Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 61 - 62)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Những vấn đề chủ yếu của việc xây dựng Quỹ hỗ trợ ĐMCN

3.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DNN

DNNVV Dệt - May.

Trong chương 1 đã trình bày, năng lực cạnh tranh của DN gắn liền với năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ do DN tạo ra. Tuy nhiên, trên thực tế ngành Dệt - May Việt Nam có nhiều điểm yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp. Theo ý kiến của chuyên gia Bộ Cơng Thương thì:

- “Nhà xưởng, thiết bị, công nghệ của ngành còn lạc hậu so với các nước trong khu vực, năng suất lao động thấp.

- Phần lớn nguyên, phụ liệu đầu vào phải phụ thuộc vào nhập khẩu, tỷ lệ nội địa hóa thấp, giá nhập khẩu và chi phí vận chuyển cao.

- Cơ cấu mặt hàng đơn giản kiểu cách mẫu mã, bao bì đơn điệu, chưa đáp ứng được sự thay đổi nhu cầu thường xuyên của thị trường quốc tế.

- Tỷ trọng sản phẩm gia cơng hoặc xuất khẩu qua khâu trung gian cịn cao. Sau một thời gian khá dài làm gia công hoặc xuất khẩu qua trung gian mà các DN vẫn chưa tiếp cận trực tiếp được nhiều với khách hàng”.

Những nguyên nhân trên dẫn tới chất lượng sản phẩm Dệt - May của Việt Nam còn thấp, giá thành cao, chưa chủ động về thị trường, tính cạnh tranh sản phẩm không cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. (Nhất là so sánh với hàng Dệt - May của Trung Quốc và các nước trong khu vực).

Để nâng cao tính cạnh tranh cho hàng Dệt - May Việt Nam cũng theo chuyên gia của Bộ Công Thương: các DN cần tiến hành rất nhiều các giải pháp gồm đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu mẫu mã, thị trường… về phía Nhà nước cũng cần có các chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ quy hoạch các khu công nghiệp Dệt - May; hỗ trợ hình thành các khu nguyên liệu; hỗ trợ và hướng dẫn, giúp đỡ DN Dệt - May nhanh chóng xác lập và đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế; đẩy mạnh xúc tiến thị trường như: khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, DN mở văn phòng đại diện, chi nhánh, trung tâm xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ triển lãm giới thiệu hàng hóa, thời trang…..Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt (lãi suất

60

vay ưu đãi, thuế, thị trường...) để khuyến khích các DN thuộc mọi thành phần kinh tế nhanh chóng mở rộng đầu tư nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm ngành Dệt - May.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)