nước ở trình độ cơng nghệ thập kỷ 80-90. Có các dạng máy kéo sợi nhập lẻ, nhập đồng bộ mới, nhập đồng bộ các máy đã qua sử dụng. Việc nhập thiết bị công nghệ kéo sợi mới đã đi theo hướng tiên tiến hiện đại của các nước, cụ thể thiết bị của Italia 20,18%, Thụy sỹ 19,97%, Trung quốc 18,14%, còn lại là Nhật Bản, CHLB Đức….Một số dây chuyền kéo sợi đồng bộ mới và hiện đại đã lắp đặt và khai thác tốt là:

 Dây chuyền kéo sợi RIETER (Thụy Sỹ) với số lượng 10.000 cọc sợi của Công ty Dệt Nha Trang.

 Dây chuyền kéo sợi LAKSHMI (Ấn Độ) với số lượng 10.000 cọc sợi của Công ty Dệt Vĩnh Phú.

 Tiếp đến là những dây chuyền đồng bộ nhưng đã qua sử dụng của Tây Âu chủ yếu của Italy là: dây chuyền kéo sợi của Marzoli (Italy) gồm 8.928 cọc sợi của Cơng ty Dệt Hịa Thọ.

- Việc bổ sung, nâng cấp, thay mới các máy trong dây chuyền của một số công ty theo hướng tiên tiến, hiện đại, có trình độ cơng nghệ của thập kỷ 90. Hầu hết các Công ty của ngành đã cố gắng đầu tư và cải tạo nâng cấp thiết bị để đáp ứng yêu cầu về chất lượng mà chủ yếu để cải thiện chất lượng sợi về độ đều, độ sạch (kết, tạp chất). Với số thiết bị kéo sợi ở trình độ trung bình chiếm tỷ lệ trên 70% có thể đánh giá chung trình độ thiết bị cơng nghệ của ngành hiện nay ở mức trung bình. Tính đến năm 2007 về năng lực thiết bị kéo sợi: 2,5 triệu cọc sợi, sản xuất 275 ngàn tấn sợi/năm.

44

* Thiết bị dệt.

- Thiết bị dệt vải đến năm 2000: có khoảng 14.000 máy dệt các loại. Máy móc thiết bị của khu vực quốc doanh chỉ có khoảng 20% là máy mới, 40% có khả năng cải tạo được, cịn lại phải thanh lý. Khu vực ngoài quốc doanh phần lớn là máy cũ (phần lớn đang được thanh lý dần do khơng cịn phù hợp). Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp đã trang bị lại bằng các loại máy dệt không thoi khổ rộng, loại dệt kiếm, thổi khí, hơi nước, thoi hẹp hiện đại tự động, cơ điện và điện tử có xuất xứ Bỉ 34,71%, Nhật bản 17,47%, Trung quốc 11,98% và Thụy sỹ 11,75%..... Trong tổng số trên 3000 thiết bị mới được đầu tư từ 2000 - 2003 chỉ có 530 máy dệt thoi khổ rộng cùng các thiết bị chuẩn bị tương ứng với cơng suất của máy dệt. Tồn ngành chỉ có trên 1.600 máy dệt mới khổ rộng, chiếm 0,08%; còn lại 99,92% là thiết bị khổ hẹp, đa số đã lạc hậu. Năng lực ngành dệt đến năm 2007 có khoảng trên 20.000 máy dệt các loại, sản xuất 610,7 triệu m2 vải/năm.

- Hàng dệt vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với hàng dệt nhập khẩu, đặc biệt là giá cả, chất lượng và mới đáp ứng được một phần cho may xuất khẩu. Một số đặc điểm quan trọng của ngành cần được xem xét và đánh giá đúng, đó là:

 Thiết bị dệt cịn ở mức lạc hậu, số lượng máy dệt thoi cũ vần còn chiếm tỷ lệ lớn.

 Vốn đầu tư cho các cơ sở dệt hiện đại là rất đắt nhưng “vòng đời” của các sản phẩm lại có xu hướng càng ngày càng ngắn lại, đồng thời, khả năng cải tiến thiết bị để có sản phẩm mới là hạn chế.

 Sản phẩm của ngành dệt ngày càng gắn bó chặt chẽ với ngành may thơng qua tính hiện thực của các Mốt mới có xu hướng biến động rất nhanh và do vậy, gây khơng ít khó khăn cho q trình đầu tư trong ngành dệt.

 Do hạn chế về nguồn vốn, nhiều thiết bị dệt đã đầu tư trước đây chưa phát huy hết thế mạnh do không nằm trong một tổng thể đồng bộ về năng lực sản xuất.

- Thực tế này dẫn đến năng suất dệt vải của Việt Nam rất thấp, nếu so với Trung Quốc, chỉ bằng 30%. Ví dụ: Năng suất lao động của Cơng ty dệt Phước Long chỉ đạt 10.390m vải/lao động/năm, trong khi một DN với dây chuyền sản xuất mới và hiệu quả nhất Việt Nam hiện đạt 36.230m vải/lao động/năm, nhưng vẫn còn thua xa mức bình quân ở Australia là 48.000m vải/lao động/năm.

45

- Thiết bị nhuộm, hoàn tất: năng lực nhuộm hoàn tất là 380 triệu mét vải/năm (cả dệt thoi và dệt kim) từ nguyên liệu 100% sợi bông, sợi P/C, sợi tổng hợp (trong đó chỉ 15% đạt xuất khẩu) và 25.000 tấn sản phẩm khăn bông. 35% thiết bị in, nhuộm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, 30% cần khôi phục, hiện đại hóa do đã sử dụng trên 20 năm, 35% cần được loại bỏ dần từ nay đến năm 2010.

- Nhuộm hồn tất là cơng đoạn cuối cùng trong dây chuyền sản xuất dệt. Xu hướng đầu tư trong giai đoạn 2000-2003 theo các quan điểm: Đầu tư đan xen giữa thiết bị mới với thiết bị đã qua sử dụng, giữa thiết bị có xuất xứ tiên tiến với xuất xứ trong khu vực. Thiết bị nhuộm-hồn tất có xuất xứ: Đức 19,61%, Đài loan 15,20%, Hà lan 14,75% và Nhật bản 12,49%...

Các thiết bị nhuộm hoàn tất được đầu tư trong giai đoạn vừa qua đã có một số thiết bị có mức độ tự động hố cao. Có thể kể ra một số loại:

 Máy nhuộm Jigger cao áp hiệu Henrison của Công ty dệt Việt Thắng.

 Dây chuyền nhuộm – hoàn tất vải denim hiệu SUCKERMULER, Monfort của Công ty Dệt - May Hà nội.

 Máy xén đầu xơ, máy cán ép, máy giặt dồn, hiệu M Tex của Công ty dệt lụa Nam định.

 Máy in hoa lưới phẳng, hiệu BUSER của Công ty dệt Thắng lợi vv... Tuy nhiên qua khảo sát và đánh giá, tỷ lệ các máy có độ tự động cao còn rất khiêm tốn (thiết bị tự động chiếm 19,78%; thiết bị bán tự động chiếm 80,22%).

* Thiết bị may.

- Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành, ngành may có tốc độ ĐMCN khá nhanh. Trong vòng mấy năm trở lại đây, ngành đã đổi mới được khoảng 95% máy móc thiết bị, trong đó, đã đưa được 30% máy chất lượng cao, tự động hoá vào sản xuất như: cắt chỉ tự động, ráp sơ đồ tự động, trải vải tự động... Các DN may cịn có năng lực lựa chọn cơng nghệ phù hợp. Ngành may đến năm 2007 có khoảng: 300.000 máy may công nghiệp, sản lượng 1.320 triệu sản phẩm/năm. Các thiết bị hiện ngành may đang sử dụng đều là những thiết bị khá hiện đại so với trình độ khu vực. Xuất xứ Nhật bản chiếm tỷ lệ tuyệt đối với 79%, tiếp đó là xuất xứ từ Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc.

- Ngành may đã có những bước tiến bộ vượt bậc về cơng nghệ. Có thể chủ quan đánh giá mức độ ngành ở tầm khu vực, bằng chứng là khách hàng phần lớn đã chuyển những đơn hàng sản xuất từ INDONESIA sang Việt

46

Nam để sản xuất, kim ngạch xuất khẩu và mức tăng trưởng của ngành có thay đổi đáng kể.

- Việc đầu tư đổi mới được diễn ra trong hầu hết trong các công đoạn. Từ khâu chuẩn bị sản xuất đến cơng đoạn cuối cùng là hồn thiện sản phẩm. Đặc biệt trong giai đoạn này các chủ đầu tư đều chú trọng đầu tư đổi mới nhiều nhất là cơng đoạn chuẩn bị sản xuất và khâu hồn thiện sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)