Tác động của Quỹ đến việc đổi mới công nghệ nhằm nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 84)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Tác động của Quỹ đến việc đổi mới công nghệ nhằm nâng cao

lực cạnh tranh của DNNVV ngành Dệt - May.

3.3.1. Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

Thông tin là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với tất cả các DN, ảnh hưởng đến các quyết định của chủ DN. Việc thiếu thông tin đặc biệt là các thông tin dự báo về công nghệ, môi trường kinh doanh, thị trường, nhân lực...vẫn là một trong những khó khăn của DN hiện nay. Thơng tin giúp nâng

83

cao nhận thức của mọi thành viên trong từng doanh nghiệp, không chỉ từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý mà ngay cả đội ngũ người lao động về ý nghĩa sống cịn của việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Quỹ hỗ trợ ĐMCN với chức năng cung cấp các ấn phẩm về thông tin công nghệ, cung cấp thông tin công nghệ theo hình thức trực tuyến. Liên kết với các tổ chức, hiệp hội tổ chức các chợ công nghệ chuyên ngành Dệt - May. Sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng các DN ngành Dệt - May có thêm một kênh tiếp cận các thơng tin chính thức từ các cơ quan Chính phủ và các cơ quan liên quan về môi trường và chính sách liên quan đến DN, đặc biệt là các thông tin về công nghệ Dệt - May giúp cho các DN chủ động trong việc xây dựng, điều chỉnh chiến lược và kế hoạch kinh doanh, đưa ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho chính mình như: rà sốt lại và điều chỉnh đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, phát huy tối đa cơng suất, tiết kiệm chi phí, đổi mới thiết bị, cơng nghệ, tăng năng suất, áp dụng các biện pháp quản lý tiên tiến, đa dạng thị trường xuất khẩu, sử dụng các công cụ chống rủi ro, thương lượng với đối tác để điều chỉnh tăng giá bán đối với các hợp đồng đã ký và hợp đồng mới, tìm nguồn cung cấp mới, nguyên liệu thay thế rẻ hơn, chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ chân khách hàng...làm được việc này sẽ giúp DN chủ động nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm phù hợp với từng thị trường, góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranhl

3.3.2. Hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp.

Với vai trò hỗ trợ tư vấn cho các DNNVV trong lĩnh vực Dệt - May xây dựng các dự án ĐMCN, tư vấn về đào tạo, tư vấn hợp lý hóa quy trình sản xuất và hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ. Tư vấn liên kết sản xuất giữa các DN Dệt - May trong từng khu vực (liên kết công nghệ sản xuất).

Quỹ sẽ giúp các DN lập được các dự án đầu tư ĐMCN hợp lý, phù hợp với chiến lược kinh doanh và năng lực tài chính của DN (địi hỏi bất cứ một DNNVV Dệt - May nào cũng phải xây dựng chiến lược kinh doanh để định vị sản phẩm của DN mình sản xuất ra nhằm vào thị trường nào, đối tượng nào. Từ đó mới có kế hoạch đầu tư hợp lý về máy móc thiết bị, đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ quản lý, marketing….). Xu hướng những năm gần đây các DN Dệt - May thường tìm kiếm và đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, trên cơ sở có 1 hoặc 2 sản phẩm chủ lực để tạo được sự cạnh tranh giữa các khách hàng, dẫn đến việc đầu tư ĐMCN tạo được những xưởng sản xuất, chuyền sản xuất riêng cho từng loại sản phẩm là cần thiết.

84

Hỗ trợ tư vấn về đào tạo, Quỹ giúp các DN trong việc tư vấn giới thiệu DN với các tổ chức đào tạo, hoặc tư vấn đào tạo tại chỗ cho DN giúp cho các DN củng cố và nâng cao trình độ lao động trực tiếp sản xuất cũng như đội ngũ cán bộ kỹ thuật công nghệ, cán bộ quản lý. Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành sẽ giúp các DN nâng cao năng lực làm chủ công nghệ đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh trước mắt cũng như lâu dài của DN, Quỹ cũng sẽ giúp được các DN liên kết với các cơ sở đào đạo để đào tạo gắn với mục đích và nhu cầu thực tế của DN. Đối với các dự án chuyển giao, đổi mới và hồn thiện cơng nghệ Quỹ cũng hỗ trợ một phần kinh phí (cho vay ưu đãi) để đào tạo nâng cao trình độ quản lý, đào tạo nhân lực KH&CN cho các DN.

Về liên kết công nghệ sản xuất: hiện nay không phải bất cứ DNNVV Dệt - May nào cũng có đủ trình độ và năng lực công nghệ để sản xuất tất cả các công đoạn của sản phẩm. VD: ngành Dệt, không phải DN nào cũng có đầy đủ công nghệ để sản xuất vải thành phẩm để đưa vào may được ngay, mà phải thơng qua khâu nhuộm - hồn tất…ngành May không phải DN nào cũng có thể may hồn tất thành phẩm mà cịn phải thông qua DN khác thuê một số công đoạn như: thêu, in, ép nhiệt bán thành phẩm (đầu tư thiết bị thêu, in trị giá rất lớn ~ 870 triệu đến 1 tỷ đồng/thiết bị)…Quỹ có thể tư vấn các DN có đầu tư máy móc thiết bị trong từng công đoạn liên kết công đoạn sản xuất theo khu vực để tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí trong tìm kiếm các đối tác gia công các công đoạn. Quỹ liên kết với các tổ chức, hiệp hội tổ chức các chợ công nghệ chuyên ngành Dệt - May theo khu vực giúp cho các DN tiếp cận được với máy móc thiết bị, cơng nghệ trong nước và quốc tế, hiện nay năm 2008 trong 16 hội chợ, triển lãm Dệt - May và thời trang chỉ có 4 hội chợ về thiết bị, cơng nghệ ngành Dệt - May, cịn lại chủ yếu là hội trợ triển lãm về thời trang và nguyên phụ liệu.

3.3.3. Bổ sung một kênh hỗ trợ vay vốn để đổi mới công nghệ.

Công nghệ lạc hậu sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng cao, gây ô nhiễm môi trường và cuối cùng là sản xuất ra sản phẩm không thỏa mãn nhu cầu của thị trường về giá cả và chất lượng, dẫn đến doanh nghiệp và sản phẩm của DN khơng có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cùng với việc cung cấp thông tin và hỗ trợ tư vấn cho DN, DN sẽ có thêm một địa chỉ để vay vốn (có ưu đãi) và bảo lãnh vay vốn phục vụ việc chuyển giao, đổi mới, hồn thiện cơng nghệ, giải quyết bớt một phần khó khăn hiện nay về vốn cho ĐMCN của DNNVV ngành Dệt - May.

85

Các DN sẽ mạnh dạn và chủ động hơn trong việc đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ và thay thế một số loại thiết bị, máy móc sản xuất đã quá lạc hậu, cho năng suất thấp và tiêu hao nhiều năng lượng. Giảm được chi phí cho bảo dưỡng sửa chữa, đồng thời nâng cao được năng suất lao động. Việc đầu tư đổi mới cơng nghệ cũng có thể giúp các DN sản xuất ra được những sản phẩm khác biệt so với DN cùng ngành tạo được lợi thế trong cạnh tranh.

Có thể thấy tại VD dưới đây việc đầu tư đổi mới công nghệ để tạo ra các sản phẩm khác biệt tại Công ty cổ phần 199 (cổ phần năm 2005 từ 1 doanh nghiệp may nhà nước, hiện nhà nước giữ 31% vốn; địa chỉ Xã Thanh Hà - Thanh Liêm - Hà Nam; Tel: 0351774061) 44.

Mặt hàng chủ yếu: áo jaket trẻ em do khách hàng ENTER B (Hàn Quốc) đặt hàng may gia công xuất đi thị trường Mehicô và một số nước Nam Mỹ khác; giá gia cơng bình qn từ 1,78-2,5 USD/sản phẩm. Cơng ty có 278 lao động; doanh thu: 9,2 tỷ; thu nhập bình quân: 1.571.000 đồng/người/tháng (2007); giá trị tài sản cố định 5,3 tỷ (2007); giá trị máy móc thiết bị cho SX- KD 1,42 tỷ. Do mặt hàng JKT trẻ em có tính thời vụ, lúc giao mùa vụ Công ty thường bị thiếu nguồn hàng để sản xuất. Năm 2007 thông qua mạng Internet Công ty đã quan hệ với khách hàng POONG SHIN (Hàn Quốc), đàm phán vay được 283 triệu/783 triệu với lãi suất 12%/năm để đầu đổi mới công nghệ cho 2 chuyền/5 chuyền may (chi phí mua 4 máy dán đường may hiệu NAWON - Hàn quốc 42.000 USD ~ 659,4 triệu VNĐ; chi phí mua các thiết bị phụ trợ khác như máy nén khí; chi phí đào tạo công nhân vận hành máy; chi phí đào tạo đội ngũ kỹ thuật viết công nghệ may…) nhờ đầu tư đổi mới công nghệ, 2 chuyền may của Công ty đã may được các sản phẩm quần áo đua cao cấp do khách hàng POONG SHIN đặt may (có dán chống thấm nước các đường may, phục vụ đua môtô với giá gia cơng bình qn 6,2 USD/sản phẩm) xuất đi thị trường Đức, Thụy sỹ và một số nước EU. Tuy không tạo được đột biến về doanh thu và lợi nhuận (lợi nhuận năm 2007 cao hơn 2006 ~ 90 triệu) nhưng Cơng ty đã có thêm mặt hàng sản xuất khác biệt với thị trường, tạo được lợi thế so với một số DN may cùng khu vực như DNTN May Thiên Tơn, May XK Ninh Bình.. (sản phầm quần áo đua miền Bắc chỉ có 2 DN sản xuất: Cơng ty 20 - BQP; Cơng ty P/S Vina Thái Bình - Hàn Quốc). Đến tháng 6.2008 Cơng ty hồn tất trả nợ khách hàng (trừ vào giá gia cơng). Ơng Giám đốc công ty cũng cho biết nhờ biết được chắc chắn có “đầu ra” và vay được vốn của đối tác thì DN mới dám đầu tư ĐMCN, Công ty hiện nay

44

86

chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh, tình hình tài chính lành mạnh (hàng năm đều có kiểm tốn và năm 2007 cổ tức đạt 14%/năm).

87

Kết luận chƣơng 3

1. Để nâng cao tính cạnh tranh cho hàng Dệt - May Việt Nam các DN cần tiến hành rất nhiều các giải pháp: đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu thị trường… về phía Nhà nước cũng cần có các chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ quy hoạch các khu công nghiệp Dệt - May; các khu nguyên liệu; đẩy mạnh xúc tiến thị trường. Cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt (lãi suất vay ưu đãi, thuế, thị trường...) để khuyến khích các DN thuộc mọi thành phần kinh tế nhanh chóng mở rộng đầu tư nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm ngành Dệt - May.

2. Chính sách tín dụng của Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp ĐMCN chủ yếu tập trung khuyến khích hoạt động này ở các DNNN, chưa chú trọng tới hoạt động ĐMCN ở các DN ngồi nhà nước; Chính sách tín dụng của Nhà nước vẫn cịn có “phân biệt đối xử” giữa các Tập đồn lớn, DN lớn và DNNVV ngành Dệt - May. Đối với nguồn tài chính từ các Quỹ phát triển KH&CN thì các dự án ĐMCN của các DNNVV Dệt - May không nằm trong danh mục đối tượng được tài trợ và cho vay. Các DNNVV Dệt - May còn rất hạn chế về tài chính nên khơng thể trích lập Quỹ phát triển KH&CN, do vậy nguồn vốn cho đầu tư ĐMCN của các DNNVV Dệt - May gặp nhiều khó khăn.

3. Xây dựng Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ để tạo lập và bổ sung một kênh hỗ trợ cho DNNVV trong lĩnh vực Dệt - May thực hiện chuyển giao, đổi mới, hồn thiện cơng nghệ, tạo điều kiện để các DNNVV ngành Dệt - May nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Quỹ là tổ chức tài chính, trực thuộc Bộ Công thương, hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận. Thực hiện hỗ trợ vay vốn cho các DNNVV ngành Dệt - May có đóng góp về vốn cho Quỹ, có nhu cầu và dự án đổi mới, hồn thiện cơng nghệ. Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo nâng cao trình độ quản lý, đào tạo nhân lực KH&CN cho các DNNVV Dệt - May. Tư vấn xây dựng các dự án đổi mới công nghệ, tư vấn về đào tạo, tư vấn hợp lý hóa quy trình sản xuất và hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ.

4. Để hỗ trợ các DNNVV ngành Dệt - May đổi mới cơng nghệ Chính phủ cần thực hiện đồng bộ rất nhiều các giải pháp, trong đó có giải pháp hỗ trợ vốn để xây dựng Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ, đồng thời phải tăng cường khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng; tự do hóa tài chính thơng qua các biện pháp tự do hóa lãi suất; phát triển các tổ chức tài chính phi ngân hàng; hạn chế sự phân biệt đối xử giữa các DNNN và DN ngoài nhà nước,

88

giữa các DN lớn và DNNVV. Về phía các Bộ, Ngành thông qua chiến lược phát triển ngành để xác lập hệ thống giải pháp cho ngành Dệt - May về đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, về khoa học và công nghệ, về thị trường và sản phẩm, về cung ứng nguồn nguyên phụ liệu…

5. Về phía các DN các DNNVV ngành Dệt - May phải nhận thức được những thách thức đối với ngành Dệt - May trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN mình, phải xây dựng chiến lược kinh doanh, chủ động trong vấn đề đổi mới cơng nghệ, lành mạnh nền tài chính DN, chú trọng đúng mức khâu đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến. DNNVV Dệt - May cần tận dụng tối đa sự tư vấn, hỗ trợ của Quỹ để đổi mới công nghệ: tư vấn về vay vốn, tư vấn về đầu tư, về công nghệ, về thông tin công nghệ...muốn vậy các DN phải tham gia đóng góp vào Quỹ theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của Bộ Tài chính

6. Quỹ hỗ trợ đổi mới cơng nghệ sẽ có tác động nhất định đến việc chuyển giao, đổi mới, hồn thiện cơng nghệ, cụ thể: cung cấp thông tin giúp nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong từng doanh nghiệp về ý nghĩa sống cịn của việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Giúp các DN lập được các dự án đầu tư ĐMCN hợp lý, phù hợp với chiến lược kinh doanh và năng lực tài chính của DN. Hỗ trợ tư vấn về đào tạo, giới thiệu DN với các tổ chức đào tạo, hoặc tư vấn đào tạo tại chỗ cho DN giúp cho các DN củng cố và nâng cao trình độ lao động trực tiếp sản xuất cũng như đội ngũ cán bộ kỹ thuật cơng nghệ, cán bộ quản lý. Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành sẽ giúp các DN nâng cao năng lực làm chủ công nghệ đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh trước mắt cũng như lâu dài của DN. Cùng với việc cung cấp thông tin và hỗ trợ tư vấn cho DN, DN sẽ có thêm một địa chỉ để bảo lãnh vay vốn, vay vốn (có ưu đãi) phục vụ việc chuyển giao, đổi mới, hồn thiện cơng nghệ, giải quyết bớt một phần khó khăn hiện nay về vốn cho ĐMCN của doanh nghiệp.

89

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận.

1.1. Bằng chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân. DN phát triển nhanh chóng và đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. DNNVV chiếm 92% tổng số DN là một trong những nhân tố tích cực giúp cho nền kinh tế của nước ta duy trì tốc độ phát triển cao trong những năm vừa qua, DNNVV đóng góp khoảng 42% GDP, góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho trên 50% số lao động làm việc trong khu vực DN nói chung (gần 3,37 triệu người), mỗi năm tăng thêm gần nửa triệu việc làm. DNNVV tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng, góp phần tích cực vào vào thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nông thôn và giải quyết các vấn đề xã hội.

1.2. Ngành Dệt - May Việt Nam có có trên 90% là DNNVV với số vốn bình quân 7,7 tỷ đồng/DN và lao động bình quân 216 người/DN có vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)