Thực trạng nguồn nhân lực ngành Dệt-May Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 48 - 49)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực ngành Dệt-May Việt Nam

Tính đến cuối năm 2006 ngành Dệt - May Việt Nam thu hút khoảng 2 triệu lao động, trong đó lao động cơng nghiệp chiếm khoảng 1,1 triệu người (trong đó ngành dệt thu dụng 350.000 người và ngành may thu dụng trên 750.000 người), trong đó riêng lao động của Tập đồn Dệt - May Việt Nam (Vinatex) khoảng trên 100.000 người. Cơ cấu lao động trong ngành Bảng 3:

Ngành dệt Ngành may Về giới tính (%) Nam 32,8 21,1 Nữ 68,2 78,9 Về độ tuổi (%) Từ 30 trở xuống 38,3 64,3 Từ 31-40 34,4 27,0 Từ 41-50 24,3 7,6 Trên 50 3,0 1,2 Về trình độ đào tạo (%) Trên Đại học 0,08 0,01 Đại học và Cao đẳng 7,04 4,0 Trung cấp 4,71 3,5 Kỹ thuật viên 3,34 3,78

Công nhân bậc cao 18,8 6,3

Nguồn: DN Việt Nam 2007 - Báo cáo thường niên; 2008; Tr90.

Đánh giá chung nguồn lao động của ngành Dệt - May Việt Nam hiện nay có thể rút ra một số nhận định sau:

- Ngành Dệt - May Việt Nam có lợi thế so sánh về nguồn lực lao động, giá cả hợp lý. Việt Nam ln nằm trong những nước có giá nhân cơng tương đối thấp như Trung Quốc, Bangladesh, Campuchia,.... với mức lương từ 0,3- 0,6 USD/giờ và thấp hơn so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ,....

Tuy nhiên lực lượng lao động này vẫn còn những hạn chế, cụ thể:

47

- Thiếu nhiều lao động có trình độ cao và có khả năng làm việc trong môi trường cạnh tranh cao, kể cả từ cán bộ kỹ thuật công nghệ đến thương mại và quản trị DN. Nguyên nhân là do hệ thống đào tạo từ đào tạo nghề đến đại học chưa đáp ứng được yêu cầu chung của cạnh tranh quốc tế. Chất lượng sản phẩm đầu ra của hệ thống giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập so với yêu cầu của doạnh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Sự liên kết giữa người sử dụng lao động và các cở sở đào tạo còn rất lỏng lẻo, đào tạo không gắn chặt với nhu cầu sử dụng.

- Phân bổ lực lượng lao động trong nghành Dệt - May chưa hợp lý. Tình trạng thiếu lao động (cả về số lượng và chất lượng) ở các thành phố lớn và khu công nghiệp đang là vấn đề lớn và khó khăn đối với ngành Dệt - May. Nhiều DN ở các khu vực trên đã phải đối đầu với khó khăn trong việc duy trì và phát triển sản xuất do tình trạng không đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng của lực lượng lao động.

- Có sự chênh lệch khá lớn giữa các DN về lương bổng và điều kiện làm việc. Mối quan hệ lao động ở một bộ phận lớn DN là chưa tốt. Tình trạng tranh chấp lao động, đặc biệt là các khu vực tập trung nhiều nhà đầu tư nước ngoài, mỗi ngày thêm một nghiêm trọng.

- Năng suất lao động trong ngành Dệt - May nói chung cịn thấp hơn so với các nước cạnh tranh. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, năng suất lao động được tạo ra từ phương pháp quản trị kinh doanh, chứ không phải từ cách tăng cường độ lao động, là điều mà nhiều DN ngành Dệt - May Việt Nam đang thiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)