Kinh nghiệm của một số quốc gia về hỗ trợ ĐMCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 27 - 36)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Quỹ hỗ trợ đổi mới Công nghệ

1.3.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về hỗ trợ ĐMCN

* Singapore 17.

Trong khu vực ASEAN, Singapore là nước có trình độ phát triển kinh tế, KH&CN cao nhất. Tuy vậy, họ vẫn rất coi trọng việc hỗ trợ các DNNVV đổi mới công nghệ để đáp ứng các đòi hỏi cạnh tranh ngày càng gay gắt trong bối cảnh tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Bộ Công thương Singapore đã giao cho đơn vị trực thuộc là Cục Năng suất và Tiêu chuẩn triển khai một số chương trình hỗ trợ đặc biệt đối với các DNNVV.

Chương trình hỗ trợ phát triển của Chính phủ. Singapore đã áp dụng nhiều Chương trình để hỗ trợ DNNVV (trên 60 Chương trình); trong đó, đáng lưu ý là một số chính sách khuyến khích về: Đổi mới cơng nghệ, hỗ trợ kỹ thuật đối với các DN bản địa và cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ trong việc nâng cấp, hiện đại hố cơng nghệ.

Cơ chế khuyến khích đổi mới cơng nghệ đối với DNNVV.

Với mục tiêu khuyến khích, hỗ trợ các công ty và tổ chức nâng cao năng lực áp dụng các đổi mới công nghệ (bao gồm cả đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình cơng nghệ và các dịch vụ hỗ trợ khác). Tất cả các DN đăng ký hoạt động tại Singapore đều có thể nhận sự hỗ trợ với những điều kiện sau:

- Có dự án về đổi mới hoặc cải tiến sản phẩm, quy trình cơng nghệ và các dịch vụ có liên quan.

- Các dự án phải thuyết minh rõ các kết quả dự kiến đưa lại như: Rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, nâng cao năng suất lao động.

17

26

- Trong trường hợp dự án đang ở giai đoạn đầu (giai đoạn đánh giá khả thi về công nghệ /thị trường) hoặc chưa chỉ rõ được địa chỉ áp dụng cụ thể thì DN cần phải thuyết minh rõ mục tiêu cần đạt tới của dự án, ví dụ như đưa ra được một báo cáo khả thi về thị trường/công nghệ.

Về mức hỗ trợ tài chính: Mức hỗ trợ tối đa là 50% chi phí được phép để thực hiện dự án. Các khoản chi được phép gồm: chi phí về nhân lực (tiền lương cho các thành viên tham gia dự án, chi phí đi lại, ăn và đào tạo); chi phí về vật tư, thiết bị (thiết bị, xưởng thực nghiệm, vật tư, phần mềm); chi phí về các dịch vụ kỹ thuật (nghiên cứu khả thi /nghiên cứu thị trường, chi phí làm mẫu thử, tư vấn, thử nghiệm sản phẩm...); chi phí về sở hữu trí tuệ.

Phương thức cấp phát: Cấp trực tiếp cho DN theo nguyên tắc hoàn lại tiền do DN đã ứng ra để triển khai dự án.

Cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ DNNVV nâng cấp và hiện đại hóa cơng nghệ.

Đây là một loại chương trình hỗ trợ vốn vay với lãi suất thấp nhằm giúp các DN bản địa nâng cấp và hiện đại hố cơng nghệ sản xuất.

Các tiêu chuẩn xem xét bao gồm: DN phải có tỷ lệ góp vốn khơng dưới 30% (nếu liên doanh với đối tác nước ngồi); vốn cố định khơng vượt q 15 triệu đô la Singapore; nếu thuộc ngành công nghiệp dịch vụ thì số người làm việc khơng vượt q 200 nhân viên.

Với loại hình hỗ trợ này, mức cho vay tối đa không vượt quá 15 triệu đô la Singapore. Thời hạn cho vay: Ngắn hạn (dưới 12 tháng, lãi suất từ 3,5 đến 6,25%/năm); trung hạn (dưới 4 năm, lãi suất 6,25%/năm); dài hạn (4-10 năm, lãi suất 6,75%/năm). Vốn vay có thể được sử dụng cho các mục tiêu sau: Mở một lĩnh vực kinh doanh mới; hiện đại hố phân xưởng, nhà máy hiện có; mở rộng năng lực sản xuất hiện có; đa dạng hố sản phẩm. Đối với các dự án áp dụng tự động hoá cho phép áp dụng mức lãi suất đặc biệt là 3,5%/năm.

* Canađa 18.

Mặc dù là một trong những nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, nhưng Canađa rất coi trọng phát triển các DNNVV. Chính phủ Canađa đã đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng và áp dụng các cơ chế, chính sách và biện pháp hỗ trợ các DNNVV thơng qua Chương trình hỗ trợ đổi mới cơng nghệ.

Theo sáng kiến của Trung tâm Nghiên cứu quốc gia Canađa, người ta đã thực hiện Chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các DNNVV.

18

27

Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình này là thúc đẩy chuyển giao cơng nghệ và hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNNVV ở Canađa. Tham gia Chương trình này gồm trên 100 tổ chức công nghệ (cả của nhà nước và tư nhân) và 260 chuyên gia cố vấn công nghệ công nghiệp, được phân bổ trên 90 tỉnh và thành phố của Canađa.

Một số hình thức hỗ trợ chính:

- Hỗ trợ đồng bộ, bao gồm: Tư vấn, tài trợ và các hình thức hỗ trợ khác để giúp DN giải quyết một khó khăn nào đó, kể từ khâu nghiên cứu đến đưa sản phẩm ra thị trường.

- Cho lời khuyên (tư vấn) theo yêu cầu của DN. Với mạng lưới các chuyên gia cố vấn kỹ thuật (260 người), Chương trình có thể th đội ngũ này đi tới cơ sở, tiến hành khảo sát, phân tích và đưa ra những đề xuất cụ thể về phương án giải quyết những khó khăn, cả về mặt công nghệ và kinh doanh theo yêu cầu cụ thể của DN.

- Hỗ trợ tài chính cho các dự án nghiên cứu ở giai đoạn đầu (cịn độ rủi ro về mặt cơng nghệ). Có thể nói, đây là hình thức hỗ trợ có tầm quan trọng đặc biệt đối với DNNVV. Lý do cơ bản để áp dụng hình thức hỗ trợ này là vì thơng thường các DNNVV không đủ tiền để tiến hành các dự án nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ cịn độ rủi ro nhất định. Trong trường hợp này, Chương trình có thể xem xét và hỗ trợ với mức tài trợ từ 5.000 đến 350.000 $ (tiền Canađa), trong trường hợp xét thấy có hiệu quả, có thể hỗ trợ tới 50% tổng chi phí của dự án được chọn.

- Hỗ trợ tài chính cho các dự án tiền thương mại hóa. Hình thức hỗ trợ này thường áp dụng đối với các DN có các dự án định đưa ra thị trường các sản phẩm ứng dụng các công nghệ tiên tiến như: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu tiên tiến. Theo nguyên tắc “chia sẻ rủi ro”, Chương tình cũng có thể xem xét và hỗ trợ (có thu hồi) cho các dự án với mức tối đa không quá 500.000 $ (tiền Canađa) cho một dự án thuộc diện này.

- Hỗ trợ tham quan, khảo sát công nghệ mới và các kinh nghiệm hay về tiến hành đổi mới công nghệ. Để giúp các DNNVV cập nhật được những thông tin về công nghệ mới và các kinh nghiệm hay về tiến hành đổi mới công nghệ.

- Tổ chức mạng lưới công nghệ Canađa. Mục tiêu chính của việc tổ chức mạng lưới này là giúp các DNNVV có thể tiếp cận dễ dàng với các nguồn thông tin liên quan tới công nghệ, kinh doanh và các chuyên gia am hiểu trong lĩnh vực này. Tham gia mạng lưới này có 360 chuyên gia cố vấn và

28

trên 1.000 tổ chức, bao gồm cả các phịng thí nghiệm, các trường đại học, các hiệp hội công nghiệp và các cơ quan phát triển kinh tế của trung ương và địa phương.

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, Canađa rất coi trọng việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các DNNVV. Các chuyên gia cho rằng, 60-70% tri thức cần du nhập từ bên ngồi. Chính vì vậy họ đặc biệt chú ý tới lĩnh vực này. Canađa đang mở rộng quan hệ hợp tác với các nước thành viên thuộc ASEAN. Chẳng hạn, đã giúp Thái Lan và Inđônêxia xây dựng mạng lưới công nghệ theo mơ hình của Canađa để hỗ trợ DNNVV.

* Hàn Quốc 19.

Quá trình tăng trưởng các tập đồn cơng nghiệp, tổ hợp cơng nông tại Hàn Quốc khởi đầu từ những DNNVV. Những định hướng nuôi dưỡng và phát triển DNNVV đã cho thấy DNNVV của Hàn Quốc đã thực sự đóng góp hữu hiệu trong sự gia tăng GDP trong nước và hơn thế nữa các DN này ngày càng chuyển mình nhanh hơn để thâm nhập thị trường thế giới.

Quá trình định hướng và hỗ trợ của Bộ DNNVV trải qua nhiều giai đoạn với chiến lược và giải pháp khác nhau. Có thể rút ra một số bài học bổ ích cho định hướng phát triển của DNNVV Việt Nam.

1. Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu chiến lược cho DNNVV trong nước: để thực hiện định hướng này, Bộ DNNVV đã đưa ra tầm nhìn “Phát triển DNNVV theo mơ hình đổi mới hướng tới sản lượng 30.000 USD”. Tầm nhìn được triển khai thành mục tiêu chiến lược, đổi mới trong sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến đạt giá trị sản lượng bình quân 30.000 USD/năm.

2. Thực hiện chiến lược tăng cường hỗ trợ phù hợp với đặc tính của từng giai đoạn tăng trưởng. Chính sách này tập trung vào 3 giai đoạn của vòng đời DN: Khởi nghiệp - Nuôi dưỡng thúc đẩy tăng trưởng - Tăng trưởng, tồn cầu hóa.

- Linh hoạt hóa khởi nghiệp: bằng các chính sách như tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện cơ chế quản lý, đơn giản hóa thủ tục rút ngắn thời gian thành lập, hỗ trợ vốn khởi nghiệp, mặt bằng và thuế (ưu tiên cho các DN mạo hiểm). Song song với thực hiện đồng bộ các chính sách, Chính phủ đã định hướng lĩnh vực ưu tiên phát triển là các ngành công nghiệp chế tạo, hình thành loại hình “thung lũng Silicon Hàn Quốc” cho DNNVV, hỗ trợ

19 “Những kinh nghiệm phát triển DN vừa và nhỏ tại Hàn Quốc”Website TT xúc tiến TM&ĐT - TP HCM;

29

50% chi phí trang thiết bị và giảm thuế doanh thu, sử dụng tài sản, đất… để tạo cơ sở ban đầu làm nền tảng cho các DNNVV thốt khỏi tình trạng yểu mệnh;

- Nuôi dưỡng và thúc đẩy tăng trưởng: tập trung vào chính sách hỗ trợ đổi mới cơng nghệ, thương mại hóa sản phẩm cơng nghệ mới, (R&D) và nhận chuyển giao kết quả R&D từ các chương trình của Chính phủ để đổi mới cơng nghệ. Cũng như các nước khác, điểm yếu nhất của các DNNVV là trang bị kỹ thuật yếu kém cả về trình độ lẫn qui mơ, năng lực R&D kém; chính sách đổi mới cơng nghệ giúp các DNNVV có kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước để nghiên cứu đổi mới công nghệ phù hợp với ngành và phạm vi hoạt động, đồng thời có thể tiếp nhận và ứng dụng nhanh những thành tựu của nghiên cứu mới vào hoạt động hiện hữu.

- Tăng trưởng - tồn cầu hóa là nhóm giải pháp nhằm ổn định nguồn nhân lực, củng cố điều kiện làm việc và xây dựng năng lực cạnh tranh toàn cầu. Để ổn định nguồn nhân lực cho DNNVV, gắn tương lai DNNVV với tương lai đại học và nền kinh tế, Chính phủ đã có chủ trương thay đổi nhận thức của giới lao động về hoạt động và hướng phát triển của DNNVV, bằng các giải pháp vô cùng hữu hiệu như: ưu tiên cho sinh viên các trường đại học thực tập tại DNNVV (có cộng thêm điểm), bổ sung vào chương trình đào tạo các môn học về DNNVV; các mơ hình DVNNV thành cơng, CEO (Chief Executive Officer) thành công từ các DNNVV cũng được đưa vào chương trình đào tạo như những điển cứu (case study), ngoài ra cịn khuyến khích DNNVV tăng cường thu nhận chuyên gia nước ngoài.

Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 284 tỷ USD, trong đó DNNVV đóng góp 92,1 tỷ USD (chiếm 32,4%), tăng gấp 5 lần so với 10 năm trước. Với mục tiêu DNNVV chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu trong các năm tới, Bộ DNNVV bổ sung những giải pháp như tăng cường mua các sản phẩm kỹ thuật, hỗ trợ Marketing ra nước ngồi theo những mơ hình phù hợp với thị trường mục tiêu, hỗ trợ hệ thống BSO (Business Support Organization) phát huy tổng lực hướng tới quốc gia và nhóm thị trường có nhu cầu, cải tiến chế độ bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm xuất khẩu.

3. Thực hiện nhóm chính sách cân bằng tăng trưởng cho DNNVV và các tập đoàn: Qua các năm thực hiện hỗ trợ nuôi dưỡng, phát triển DNNVV, vẫn cịn những cách biệt về trình độ cơng nghiệp hóa, sử dụng tài nguyên, liên kết kinh doanh giữa DNNVV và các tập đồn. Chính phủ đã có chủ trương nâng cao trình độ phát triển của DNNVV, thơng qua việc hình thành ủy ban hợp tác sản xuất thương mại của các DN mà chủ tịch là người đại diện văn

30

phịng Chính phủ. Ủy ban này phối hợp với các tổ chức hỗ trợ thương mại xem xét, cải tổ chính sách phát triển kinh tế, tăng cường cơ chế hợp tác giữa DNNVV và các tập đồn kinh tế lớn, thúc đẩy DNNVV có điều kiện chuyển đổi phát triển và gia nhập tập đoàn, tăng cường hỗ trợ để tăng số lượng và chất lượng của những DNNVV gia nhập, giải quyết mối quan hệ lợi ích có lợi cho cả 2 phía và có lợi cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

* Trung Quốc 20.

Đến cuối năm 2004, TQ đã có 3,6 triệu DNNVV, trong đó 1,7 triệu DN vừa. Ngồi ra, cịn có khoảng 2,7 triệu hộ kinh doanh cá thể. DNNVV ở Trung Quốc hiện đóng góp 60% GDP, tạo ra 75% số việc làm, chiếm 45% tổng thu thuế và 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. DNNVV đã đi vào chun mơn hóa khá cao, tập trung vào các ngành chế biến nông sản thực phẩm, may mặc, giày dép... lực lượng DNNVV thực sự đóng vai trị quan trọng trong quá trình phát triển ở Trung Quốc. Những năm gần đây, Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ lực lượng DN này. Trong đó, có việc sửa đổi Hiến pháp trong việc bảo vệ lợi ích và tài sản của DN tư nhân, xây dựng sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Năm 2000, Trung Quốc ban hành Luật Thúc đẩy phát triển các DNNVV. Tháng 2/2005, Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành Văn kiện về Định hướng chính sách phát triển DN ngoài quốc doanh. Theo đó, quy định DN tư nhân tham gia vào những lĩnh vực độc quyền của nhà nước.

Trung Quốc cũng thành lập rất nhiều cơ quan với các chức năng khác nhau hỗ trợ và quản lý phát triển DNNVV như: Ủy ban Đổi mới và Phát triển Quốc gia, cơ quan xây dựng các chính sách chiến lược nòng cốt để phát triển và đổi mới nền kinh tế, trong đó bao gồm một loạt các chính sách xúc tiến phát triển DNNVV. Đồng thời, Phòng các DNNVV được thành lập để nghiên cứu sự liên hệ giữa DNNVV và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hỗ trợ, nghiên cứu các chính sách và biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh và sự phát triển của DNNVV, xây dựng hệ thống dịch vụ DNNVV, thúc đẩy hợp tác và liên doanh giữa DNNVV và các cơng ty, tập đồn quốc tế. Quỹ cải cách dành cho các DN áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến cũng là một hình thức để khuyến khích DNNVV nâng cao trình độ khoa học công nghệ.

Về hỗ trợ đổi mới cơng nghệ có những chính sách ưu đãi sau đối với DN:

20 Website: www.mofa.gov.vn/quocte/Kinh nghiệm của Trung Quốc trong quản lý, phát triển và hỗ trợ

31

- Lập quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DN đang tồn tại tham gia đổi mới cơng nghệ, thay vì đầu tư cho việc xây dựng các DN mới.

- Ưu tiên cho các DN đổi mới công nghệ được vay vốn ngoại tệ, để mua thiết bị và vật liệu cần thiết cho đổi mới công nghệ.

- Các DN được phép giữ lại 1-2% của tổng lợi nhuận cho việc chi cho thử nghiệm các sản phẩm mới.

- Đối với các DN then chốt đang tiến hành đổi mới công nghệ, được miễn giảm những khoản chi trả hàng tháng từ quỹ khấu hao cho năng lượng, giao thông, xây dựng và các khoản chi ngân sách khác.

- Khuyến khích các DN và viện nghiên cứu liên kết trong các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)