Về tổ chức quản lý trong các DNNVV Dệt May

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 50 - 51)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.4. Về tổ chức quản lý trong các DNNVV Dệt May

- Cho đến nay hầu hết các DN Dệt - May hiện đang áp dụng hệ thống quản lý thơng thường, có rất ít các DN áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 (phương pháp làm việc khoa học, được coi như là một quy trình cơng nghệ quản lý mới, giúp các tổ chức chủ động, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong hoạt động của mình); ISO 14000 (khẳng định sự tuân thủ của DN với các chính sách về mơi trường..). Hiện nay vẫn chưa có thống kê chính thức của bất cứ một tổ chức nào về việc áp dụng ISO 9001:2000 và ISO 14000 trong các DN Dệt - May. Việc áp dụng và duy trì các hệ thống quản lý chất lượng trên cũng tốn kém: chi phí cho xây dựng hệ thống 7.000-10.000 USD; chi phí cho đánh giá định kỳ hàng năm từ 1.500-2.000 USD/DN.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các DN Dệt - May còn rất hạn chế, theo khảo sát năm 2005 của Hiệp hội Dệt - May VN, mới có 11% số DN Dệt - May VN trang bị máy tính cho kho hàng, 20% có máy chủ, đặc biệt chưa có DN nào áp dụng ERP (quản trị nguồn lực DN) và hệ thống quản trị điện tử. Khảo sát năm 2006 cho thấy, một số DN lớn đã bắt đầu triển khai ERP, song còn thận trọng thăm dò (như ở May Việt Tiến), hay mới triển khai một số module (May 2 Hải Phòng) hoặc đã mạnh dạn đầu tư nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn (May 10). Hiện nay mức độ ứng dụng CNTT của các DN Dệt - May VN mới đạt mức trung bình của khu vực, cịn phải đầu tư nhiều và nhanh hơn nữa vào các phần mềm quản lý và ERP 31

.

30 VCCI: “DN Việt Nam 2007 - Báo cáo thường niên”; Hà Nội, 2008; Tr 164-165.

31

Báo Lao động số 331 Ngày 01.12.2006 - Ngành Dệt - May VN đẩy mạnh ứng dụng CNTT, T.A

* GPRO là một hệ thống bao gồm phần cứng và phần mềm cho phép nhà quản lý biết rõ năng suất thực của

công nhân tại một thời điểm. Phần cứng của hệ thống này là một trạm ghi các dữ liệu về chủng loại, số lượng nguyên liệu… mà một công nhân phải đảm nhận; một chiếc thẻ thông minh nhận các dữ liệu ở trạm ghi dữ liệu; và một trạm thu thập dữ liệu tự động từ thẻ thông minh rồi truyền về hệ thống máy tính. Khi trạm ghi dữ liệu nhập xong các thơng tin ghi trên thẻ thông minh, dữ liệu trên thẻ cũng tự động được xóa đi để tránh tình trạng cơng nhân ghi dữ liệu nhiều lần. Khi máy tính nhận được các dữ liệu thì phần mềm sẽ xử lý và thể hiện lại dưới dạng những bảng, biểu cụ thể cho nhà quản lý theo dõi. Hệ thống này chính xác hơn nhiều so với phương pháp ghi chép bằng tay; nhờ vậy, nhà quản lý tiết kiệm được rất nhiều thời gian và nhân lực. Nhà quản lý sẽ nắm được các khiếm khuyết trong quy trình sản xuất và có sự điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, bộ

49

- Đối với các hệ thống quản lý hiện đại như GPRO* kiểm sốt, phản hồi thơng tin thực tế, và GSD hướng đến quy trình cơng nghệ, cải tiến năng suất. GSD chủ yếu phát huy tác dụng trong quá trình sản xuất, giúp DN xây dựng được quy trình sản xuất chuẩn cho từng cơng đoạn, từng mã hàng theo chuẩn mực quốc tế. Do chi phí quá lớn (75.000 USD/hệ thống GPRO) với khả năng của DN, nên mặc dù nhiều quốc gia đã áp dụng nhưng ở Việt Nam chỉ có một số DN như May Nhà Bè, Minh Hoàng, Protrade, Nam Sơn… áp dụng đều cho thấy năng suất của công nhân tăng lên khoảng 30%. Chỉ riêng hệ thống GSD, Xí nghiệp May mặc hàng xuất khẩu Bình Dương đã phải chi tới 165.000 USD. Cịn tại Cơng ty May Tiền Tiến, số tiền 600 triệu đồng chỉ đủ để đưa CNTT vào hai trong bốn xí nghiệp trực thuộc. Điểm yếu nhất là vấn đề tài chính. Lợi nhuận trong ngành Dệt - May khơng cao nhưng chi phí đầu tư cho hệ thống phần cứng, phần mềm chuyên dụng... lại rất cao, vượt ngoài khả năng của nhiều DN, nên nhiều DN còn dè dặt trong triển khai 32

.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)