Khó khăn của DNNVV Dệt-May khi tiếp cận các nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 62 - 71)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Những vấn đề chủ yếu của việc xây dựng Quỹ hỗ trợ ĐMCN

3.1.2. Khó khăn của DNNVV Dệt-May khi tiếp cận các nguồn vốn

Một trong những khó khăn nổi cộm nhất đối với các DNNVV ngành Dệt - May là do thiếu vốn (2.4), ngun nhân chính là do các DN khó có thể tiếp cận và vay được từ nguồn tài chính phi chính thức và nguồn tài chính chính thức.

- Nguồn tài chính phi chính thức: trong bối cảnh thị trường tín dụng chính thức có những rào cản đối với các DNNVV, chủ các DN có khuynh hướng tìm nguồn tài trợ từ thị trường tín dụng khơng chính thức, như vay tiền của người thân, người cho vay, các nhà cung cấp nguyên liệu. Trong việc tài trợ cho các DN nhỏ và vừa, thị trường tín dụng phi chính thức có một số lợi thế như khá linh hoạt và chi phí giao dịch thấp hơn so với thị trường tín dụng chính thức. Giao dịch trên thị trường tín dụng khơng chính thức chủ yếu là dựa vào “lòng tin” giữa người cho vay và người đi vay nên thường là khơng cần có tài sản thế chấp.

Tuy nhiên, thị trường tín dụng khơng chính thức có một số hạn chế. Thường là số cho vay nhỏ và ngắn hạn với chi phí cao; khả năng huy động tiền tiết kiệm và chuyển hố thời hạn nói chung là bị giới hạn. Nhìn chung thị trường tín dụng khơng chính thức chỉ đủ để tài trợ cho những hoạt động mua sắm tài sản cố định có quy mơ nhỏ và đầu tư nhiều lần. Tuy nhiên, nguồn này khó có thể đáp ứng được cho yêu cầu phát triển DNNVV. Do vậy, việc tiếp cận với thị trường tín dụng chính tức được xem là cần thiết cho quá trình tăng trưởng của các DNNVV trong khu vực tư nhân.

- Nguồn tài chính chính thức: bao gồm quỹ hỗ trợ phát triển hoạt động qua các ngân hàng, các tổ chức tín dụng..., các nguồn vốn phi Chính phủ và chính phủ. Về chính sách của Nhà nước, DN có dự án đầu tư đổi mới cơng nghệ có thể được vay tiền từ: Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và Quỹ hỗ trợ phát triển.

* Vay tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại.

- Các tổ chức tín dụng cho vay với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho SX-KD, dịch vụ, đầu tư phát triển….Các DN có hoạt động đầu tư ĐMCN, phát triển sản xuất được vay vốn từ nguồn này. Về biện pháp đảm bảo tiền vay: có 2 biện pháp - biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản và biện

61

pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản.

+ Đối với biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản, DN phải dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp khi vay hoặc phải được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (có thể là Quỹ bảo lãnh tín dụng) hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay.

+ Khi vay khơng có bảo đảm bằng tài sản, khách hàng phải thỏa mãn một số điều kiện như: có tín nhiệm đối với tổ chức tín dụng, có dự án đầu tư hoặc phương án SX-KD khả thi, có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Riêng đối với DN ngoài nhà nước cịn phải có kết quả SX-KD có lãi của 2 năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay và phải có xác nhận của tổ chức kiểm toán đối với kết quả SX-KD này (NĐ 178 ngày 19.12.1999 và TT

06/2000/TT-NHNN1 ngày 04.4.2000). Đây là điều kiện gây khó khăn cho DN vì nhiều DNNVV ngành Dệt - May ít khi có đủ tài sản, điều kiện về tài sản thế chấp chặt chẽ. Các DN nhiều khi khơng có đủ giấy tờ pháp lý của các bất động sản đem thế chấp (nhà xưởng thuê…). Bản thân họ cũng chưa đủ sức lập các kế hoạch kinh doanh có hiệu quả, không đưa ra được chiến lược kinh doanh dài hạn để thuyết phục các ngân hàng thương mại cho vay.

- Việc chậm triển khai các Quỹ bảo lãnh tín dụng theo tinh thần Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23.11.2001 về trợ giúp DNNVV cũng tác động đến việc vay vốn cho đầu tư phát triển và ĐMCN. Tính đến cuối năm 2005 mới có 3 tỉnh Tây Ninh, Trà Vinh và Yên Bái thành lập được Quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN và đã đi vào hoạt động 38

; đến tháng 9 năm 2008 có thêm 7 Quỹ thành lập gồm: Hà Giang; Bắc Ninh; Vĩnh Phúc; Bình Thuận; Tp HCM; Bà Rịa - Vũng Tàu; Kiên Giang.

Một trong những nguyên nhân chậm triển khai thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng theo Bộ Tài chính, rất nhiều địa phương có nhu cầu thành lập Quỹ nhưng để huy động góp đủ 30 tỷ đồng vốn điều lệ theo quy định là một thách thức vơ cùng khó khăn; do quỹ hoạt động khơng nhằm mục tiêu lợi nhuận nên các tổ chức tín dụng khơng mặn mà góp vốn; Quy chế thành lập quỹ cũng chưa xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức góp vốn... Chính những điều này thực sự là một khó khăn lớn trong việc hình thành vốn hoạt động và cấp bảo lãnh tín dụng cho các Quỹ. Mơ hình Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV đã áp dụng thành công tại nhiều quốc gia, cho đến nay chưa

38

Website Diễn đàn DN (www.dddn.com.vn) Thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV: Vướng từ đâu ? Lưu Hà; 24.8.2005 .

62

có đánh giá chính thức của bất kỳ một tổ chức nào về hiệu quả hoạt động của các Quỹ bảo lãnh tín dụng đã được thành lập tại các tỉnh, thành phố.

* Vay tại Quỹ hỗ trợ phát triển.

Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư. Dự án ĐMCN của DN thuộc diện được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ phát triển. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được thực hiện thông qua các hình thức (NĐ 43/1999/NĐ-CP ngày 29.6.1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước): Cho vay đầu tư; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; bảo lãnh tín dụng đầu tư. DN có dự án đầu tư ĐMCN có thể được vay dưới cả 3 hình thức này. Từ tháng 9-2001, Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung nhiệm vụ cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu, sau gần ba năm, quỹ đã cho vay gần 17 nghìn tỷ đồng hỗ trợ các DN thực hiện hơn 5.500 hợp đồng xuất khẩu thuộc 22 nhóm mặt hàng thủy, hải sản, gạo, hạt điều, cà phê, dệt may... sang 34 nước trên thế giới 39

.

Để đáp ứng với yêu cầu khi gia nhập WTO năm 2006 Chính phủ đã quyết định thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện cả hai nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu. Việc thành lập ngân hàng sẽ giúp chúng ta tránh việc vi phạm các quy định của WTO. Bởi vì khi là thành viên của WTO việc hỗ trợ

trực tiếp cho xuất khẩu như trước đến nay sẽ bị cấm (trong 5 năm 2001-2005

Nhà nước đã hỗ trợ khoảng 2.000 tỷ đồng cho các hoạt động xuất khẩu như: thưởng xuất khẩu, hỗ trợ lãi vay xuất khẩu, hỗ trợ dự trữ, hỗ trợ xúc tiến thương mại... ). Bên cạnh việc chuyển Quỹ hỗ trợ phát triển thành ngân hàng, Bộ Tài chính cũng đang hướng đến việc huy động thành lập các quỹ đầu tư như: quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ, du lịch, các quỹ ngành hàng với sự tham gia của nhiều nguồn vốn khác nhau để hỗ trợ DN 40

.

Trước năm 2006 các DN Dệt - May (DNNN) đã tiếp cận được nguồn vốn từ Quỹ này vì Dệt - May nằm trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu và có sử dụng nhiều lao động (thuộc 1 trong 6 lĩnh vực quy định tại điều 8 NĐ 43), tuy nhiên các DNNVV Dệt - May hầu như không tiếp cận được với lý do: khi vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ngồi việc dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm như vốn đối với DN nhà nước cịn phải có tài sản thế chấp trị giá tối thiểu bằng 50% mức vốn vay. Điều kiện này đã gây khó

39

Website BTC www.mof.gov.vn/Nghiên cứu trao đổi/Quỹ hỗ trợ tham gia phát triển đất nước; 28.10.2004.

40

63

khăn cho các DN ngoài nhà nước, nhất là đối với các DNNVV (phần lớn các DNNVV Dệt - May là DN ngoài nhà nước).

* Vay từ các Quỹ phát triển KH&CN; Quỹ Đổi mới công nghệ.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.

Khoản 1 điều 39 của Luật khoa học và công nghệ 2000 (9.6.2000); Điều 3 của Nghị định 122/2003/NĐ-CP ngày 22.10.2003; Quỹ được thành lập ngày 26.2.2008 (trực thuộc Bộ KH&CN, vốn được cấp 200 tỷ, bổ sung hàng năm). Đối tượng tài trợ, cho vay của Quỹ: Các nghiên cứu cơ bản, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất mới phát sinh có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có triển vọng nhưng có tính rủi ro; Các dự án sản xuất thử nghiệm; nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc hướng khoa học và công nghệ ưu tiên của Nhà nước do DN thực hiện; Các dự án ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả các hoạt động KT-XH.

Quỹ cho vay không lấy lãi đối với các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra trong nước. Cho vay với mức lãi suất thấp đối với các dự án đổi mới công nghệ, chú trọng đến công nghệ cao, công nghệ sạch, cơng nghệ tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Như vậy các dự án ĐMCN của các DNNVV Dệt - May không nằm trong danh mục đối tượng được tài trợ và cho vay của Quỹ.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, Tỉnh, Thành phố.

Khoản 1 điều 40 của Luật khoa học và công nghệ 2000 (9.6.2000): Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để phục vụ cho các yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ của mình.

Nhìn chung từ khi có Nghị định 81/2002/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật KH&CN, tiến độ triển khai thành lập Quỹ còn chậm bắt đầu từ năm 2005, 2006 mới triển khai ở một số tỉnh, thành phố. Ngân sách dành cho Quỹ còn rất hạn hẹp (Quỹ KH&CN Hải Dương: 5 tỷ; Thái Bình: 3 tỷ…). Đối tượng cho vay cũng hạn chế ở: đề tài dự án nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề tỉnh ưu tiên khuyến khích; Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế; Hoàn thiện công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, bao gồm sản xuất thử sản phẩm mới, thử nghiệm quy trình cơng nghệ mới, nhằm thực hiện các nhiệm

64

vụ KT-XH trọng điểm của tỉnh. Các dự án ĐMCN của các DNNVV Dệt - May không nằm trong đối tượng tài trợ và cho vay của Quỹ.

Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.

Hiện nay Chính phủ chưa ban hành quyết định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (các dự thảo Quyết định về việc ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia đang được Bộ Khoa học và Công nghệ soạn thảo). Dự kiến vốn được ngân sách nhà nước cấp khi thành lập Quỹ này sẽ là 200 tỷ đồng. Căn cứ theo yêu cầu hoạt động, Quỹ được cấp vốn bổ sung hằng năm. Dự thảo cũng chỉ ra đối tượng được hỗ trợ, công nghệ được khuyến khích chuyển giao, đổi mới:

+ Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao; Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới;

+ Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu; Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo;

+ Bảo vệ sức khỏe con người; Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh;

+ Sản xuất sạch, thân thiện môi trường; Phát triển ngành, nghề truyền thống.

Như vậy lĩnh vực Dệt - May không nằm trong đối tượng được khuyến khích chuyển giao, đổi mới cơng nghệ của Quỹ.

* Các nhận xét từ phía các ngân hàng khi cho DNNVV vay 41

.

Trong cuộc điều tra mới đây về tình hình quan hệ tín dụng đối với DNNVV gần đây của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã nêu nhiều ý kiến về những hạn chế trong quan hệ tín dụng với DNNVV hiện nay.

Uy tín kinh doanh của DNNVV cịn thấp.

Hạn chế về nhân lực và quản lý, chưa minh bạch tài chính, vốn tự có thấp, khả năng tiếp cận thông tin và thị trường hạn chế... là những nguyên nhân chính khiến ngân hàng e ngại khi cho DNNVV vay.

NHTMCP Nam Á - chi nhánh Hà Nội nhận xét: "DNNVV rất thiếu cán bộ kỹ thuật, thợ lành nghề chuyên môn cao, các nhà quản lý chuyên nghiệp làm hạn chế việc tiếp cận và áp dụng tiến bộ KH-KT tiên tiến vào sản xuất cũng như hoạch định chiến lược phát triển, mở rộng thị trường. Nguyên ngân được xác định là chất lượng các cơ sở đào tạo cịn thấp, trang thiết bị thiếu. Rất ít DN có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực một cách chính thức, đặc

65

biệt nâng cao năng lực chun mơn cho những cán bộ chủ chốt có ảnh hưởng đến năng lực quản lý - điều hành và khả năng cạnh tranh của DN".

Do thiếu cán bộ chuyên môn và tài chính hạn chế nên các DNNVV thường không thể thu thập được đầy đủ thông tin thị trường cần thiết (về giá cả, đối tác, bạn hàng nước ngoài...) cho việc ra quyết định kinh doanh. Khả năng mở rộng thị trường, đặc biệt là xuất khẩu bị hạn chế do ít có tài chính chi cho quảng cáo, tiếp thị và xúc tiến thương mại.

Bên cạnh đó, do quy mơ sản xuất nhỏ nên khối lượng sản phẩm sản xuất ra ít, tính liên kết giữa các DN chưa cao nên chưa đáp ứng được những đơn đặt hàng xuất khẩu lớn dẫn đến bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

NHTMCP Bắc Á - chi nhánh Hà Nội nhận xét: "DN thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính đối phó với cơ quan thuế, việc hạch toán kế toán nhiều khi chưa chính xác, khơng đúng tình hình thực tế, thêm vào đó hoạt động kinh doanh của họ nhiều khi khơng có hợp đồng kinh tế, hố đơn chứng từ và các căn cứ khác để chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, chứng minh tài chính với ngân hàng".

Tình trạng hàng hố khơng có hợp đồng mua bán, khơng tn thủ chế độ phát hành hoá đơn bán hàng, nhiều phương thức kinh doanh của một số DN như hộ gia đình của các DN là tương đối phổ biến. Vì vậy, lịng tin của ngân hàng với DNNVV khơng cao và có chiều hướng giảm sút.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu tài sản bảo đảm.

Vốn tự có tham gia vào dự án, phương án của DNNVV thấp nếu ngân hàng cho vay, rủi ro với ngân hàng cao, do đó ngân hàng yêu cầu các điều kiện về tài sản bảo đảm nghiêm ngặt hơn, nhưng phần lớn các DN lại thiếu tài sản bảo đảm. Thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay tài sản gắn liền với đất cho DN gặp nhiều khó khăn, thời gian chờ rất lâu. Cơng ty CP tài chính Dầu khí VN nhận xét: “DN thường dùng tài sản bảo đảm cho khoản vay là tài sản cá nhân, trang thiết bị của chính DN. Tài sản cá nhân thường có giá trị thấp nên khơng vay được nhiều, tài sản là trang thiết bị nên phần lớn ngân hàng ngại vì khó kiểm sốt”’.

Khó khăn trong thẩm định doanh nghiệp.

Chủ yếu là nguồn vốn và thông tin thẩm định DN. NHTMCP Xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)