Nhu cầu hỗ trợ ĐMCN của các DNNVV ngành Dệt May

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 55 - 61)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.4. Nhu cầu hỗ trợ ĐMCN của các DNNVV ngành Dệt May

- Với mục tiêu phát triển ngành Dệt - May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 55/2001/QĐ-TTG ngày 23.4.2001 phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành Dệt - May Việt Nam đến năm 2010, trong đó vốn đầu tư phát triển: “Giai đoạn 2001-2005 khoảng 35.000 tỷ đồng; Giai đoạn 2006-2010 khoảng 30.000 tỷ đồng” 33

.

Về thực chất huy động vốn tổng cộng khoảng 4 tỷ USD. Trong đó chủ yếu là vốn đầu tư nước ngoài và các kênh huy động trong nước, khơng hề có hỗ trợ 4 tỷ USD từ Nhà nước. Các DN Dệt - May cũng nhận được các ưu tiên nhưng đó chỉ là được vay một phần vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển lâu hơn về thời gian và lãi suất thấp hơn chứ khơng có chuyện rót vốn cho khơng. Trong giai đoạn 2002-2005 (4 năm) toàn ngành mới vay được 1.900 tỷ đồng, khoảng 118 triệu USD34

. Như vậy vốn cho đầu tư phát triển, trong đó có bao

gồm cả đổi mới cơng nghệ của ngành cịn thiếu trầm trọng.

- Trong thời gian qua trên thực tế chỉ có những DN Dệt - May có tiềm lực tài chính mạnh (doanh nghiệp lớn), mới có khả năng đầu tư ĐMCN để nâng cao năng lực cạnh tranh, có thể dẫn ra một số doanh nghiệp tiêu biểu:

+ DNTN Dệt nhuộm vải Phước Thịnh: thành lập 1990, giá trị tài sản cố định 98 tỷ (2003), giá trị máy móc thiết bị cho SX-KD 95 tỷ. Doanh thu bình quân 100 tỷ/năm, tăng trưởng bình quân 10%/năm. Trong 3 năm (2001-2003) DN đã liên tục tiến hành ĐMCN, bao gồm: thiết kế đưa ra các sản phẩm mới (30 mẫu/3 năm); Áp dụng quy trình sản xuất mới (5 quy trình/3 năm); Cải tiến quy trình sản xuất; Cải tiến sản phẩm và Nghiên cứu triển khai (2 đề tài được nghiệm thu). Tổng vốn đầu tư cho ĐMCN từ 1 triệu USD (2001) tăng lên 2 triệu USD (2003). Tính trên doanh thu, tỷ lệ đầu tư cho ĐMCN trung bình trong 3 năm của Cơng ty đạt 24,6%. Nhờ hoạt động ĐMCN, các dây chuyền cơng nghệ, máy móc thiết bị của DN có tính đồng bộ cao, chủ yếu thuộc thế hệ những năm 90. Tỷ lệ thiết bị bán tự động và tự động của dây chuyền công nghệ đạt 60% 35

.

33 QĐ số 55/2001/QĐ-TTg ngày 23.4.2001 của Thủ tướng Chính phủ (trích - Tr2).

34

Bỏ QĐ 55 về Dệt - May theo cam kết WTO với Mỹ; Đông Hiếu, VietNamNet, 13.6.2006

35

54

+ Công ty may Đức Giang: thành lập 1990. Công ty có 3.650 cơng nhân, mặc dù thành lập muộn nhưng Cơng ty đã nhanh chóng nhận ra vai trị quan trọng của công nghệ cao trong sự phát triển của Công ty. Đầu năm 2003, Công ty đã khánh thành Nhà máy may công nghệ cao thứ 2 tại Hà Nội. Nhà may công nghệ cao được xây dựng và trang bị công nghệ của Nhật và Italia với số vốn đến 43,546 tỷ VND và có khả năng sản xuất 1 triệu chiếc quần/năm. Trong 10 tháng đầu năm 2003, doanh thu của Công ty đạt 17,4 triệu USD, với việc mở thêm nhà máy công nghệ cao, Công ty may Đức giang đã tạo việc làm cho hơn 1.500 lao động của Gia Lâm 36.

+ Công ty may 10: Cơng ty có 11 nhà máy với 4.700 công nhân, sản xuất hơn 6 triệu sản phẩm/năm. Công ty đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao năng suất bằng cách nâng cao tay nghề công nhân. Với lợi thế là có một trường đào tạo nghề riêng hàng năm, công ty đều tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho cơng nhân nâng cao tay nghề, trình độ chun mơn và kiến thức về công nghệ 37.

- Về năng lực tài chính, nhìn chung năng lực tài chính của DNNVV Dệt - May Việt Nam hiện nay cịn rất hạn chế. Thiếu nguồn tài chính vẫn đang là một thách thức lớn đối với các DN Dệt - May. Trước hết đó là tiềm lực của chủ DN, thể hiện ở vốn chủ sở hữu còn rất hạn hẹp, hiệu quả sản xuất chưa cao, khả năng thu hút vốn đầu tư của DN còn hạn chế và còn một nguyên nhân quan trọng là sự khó khăn trong huy động vốn từ các tổ chức tín dụng. Sự khó khăn này là do thị trường tài chính của nước ta chưa hồn chỉnh và đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu vay vốn của DN Dệt - May, đặc biệt là khả năng tiếp cận nguồn vốn từ thị trường tài chính. Bảng 8: Số doanh nghiệp có khó khăn và phân loại theo khó khăn theo kết quả khảo sát, trong đó có đến gần 60% DN có khó khăn về tài chính. Tổng số DN Dệt - May khảo sát DN có khó khăn Tỷ lệ % Đất đai Phát triển SP mới Tiếp cận CN mới Tài chính Mở rộng thị trường Giảm chi phí sản xuất Thiếu thơng tin Đào tạo nhân lực 873 719 82,4 287 171 113 429 393 210 127 232 % DN có khó khăn 39,9 23,8 15,7 59,7 54,7 29,2 17,7 32,3

Nguồn: Kết quả khảo sát (TAC-HN) - JICA, 2006, Tr177.

- Vốn là nhân tố có tác động cản trở lớn nhất đối với quá trình ĐMCN của các DN nói chung và DNNVV ngành Dệt - May nói riêng.

36

Nguồn: http://www.bharattextile.com tháng 11/2003.

37

55

Thực tế hiện nay, các DN Dệt - May, ngoại trừ các DN có vốn ĐTNN, thực sự gặp khó khăn về vốn và huy động vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư ĐMCN. Trong khi đó, thị trường vốn trung và dài hạn trong nước lại chưa phát triển, chưa có tác dụng hỗ trợ các DN. Một số quy định hiện hành trong việc cho vay vốn lại bất cập hoặc đòi hỏi lãi suất vay quá cao, nên không khả thi đối với các DN, đặc biệt là các DNTN. Bảng 9 cho thấy các nhân tố cản trở quá trình ĐMCN của các DN qua kết quả khảo sát 65 DN Dệt - May của CIEM tại Hà Nội và Tp HCM, 2004.

Các nhân tố cản trở quá trình đổi mới cơng nghệ Điểm số

trung bình *

1. Thiếu nhân lực có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cần thiết 3,0

2. Thiếu vốn 3,7

3. Thiếu thông tin công nghệ 3,3

4. Thiếu thông tin thị trường 3,3

5. Thiếu cơ hội tiếp xúc, nắm bắt công nghệ mới, hợp tác CGCN 3,0

6. Sợ các rủi ro đầu tư 2,7

7. Chính sách về đổi mới cơng nghệ 2,7

8. Các quy định về chuyển giao công nghệ 2,5

9. Các quy định về giám định công nghệ 2,5

10. Các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 2,8 11. Quy trình xin hỗ trợ cho đổi mới cơng nghệ phức tạp và kéo dài 2,8

12. Quy định về thuế 2,9

Nguồn: Kết quả khảo sát về ĐMCN tại các DN công nghiệp VN (CIEM); 2004; Tr87.

* 1- Khơng có ý nghĩa; 2- Ít có ý nghĩa; 3- Có ý nghĩa; 4- Rất có ý nghĩa; 5- Có tính quyết định.

- Kết quả điều tra thực tế 15 doanh nghiệp DNNVV Dệt - May (5 DN dệt & 15 DN may; Thái Nguyên = 2; Hà Nội = 8; Hà Nam = 1; Thanh Hóa = 2; Vinh = 1; Nam Định = 1), có 12/15 DN trả lời phiếu = 80% (trong đó có 3 DN dệt & 9 DN may). Cụ thể Bảng 10: Doanh nghiệp Số DN trả lời Thiết bị Số DN có dự định thay đổi CN, MMTB Trƣớc 1990 1990-2000 Dệt 3 3 3 May 9 2 7 6 Dệt - May 12 5 7 9

Thiết bị ngành dệt của các DN được hỏi hầu như đã cũ có thời hạn sử dụng trước năm 1990; thiết bị ngành may phần đa có niên hạn sử dụng sau năm 1990. Có 9/12 DN có dự định thay đổi cơng nghệ, máy móc thiết bị trong thời gian tới (75%).

Về những khó khăn của DN trong quá trình đổi mới công nghệ sản xuất, hầu hết các DN đều cho rằng vốn là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình ĐMCN (8/12 DN = 67%); tiếp đến là lao động có trình độ kỹ thuật

56

(7/12 DN = 58%); ngoài ra các yếu tố về thông tin, mặt bằng sản xuất cũng ảnh hưởng đến quá trình ĐMCN; Bảng 11: Doanh nghiệp Số DN trả lời Vốn cho ĐMCN Thông tin Lao động kỹ thuật Mặt bằng SX Kiến thức, kỹ năng quản lý Liên kết với DN khác Dệt 3 3 2 3 1 1 1 May 9 5 2 4 2 1 1 Dệt - May 12 8 4 7 3 2 2

Có thể thấy rằng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh, muốn vậy các doanh nghiệp phải tạo ra được những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, có giá thành rẻ hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Khơng có con đường nào khác buộc các doanh nghiệp phải nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm bằng cách đầu tư nghiên cứu, cải tiến, đổi mới quy trình cơng nghệ, nâng cao trình độ quản lý, tay nghề công nhân…điều này mâu thuẫn với tiềm lực của các doanh nghiệp, nhất là đối với các DNNVV khi vốn còn thiếu, nhân lực yếu, khả năng nghiên cứu triển khai hầu như khơng có. Đây là bài tốn đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách, với các DNNVV ngành Dệt - May, đòi hỏi phải có chính sách hỗ trợ ĐMCN đối với doanh nghiệp để phát triển ngành Dệt - May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt - May Việt Nam đến năm 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

57

Kết luận chƣơng 2

1. Ngành Dệt - May có vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động (gần 2 triệu lao động), đồng thời đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn từ xuất khẩu (đạt 7,78 tỷ USD/ năm 2007; kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trên 22%/năm giai đoạn 2001-2007). Toàn ngành có khoảng 3.208 DN; chiếm 12% số DN trong ngành công nghiệp chế biến; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10%/năm và chiếm tỷ trọng trên 10% của ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên ngành Dệt - May có trên 90% là DNNVV (vốn BQ/DN: 7,7 tỷ và lao động bình quân ~ 216 người/DN).

2. Gia nhập WTO thuế nhập khẩu hàng may mặc phải giảm theo lộ trình đã cam kết Dệt - May Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm nhập khẩu. Về thị trường: Chương trình giám sát chống bán phá giá của Mỹ vẫn được áp dụng đối với hàng Dệt - May, EU bãi bỏ hạn ngạch Dệt - May cho Trung Quốc từ năm 2008, điều này sẽ đẩy các DN Dệt - May Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt hơn. Hiện nay, sức cạnh tranh của hàng Dệt - May VN trên thế giới vẫn còn thấp. Cho đến thời điểm này, 100% máy móc thiết bị, phụ tùng phải nhập khẩu; 100% xơ sợi hố học; 90% bơng xơ thiên nhiên chủ yếu nhập từ Mỹ; 70% vải các loại; 67% sợi dệt và các loại phụ liệu… Đây là một trong những điểm yếu nhất làm hạn chế khả năng cạnh tranh quốc tế của các DN.

3. Sau khi gia nhập WTO, Chính phủ xác định ngành Dệt - May là một trong 7 ngành công nghiệp ưu tiên giai đoạn 2007-2015. Đến 2016-2020 ngành Dệt - May là một trong 4 ngành công nghiệp ưu tiên. Trên cơ sở đó Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt - May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với mục tiêu phát triển ngành Dệt - May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.

4. Về trình độ cơng nghệ, nếu như trình độ cơng nghệ của ngành may là khá tiên tiến và có thể cạnh tranh được với một số nước khu vực thì trình độ công nghệ trong ngành dệt lại được đánh giá là chậm hơn các nước xung quanh khoảng 20 năm, kết quả khảo sát của MPI chung của các doanh nghiệp Dệt - May trên 600 DN cho thấy 14% DN đánh giá trình độ cơng nghệ của mình là tiên tiến; 75% DN tự đánh giá trung bình và tự đánh giá trình độ cơng nghệ lạc hậu 11%. Tỷ lệ doanh nghiệp dệt sử dụng dây chuyền

58

công nghệ đồng bộ cao là 20%, trung bình là 70% và hiện vẫn còn 10% sử dụng dây chuyền chắp vá, thiếu đồng bộ.

5. Về lao động ngành Dệt - May thiếu nhiều lao động có trình độ và có khả năng làm việc trong môi trường cạnh tranh cao, kể cả từ cán bộ kỹ thuật công nghệ đến thương mại và quản trị DN. Phân bổ lực lượng lao động trong nghành Dệt - May chưa hợp lý. Tình trạng thiếu lao động (cả về số lượng và chất lượng) ở các thành phố lớn và khu công nghiệp đang là vấn đề lớn và khó khăn đối với ngành Dệt - May. Năng suất lao động trong ngành Dệt - May nói chung cịn thấp hơn so với các nước trong khu vực.

6. Việc nắm và khai thác thông tin công nghệ thông qua mạng của các DN Dệt - May cịn rất hạn chế, mới có 53% DN Dệt - May thực hiện kết nối INTERNET (khoảng 1.479 DN); chỉ có 7% DN Dệt - May có Website. Ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý còn rất hạn chế; việc áp dụng các phần mềm quản lý hiện đại còn rất hạn hẹp tại một số DN do chi phí vượt quá khả năng của doanh nghiệp.

7. Hầu hết các DN Dệt - May đều cho rằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, DN của họ cần phải ĐMCN để nâng cao sức cạnh tranh, trên 90% cho là "cần thiết" và "rất cần thiết" tiến hành các hoạt động ĐMCN. Kết quả khảo sát năm 2005 của MPI cũng cho thấy 47,9% DN (543 DN điều tra) thấy cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm bằng ĐMCN. Tuy nhiên năng lực tài chính của DN Dệt - May Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế. Thiếu nguồn tài chính vẫn đang là một thách thức lớn đối với các DN Việt Nam (có 8/12 DN khi tiến hành phỏng vấn gặp khó khăn về vốn cho ĐMCN). Trước hết đó là tiềm lực của chủ DN, thể hiện ở vốn chủ sở hữu còn rất hạn hẹp, hiệu quả sản xuất chưa cao, khả năng thu hút vốn đầu tư của DN còn hạn chế và cịn một ngun nhân quan trọng là sự khó khăn trong huy động vốn từ các tổ chức tín dụng. Sự khó khăn này là do thị trường tài chính của nước ta chưa hoàn chỉnh và đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu vay vốn của DN Dệt - May, đặc biệt là khả năng tiếp cận nguồn vốn từ thị trường tài chính.

59

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG QUỸ HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DNNVV NGÀNH DỆT - MAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)