CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Những đặc điểm cơ bản của ngành Dệt-May Việt Nam
2.1.1. Khái quát về ngành
CHƢƠNG 2
HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DNNVV NGÀNH DỆT - MAY
2.1. Những đặc điểm cơ bản của ngành Dệt - May Việt Nam.
2.1.1. Khái quát về ngành 21. .
Ngành Dệt - May VN có vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động, đồng thời đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn từ xuất khẩu và đóng góp một nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Trước 1985 ngành Dệt - May có 100% các DN là DNNN, được nhà nước đầu tư vốn, sản xuất theo kế hoạch của nhà nước. Sau năm 1986 nhiều DN Dệt - May thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo cơ chế thị trường, tuy nhiên cho đến năm 1990 Ngành Dệt - May Việt Nam chủ yếu bảo đảm các nguyên liệu cho sản xuất, vải, quần áo, chăn, màn... cho tiêu dùng và là đầu mối xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa theo nghị định thư với các nước đơng Âu cũ.
Đến năm 1990, tồn ngành về năng lực thiết bị có 860.000 cọc sợi và 2000 rơ to, 43.000 máy dệt (kể cả khung dệt thủ công), 60.000 thiết bị và máy may. Xây dựng 1 Viện công nghệ sợi dệt và 1 Trung tâm nghiên cứu may. Sản lượng thực hiện cuối năm 1990 đạt 50 ngàn tấn sợi và hơn 450 triệu mét vải (khổ 0,80m), sản xuất 150 triệu sản phẩm may.
Từ năm 1991- 1999: ngành Dệt - May VN đứng trước những khó khăn hết sức gay gắt, thiết bị cơng nghệ sợi, nhuộm, hồn tất (khoảng 50%) cũ, lạc hậu, đã sử dụng 30 - 40 năm (có nhà máy đã sử dựng 50 - 60 năm); Máy dệt đa phần khổ hẹp, tiêu hao năng lượng và lao động cao; Thiếu vốn cho đầu tư ĐMCN và thiếu kỹ năng quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Nhưng nhờ có đường lối đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp của các bộ, ngành trong việc mở thị trường mới, các DN đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp thiết bị cũ và đầu tư công nghệ mới để sản xuất ra những sản phẩm theo yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó, với luật khuyến khích đầu tư nước ngồi, các xí nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngồi bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực Dệt - May. Trong vịng 10 năm, có gần 170 dự án với số vốn đăng ký hơn 1.600 triệu USD, đã góp phần làm cho ngành Công nghiệp Dệt - May
21
35
Việt Nam có sự phát triển mới cả về quy mơ, trình độ cơng nghệ, mẫu mã hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu.
Thời kỳ 1991 - 1999, toàn ngành đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ hạng cao trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước, đạt gần 1,7 tỉ USD (năm 1999), trong đó hơn 60% sản phẩm xuất khẩu sang thị trường phi hạn ngạch, chiếm 14,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước, tạo việc làm cho gần một triệu lao động.
Từ năm 2000 đến nay DN Dệt - May không ngừng phát triển về số lượng, tính đến 31.12.2006 tồn ngành có 3.208 DN (dệt: 1.250 DN; may: 1.958 DN) tăng 15% so với năm 2005; chiếm 12% số DN trong ngành công nghiệp chế biến (26.863 DN). Trong đó DN tư nhân chiếm 74,5%, DN FDI chiếm khoảng 25%, số còn lại là DN Nhà nước.
Nguồn: Thực trạng DN qua kết quả điều tra, TCTK; 2008.
- Về sản lượng sợi năm 2005 đạt 259,2 ngàn tấn; năm 2006 đạt 268,6 ngàn tấn và năm 2007 đạt 275 ngàn tấn tăng 2,4% so với năm 2006. Về vải năm 2005 đạt 560,8 triệu mét; năm 2006 đạt 570,3 triệu mét; năm 2007 đạt 610,7 triệu mét vải tăng 7% so với năm 2006. Đối với quần áo, năm 2005 đạt 1.010,8 triệu sản phẩm; năm 2006 đạt 1.155,5 triệu sản phẩm; năm 2007 đạt 1.320,2 triệu sản phẩm tăng 14,3% so với năm 2006 - Biểu đồ 5.
Nguồn: Thực trạng DN qua kết quả điều tra & Website TCTK; 2008. BIỂU ĐỒ 4: DOANH NGHIỆP DỆT - MAY GIAI ĐOẠN
2000-2006 987 1.254 1.622 1.919 2.410 2.791 3.208 0 1.000 2.000 3.000 4.000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
BIỂU ĐỒ 5: SẢN LƯỢNG NGÀNH DỆT MAY GIAI ĐOẠN 2001-2007 0,0 500,0 1.000,0 1.500,0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Vải (triệu mét) Quần áo (triệu sp)
36
- Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành Dệt - May không ngừng tăng trưởng, năm 2000 giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn ngành đạt 7.007 tỷ đồng chiếm 10,38% ngành công nghiệp chế biến; năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.222 tỷ đồng tăng 74,4% so với năm 2000, tính chung cho giai đoạn 2000-2006 mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 10%/năm và chiếm tỷ trọng trên 10% của ngành công nghiệp chế biến - Biểu đồ 6.
Nguồn: Thực trạng DN qua kết quả điều tra, TCTK; 2008.
- Về doanh thu, nếu như năm 2000 doanh thu của ngành đạt 24.617 tỷ đồng, chiếm 10% doanh thu của ngành công nghiệp chế biến; đến năm 2006 doanh thu đạt 103.601 tỷ đồng, giữ nhiệp độ tăng doanh thu bình quân 10%/năm. Đến năm 2006 doanh thu toàn ngành chiếm 11,6% của ngành công nghiệp chế biến - Biểu đồ 7.
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008.
Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, ngành Dệt - May có đóng góp quan trọng vào các vấn đề giải quyết việc làm, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần cân bằng cán cân thương mại. Đặc điểm chủ yếu của ngành Dệt - May Việt Nam là nhu cầu vốn không lớn (ngành may); Là ngành xuất khẩu chủ lực và giải quyết được
B IỂU ĐỒ 6: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NGÀNH DỆT - MAY (TỶ ĐỒNG) 7.007 7.388 8.255 9.231 10.561 11.340 12.222 67.494 75.831 84.381 93.620 104.114 109.237 117.820 0 50.000 100.000 150.000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Giá trị sản xuất công nghiệp ngành D-M Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến
BIỂU ĐỒ 7: DOANH THU NGÀNH DỆT - MAY (TỶ ĐỒNG) 24.617 26.603 35.118 44.623 54.381 68.075 103.601 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
37
nhiều lao động. Tuy nhiên xét theo tiêu chí của Nghị định 90/2001/CP thì ngành Dệt - May có đa phần doah nghiệp là các DNNVV - Biểu đồ 8.
Nguồn: Thực trạng DN qua kết quả điều tra, TCTK; 2008.
Đến hết năm 2006 DN ngành Dệt - May có 3.208 DN, trong đó có 2.251 DN có vốn ≤ 10 tỷ đồng chiếm 70%; có 2.576 DN có lao động bình quân hàng năm ≤ 299 người chiếm 80%. Nếu tính chung cả 2 tiêu chí thì đến hết năm 2007 DNNVV chiếm trên 90% tổng số DN ngành Dệt - May. Theo kết quả khảo sát DN năm 2005 của MPI thì bình quân vốn/DN ngành Dệt - May là 7,7 tỷ đồng; lao động bình quân hàng năm 216 lao động 22.