Vai trò của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 83 - 84)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Vai trò của Nhà nƣớc và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc

3.2.2. Vai trò của doanh nghiệp

- Các DN lớn trong ngành Dệt - May phải nhận thức được vai trị quan trọng của DNNVV, vì trong ngành Dệt - May các DNNVV là những nhà thầu phụ cho các DN lớn, sản xuất các sản phẩm có cơng nghệ đơn giản (do các DN lớn có thương hiệu, có uy tín nhận được hợp đồng vượt quá năng lực sản xuất, đem gia công tại các DN khác). Do vậy các DN lớn cũng cần đóng góp vào Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ để trợ giúp các DNNVV Dệt - May.

- Các DNNVV ngành Dệt - May phải nhận thức được những thách thức đối với ngành Dệt - May trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN mình (đội ngũ lãnh đạo của DN phải có tầm nhìn về vai trị của KH&CN).

- Các DN phải xây dựng chiến lược kinh doanh riêng của mình trong điều kiện hội nhập, bao gồm các chiến lược về sản phẩm, thị trường, chiến lược đào tạo và sử dụng nhân lực, đầu tư, đổi mới trang thiết bị máy móc và cơng nghệ...các DNNVV ngành Dệt - May phải định vị được vị trí của mình trên bản đồ các DN Dệt - May để có lựa chọn chiến lược phù hợp với DN mình.

- Các DN cần phải tìm ra được những ưu điểm của thiết bị công nghệ và sản phẩm hàng hóa của DN mình để có biện pháp đổi mới công nghệ, tạo sự khác biệt về sản phẩm, nâng cao hơn nữa về chất lượng và mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Khi Nhà nước cho phép thành lập Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ các DNNVV Dệt - May cần tận dụng tối đa sự tư vấn, hỗ trợ của Quỹ để đổi mới công nghệ: tư vấn về vay vốn, tư vấn về đầu tư, về công nghệ, về thông tin cơng nghệ...muốn vậy các DN phải tham gia đóng góp vào Quỹ theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của Bộ Tài chính (có thể có các hạn mức đóng góp khác nhau: VD mức thấp nhất 1,2 triệu/năm  nhận được tư vấn và các ấn phẩm về thông tin công nghệ của ngành/năm).

- Phải coi trọng cả thị trường công nghệ trong nước và thị trường ngoài nước, sự kết hợp hài hịa giữa thị trường trong và ngồi nước là đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu sản phẩm hàng hóa trong nước vừa đảm bảo xuất khẩu. Phải nghiên cứu, lựa chọn và xác định những bước đi thích hợp. Đổi mới từng phần dây chuyền công nghệ quan trọng, tiến tới đổi mới căn bản hàng loạt trang thiết bị máy móc để đạt được cơng nghệ theo u cầu (căn cứ vào năng lực tài chính của DN và tư vấn của Quỹ).

82

- Chú trọng đúng mức khâu đào tạo nguồn nhân lực (đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư công nghệ và công nhân lành nghề) phù hợp với trình độ DN nhất là trong tình trạng hiện nay tại các DN có hiện tượng vừa thừa lao động nhưng lại thiếu cán bộ có năng lực và công nhân lành nghề có kỹ thuật cao. Phối hợp với các tổ chức đào tạo về đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ công nhân kỹ thuật về năng lực tiếp thu, vận hành và làm chủ cơng nghệ. Có cơ chế trả lương thích đáng với đội ngũ cán bộ và cơng nhân kỹ thuật có trình độ để thu hút nguồn lực con người.

- Tin học hóa trong quản lý, xây dựng mạng nội bộ của DN. Bản thân DN cần phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và để tiếp cận rộng rãi với các đối tác trong và ngoài nước, khai thác và thông tin về cơng nghệ, chính sách của Nhà nước, thông tin từ các tổ chức tư vấn, hiệp hội Dệt - May.

- Ngồi yếu tố về cơng nghệ, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, năng suất lao động được tạo ra từ phương pháp quản trị kinh doanh, chứ không phải từ cách tăng cường độ lao động, do vậy các DN phải tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng để tạo được bước đột phá trong năng suất lao động.

- Lành mạnh và minh bạch hóa tình hình tài chính của DN, hoạt động kinh doanh phải tuân thủ pháp luật, mua bán phải có hóa đơn, chứng từ, hạch tốn chính xác đúng tình hình thực tế…. Đây là một trong những cơ sở để DN có thể tiếp cận thuận lợi hơn với các nguồn vốn vay.

- Một vấn đề nữa là các DNNVV Dệt - May phải chủ động trong vấn đề đổi mới công nghệ, hiện nay việc đổi mới công nghệ, thiết bị trong các DN được tiến hành khá bị động, theo sức ép của thị trường, như khi khách hàng đến đặt hàng, đòi hỏi phải áp dụng cơng nghệ mới thì cơ sở sản xuất mới đi tìm, việc đổi mới công nghệ, thiết bị trong các DNNVV Dệt - May nước ta phần lớn chưa mang tính tích cực, chưa mang tầm chiến lược phát triển lâu dài của DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)