CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
3.2. Vai trò của Nhà nƣớc và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc
3.2.1. Vai trò của Nhà nước
Với mục tiêu phát triển ngành Dệt - May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Ngày 10.3.2008 Chính phủ đã có quyết định 36/2008/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt - May đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, với các quan điểm sau:
- “Phát triển ngành Dệt - May theo hướng chuyên mơn hố, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt - May VN tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành Dệt - May là thương hiệu của các DN còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu vừa không kịp thời.
- Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.
- Phát triển ngành Dệt - May phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để tạo điều kiện
75
xử lý môi trường. Chuyển các DN Dệt - May sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt - May Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn.
- Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt - May Việt Nam; Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.
- Mục tiêu chính: tăng trưởng sản xuất hàng năm giai đoạn 2008-2010 từ 16-18%; giai đoạn 2011-2020 từ 12-14%; giai đoạn 2008-2010 là 20%; giai đoạn 2011-2020 là 15%” 43.
Bảng 12: Chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt - May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:
Chỉ tiêu ĐVT Mục tiêu toàn ngành đến năm 2010 2015 2020 - Sản xuất + Bông xơ 1.000 tấn 20 40 60 + Xơ sợi tổng hợp 1.000 tấn 120 210 300 + Sợi các loại 1.000 tấn 350 500 650 + Vải thành phẩm Triệu m2 1.000 1.500 2.000 + Sản phẩm may Triệu Sp 1.800 2.850 4.000
- Doanh thu Triệu USD 14.800 22.500 31.000
- Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 12.000 18.000 25.000
- Sử dụng lao động Triệu LĐ 2,5 2,75 3,0
Hiện tại, Việt Nam đang đứng trong top 10 trong số 56 nước sản xuất, xuất khẩu hàng Dệt - May lớn nhất thế giới. Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu nhận định ngành Dệt - May Việt Nam đến sau năm 2010 sẽ đứng trong top 5 nước sản xuất, xuất khẩu hàng Dệt - May lớn nhất thế giới.
Chính phủ có vai trị hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi các DN Dệt - May sau khi Việt Nam gia nhập WTO vẫn phải tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn như nguồn cung cấp nguyên phụ liệu phần lớn vẫn phải nhập khẩu, chưa chủ động trong thiết kế mẫu mã, công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp so với các nước khác, chi phí đầu vào trên giá thành sản phẩm cịn cao, tình trạng thiếu lao động, đình cơng, giá cả tăng và
43
76
đặc biệt là sức cạnh tranh ngày càng gay gắt trên các thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, EU và Nhật Bản.
* Các giải pháp vĩ mơ của Nhà nước về tài chính.
Về hệ thống các ngân hàng và chính sách thuế:
- Tăng cường khả năng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng bằng cách mở cửa thị trường tài chính trong nước đối với các tổ chức mới và các ngân hàng nước ngồi, cải cách định chế tài chính và luật pháp giúp cho thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn. Trước sức ép cạnh tranh của thị trường, các ngân hàng buộc phải nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính và giảm chi phí giao dịch. Điều này sẽ gia tăng động cơ cho vay đến các DNNVV khu vực tư nhân, trong đó có các DNNVV Dệt - May.
- Phát triển các tổ chức tài chính phi ngân hàng như các cơng ty tài chính, tổ chức tài chính phát triển, các cơng ty cho th tài chính, các cơng ty vốn đầu tư mạo hiểm (Quỹ), nhằm tăng cường nguồn tài trợ dài hạn cho các DNNVV Dệt - May.
- Tự do hóa tài chính thơng qua các biện pháp tự do hóa lãi suất tiền gửi và cho vay. Điều này sẽ làm cho các DNNVV tiếp cận dễ dàng hơn trên thị trường chính thức và các trung gian tài chính có thể phát triển bền vững hơn thông qua việc huy động tiền tiết kiệm tại chỗ để cho vay.
- Giảm chi phí giao dịch thơng qua một số biện pháp như (1) ngân hàng cần có thơng tin về uy tín khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của họ thay vì chỉ phân tích tín dụng tại bàn giấy và yêu cầu thế chấp (2) liên kết hoạt động cho vay và phân loại uy tín khách hàng trong cộng đồng (3) tiền lương của nhân viên tín dụng cần phải gắn với những thông tin mà họ có được từ khách hàng.
- Về chính sách thuế: chính sách thuế của Nhà nước đã có những ưu đãi đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, đầu tư đổi mới công nghệ…Luật thuế thu nhập DN số 14/2008/QH12 ngày 03.6.2008 đã có bước tiến lớn về thuế suất thuế thu nhập DN, giảm từ 28% trước đây xuống còn 25% (so với Luật thuế 2003). Trong Khoản 1 Điều 15, Chương 3 (Ưu đãi thuế thu nhập DN): “DN sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập DN bằng số chi thêm cho lao động nữ”. Như vậy đặc thù các DN Dệt - May cũng có thể xem xét được ưu đãi vì có trên 70% là lao động nữ. Tuy nhiên trong chính sách thuế Nhà nước cần điều chỉnh thuế VAT của các mặt hàng vải hiện nay từ 10% xuống 5% để khuyến khích DN đầu tư vào các mặt hàng này, nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho ngành may làm hàng xuất khẩu. Đối với DNNVV nói chung
77
và DNNVV ngành Dệt - May nói riêng có thể xem xét giảm thuế thu nhập DN xuống cịn 23% nếu DN có tỷ lệ xuất khẩu lớn.
Các giải pháp về vốn:
- Thẩm định và cho phép Bộ Công thương thành lập Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ để tạo lập và bổ sung một kênh hỗ trợ cho DNNVV trong lĩnh vực Dệt - May thực hiện chuyển giao, đổi mới, hồn thiện cơng nghệ, tạo điều kiện để các DNNVV ngành Dệt - May nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển của toàn ngành đã được Chính phủ phê duyệt. Hỗ trợ vốn ban đầu cho Quỹ hoạt động phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
- Chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu hướng dẫn các DNNVV ngành Dệt - May được đóng góp cho Quỹ từ nguồn trích từ lợi nhuận trước thuế hàng năm của DN (như QĐ 36/2007/QĐ-BTC ngày 16.5.2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN của tổ chức, cá nhân và DN và quy định tại điều 45 Luật Chuyển giao công nghệ).
- Hạn chế sự phân biệt đối xử giữa Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, các DN lớn trong ngành và DNNVV ngành Dệt - May, yêu cầu Vinatex và các DN lớn tham gia đóng góp xây dựng Quỹ.
- Nhà nước cần sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Chuyển giao công nghệ. Thành lập Quỹ hỗ trợ đổi mới cơng nghệ quốc gia, có sự liên kết giữa Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ của Ngành với Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, Quỹ phát triển KH&CN của các Bộ, Tỉnh, Thành phố...
- Để giải quyết vốn cho đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ, ngành Dệt - May Việt Nam cần huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngồi nước thơng qua các hình thức hợp tác kinh doanh, cơng ty liên doanh, công ty liên kết, cổ phần hóa các DN, DN có 100% vốn đầu tư nước ngồi. Huy động vốn thơng qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại với điều kiện có hoặc khơng có sự bảo lãnh của Chính phủ.
- Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý môi trường, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Viện nghiên cứu, các Trường đào tạo trong ngành Dệt - May Việt Nam để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt động nghiên cứu triển khai, và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt - May theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
78
- Nhà nước cho DN Dệt May được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường, nhất là các dự án về Dệt - Nhuộm chi phí xử lý mơi trường rất lớn.
* Hệ thống các giải pháp vĩ mô khác (cấp Bộ, Ngành):
Về sản phẩm:
- Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng công tác thiết kế thời trang, đầu tư đổi mới công nghệ tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các DN. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập trong ngành Dệt - May. Tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
- Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các DN trong ngành.
- Xây dựng Chương trình phát triển cây bơng, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bơng có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ để cung cấp cho ngành dệt.
Giải pháp về đầu tư:
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngồi nước đầu tư phát triển ngành Dệt - May để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Khuyến khích xây dựng các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt, nhuộm, sản xuất nguyên liệu bông xơ và sợi nhân tạo, sản xuất nguyên phụ liệu, để kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngồi. Trong đó ưu tiên các dự án sản xuất vải dệt thoi phục vụ cho sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.
- Khuyến khích xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành Dệt - May có đủ điều kiện hạ tầng cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về mơi trường và lao động có khả năng đào tạo. Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường.
- Triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành Dệt - May, khuyến khích các DN áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000. Xây
79
dựng và thực hiện lộ trình đổi mới cơng nghệ trong ngành Dệt -May theo hướng thân thiện với môi trường.
- Quy hoạch các vùng đầu tư phát triển cây bông, từng bước đáp ứng nhu cầu bông cho ngành dệt và kéo sợi.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực:
- Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành Dệt May, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt, nhuộm trọng điểm.
- Mở các khóa đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng (gồm các kỹ năng thiết kế, làm mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm tiêu chuẩn môi trường và lao động).
- Liên kết với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ, học sinh tham gia các khóa đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng, đào tạo cơng nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
- Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo.
- Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt - May, xây dựng Trường Đại học Dệt - May và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho việc triển khai các lớp đào tạo.
- Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành dệt may nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành. Hiệp hội Dệt - May Việt Nam và Tập đoàn Dệt - May Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đạo tạo nguồn nhân lực cho ngành.
Giải pháp về khoa học và công nghệ:
- Tổ chức lại các Viện nghiên cứu chuyên ngành Dệt - May theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm (NĐ 115). Nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu.
- Hỗ trợ cho các DN trong ngành đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu triển khai, chuyển giao, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của các DN Dệt - May Việt Nam.
80
- Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm Dệt - May.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hoà với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế. Hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm Dệt - May, hỗ trợ cho các DN Dệt - May trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật.
- Xây dựng phịng thí nghiệm sinh thái Dệt - May và Trung tâm phát triển các mặt hàng vải trong giai đoạn 2008-2010. Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Dệt - May, nâng cao chất lượng của trang thông tin điện tử.
- Nghiên cứu xây dựng các chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển giao, đổi mới công nghệ trong ngành Dệt - May.
Giải pháp thị trường:
- Tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị trường Dệt - May trên thị trường quốc tế.
- Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hoá các thủ tục.