Cơ hội và thách thức của ngành khi hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 42 - 44)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Những đặc điểm cơ bản của ngành Dệt-May Việt Nam

2.1.3. Cơ hội và thách thức của ngành khi hội nhập

* Cơ hội của ngành hội nhập.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo nhiều cơ hội lớn cho các Dệt - May Việt Nam trong tiếp cận với những công nghệ hiện đại của ngành, trình độ quản lý tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển và đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiếp cận, tăng số lượng thị trường xuất khẩu hàng hóa, tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu và cơ hội để Dệt - May Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.

- Từ 2005, Dệt - May Việt Nam đã được EU và Canada xoá bỏ chế độ hạn ngạch khi xuất khẩu vào những thị trường này, nhưng vẫn bị bó buộc bởi cơ chế hạn ngạch khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Khi chính thức trở thành thành viên WTO, ngành Dệt - May Việt Nam có nhiều cơ hội tốt để phát triển. Các doanh nghiệp Dệt - May có thể xuất khẩu theo khả năng mà khơng lo về hạn ngạch tại bất kỳ thị trường nào. DN Việt Nam sẽ có điều kiện thâm nhập mạnh hơn vào thị trường nước ngoài, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu.

- Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ có thêm cơ hội thu hút dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, đặc biệt là vào ngành Dệt - May. Nhờ đó, ngành có điều kiện phát triển nguồn ngun liệu bơng, xơ sợi tổng hợp, hóa chất thuốc nhuộm,… để nâng cao tỉ lệ nội địa hoá (theo kế hoạch sẽ đạt đến 50% vào 2010). Nhờ các nguồn vay vốn ưu đãi chính thức, vay thương mại, các nguồn viện trợ của nước ngoài, hoặc qua con đường hợp tác liên doanh, liên kết, đầu tư trực tiếp nước ngồi, các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển,... là giải pháp quan trọng trong đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, tiềm lực tài chính để đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Dệt - May. Các doanh nghiệp Dệt - May có điều kiện tiếp cận và đào tạo mạnh hơn lực lượng chun gia về cơng nghệ, thị trường, tài chính từ nước ngồi.

- Thơng qua q trình hội nhập DN Dệt - May có khả năng tiếp cận nhanh chóng, học tập những kinh nghiệm và kỹ năng quản lý tiên tiến của thế giới, qua các hình thức như liên doanh, hợp doanh, cơng ty cổ phần,… Bằng hình thức đồng tham gia sở hữu và quản lý điều hành DN với nhà đầu tư nước

25

41

ngoài, đội ngũ quản lý của Việt Nam sẽ nhờ thế học tập được kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành, nhờ đó nâng dần năng lực quản lý.

- Cũng như tất cả các thành viên WTO khác, Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng về pháp lý trong các tranh chấp thương mại quốc tế.

* Thách thức đối với ngành Dệt - May.

Đã bước sang năm thứ hai kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhìn lại tồn cảnh, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là đang có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội của hội nhập kinh tế thế giới là khơng ít thách thức mà DN Dệt - May Việt Nam phải đối mặt.

- Trước những thuận lợi lớn khi là thành viên WTO thì ngành Dệt - May Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt trong cạnh tranh. Đó là hàng rào bảo hộ hàng sản xuất trong nước đã giảm đến mức tối đa theo cam kết WTO. Từ 11.1.2007, thuế nhập khẩu hàng may mặc giảm từ 50% xuống còn 20%, vải từ 40% xuống cịn 12%. Vì vậy, các nhà sản xuất Dệt - May trong nước sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm từ nước ngoài tràn vào, nhất là các nước cạnh tranh lớn như Trung Quốc, Ấn Độ…

- Các khó khăn về thị trường xuất khẩu chính của ngành Dệt - May Việt Nam 26:

+ Thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng khoảng 58% tổng kim ngạch xuất khẩu và có tốc độ tăng trưởng đều hàng năm. Tuy nhiên, thị trường này vẫn tiềm ẩn những rủi ro. Hàng Dệt - May Việt Nam khơng cịn phải chịu hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nhưng dưới áp lực của các nhà sản xuất Mỹ, Bộ Thương Mại Mỹ đã đưa ra một rào cản mới, Chương trình giám sát chống bán phá giá của Mỹ vẫn được áp dụng đối với hàng Dệt - May của Việt Nam, và có khả năng phía Mỹ sẽ duy trì cơ chế giám sát đặc biệt cho đến hết năm 2008. Điều này đã gây tâm lý lo ngại không chỉ cho các DN Dệt - May Việt Nam mà cả các nhà nhập khẩu và bán lẻ Mỹ. Một số nhà nhập khẩu lớn của Mỹ đã tỏ ra dè dặt khi đặt hàng các DN Việt Nam.

+ Đối với thị trường EU, việc EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch Dệt - May cho Trung Quốc từ năm 2008, điều này sẽ đẩy các DN Dệt - May Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt hơn với ngành Dệt - May Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc lại có lợi thế về năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất và có khả năng cung cấp nhiều phẩm cấp hàng hóa.

26

42

+ Đối với thị trường Nhật Bản, hiện nay, sáu nước trong khu vực Đông Nam Á gồm Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Brunei và Thái Lan đã được hạ mức thuế quan xuống còn 0% khi xuất khẩu hàng Dệt - May vào Nhật Bản. Trong khi đó, hàng Dệt - May của Việt Nam vào thị trường này vẫn đang phải chịu mức thuế khoảng 10%, điều này cũng sẽ tiếp tục đẩy các DN trong nước vào thế cạnh tranh khá căng thẳng với các nước trong khu vực khi xuất hàng sang thị trường này.

- Hiện nay, sức cạnh tranh của hàng Dệt - May VN trên thế giới vẫn còn thấp, ngay cả trong điều kiện được bãi bỏ hạn ngạch. Đó là vì VN thiếu nguồn ngun liệu tại chỗ, thiếu ngành công nghiệp phụ trợ và hiện vẫn phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu. Điều này lý giải tại sao các DN Việt Nam vẫn phải chấp nhận gia công xuất khẩu là chính (chiếm tới 60-70% kim ngạch), trong khi hình thức thương mại bán sản phẩm (FOB) còn chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Do thiếu công nghiệp phụ trợ nên ngành Dệt - May Việt Nam gần như phụ thuộc vào thị trường thế giới, cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Cho đến thời điểm này, từ máy móc thiết bị, phụ tùng, hóa chất thuốc nhuộm đến nguyên liệu, phụ liệu đều phải nhập khẩu với tỷ lệ lớn: 100% máy móc thiết bị, phụ tùng; 100% xơ sợi hố học; 90% bơng xơ thiên nhiên chủ yếu nhập từ Mỹ; 70% vải các loại; 67% sợi dệt và các loại phụ liệu như chỉ may, mex dựng, khoá kéo… từ 30% đến 70% tổng nhu cầu. Đây là một trong những điểm yếu nhất làm hạn chế khả năng cạnh tranh quốc tế của các DN Dệt - May Việt Nam 27

.

- Trước đây, Việt Nam vẫn được coi là có lợi thế về giá nhân cơng rẻ, nhưng hiện nay, tình trạng người lao động khơng cịn thiết tha với ngành Dệt - May trở nên phổ biến, nhiều công nhân may đã bỏ nghề chuyển sang các khu vực khác có mức thu nhập cao hơn. Ưu thế về chi phí nhân cơng thấp khơng cịn, các DN Dệt - May sẽ phải cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

2.2. Thực trạng của DNNVV ngành Dệt - May trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)